- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Ghi trắng, cây thuốc điều trị vết thương
Ghi trắng, cây thuốc điều trị vết thương
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ghi trắng - Viscum album L., thuộc họ Ghi - Viscaceae.
Mô tả
Cây bụi ký sinh, có gốc dày, với nhánh dài 10-60cm, phân nhánh lưỡng phân, có đốt, màu lục, hình trụ, rễ đôi. Lá mọc đối, thuôn, tù và có rãnh ở gốc, dai, màu lục. Hoa nhỏ màu vàng, thành ngù rẽ đôi ở ngọn. Quả mọng trăng trắng, hình cầu to 7 x 8mm, đầu có bao hoa tồn tại thành bốn sẹo. Hạt dẹp thẳng.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Heba Visci.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Âu châu và Á châu ôn đới, bắc Phi châu. Ở nước ta, chỉ mới biết có một thứ (var. meridianum Dans.) ở núi cao Sapa, tỉnh Lào Cai. Thu hái cành lá quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa đông, thường dùng tươi hay sấy khô ở nhiệt độ dưới 45 độ.
Thành phần hoá học
Lá chứa 8-10% nước, 8 - 10% chất khoáng. Còn có nhiều hoạt chất. Cây chứa arsen; acetyl choline, propionyl- choline, choline acid oleanolic và 1 rượu nhựa. Còn có histamin, các dẫn xuất triterpen; viscol a và b một saponosid bởi sự thuỷ phân của acid oleanolic. Viscotoxin được tìm ra năm 1948 là một chất độc peptid có tới 11 aminoacid khác nhau, còn có toxomalin và macromalin. Quả chứa chất nhầy, sáp, gôm, chlorophylle, các muối K, Ca, Mg và oxyt sắt.
Tính vị, tác dụng
Ghi khi tươi không có mùi, nhưng khi khô có mùi khó chịu, vị chát và đắng. Quả có tác dụng nhuận tràng bổ, kích dục, lợi tiểu, trợ tim. Histamin tham gia vào việc làm giảm huyết áp, gây cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Có thể làm hạn chế sự phát triển của một số u bướu nhưng phải đặt trực tiếp lên trên hoặc trong u. Cây cũng có tác dụng điều hoà và bổ trong các bệnh về tim. Nước chiết cây làm tê liệt các thần kinh cảm giác và vận động.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Cây thường được dùng trị sưng lá lách và dùng điều trị vết thương, u bướu, đau tai. Ở Châu Âu, dùng trị huyết áp cao, dùng cây tươi tốt hơn. Cũng dùng chữa u bướu nhưng phải theo dõi thường xuyên. Người ta thường dùng dưới dạng bột (1 - 2g) hay chiết xuất lỏng (0,05 - 0,2g) khi nghiền trong rượu trắng. Nếu dùng với liều cao, sẽ có độc đối với tim và có thể gây ngưng tâm thu.
Bài viết cùng chuyên mục
Muồng trinh nữ: trị đinh nhọt và viêm mủ da
Dùng 10 đến 20g, dạng thuốc sắc hoặc dùng lá sao làm trà uống. Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận. Không dùng trong trường hợp ỉa chảy.
Hoàng cầm Nam bộ, cây thuốc chữa sưng tấy
Cây mọc từ Lào Cai, Ninh Bình qua Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng tới Lâm Đồng, Công dụng, chỉ định và phối hợp Được dùng làm thuốc chữa sưng tấy
Lộc mại nhỏ: trị táo bón
Dân gian dùng lá cây trị táo bón, đau bụng, lỵ cấp tính, da vàng. Ngày dùng 10 đến 20g lá khô hoặc 20 đến 40g lá tươi sắc uống.
Đước: cây thuốc chữa bệnh khớp
Cây có gỗ cứng nặng, khi còn tươi dễ gia công, dùng đóng đồ mộc và làm trụ mỏ, Ở Campuchia, dân gian thường dùng rễ chữa các bệnh về khớp.
Ngâu: chữa sốt vàng da
Hoa và lá Ngâu được dùng chữa sốt, vàng da, hen suyễn. Ngày dùng 10 đến 16g, dưới dạng thuốc sắc.
Mẫu thảo, chữa lỵ do trực trùng
Cây thảo mọc hằng năm, có thân trườn, bén rễ ở các mắt, phân nhánh nhiều từ gốc. Lá hình trái xoan nhọn, mọc đối, không lông có góc ở gốc, mép khía răng cưa, có cuống ngắn
Chân chim núi đá: dùng làm thuốc trị hậu sản
Dân gian dùng làm thuốc trị hậu sản. Ở Trung Quốc Vân Nam rễ được dùng trị cam tích trẻ em, gân cốt đau nhức
Đại bi lá lượn: cây thuốc giảm đau
Chữa phong thấp đau xương hay bị thương sưng đau, dùng Đại bi lá lượn, Ngũ gia bì chân chim, Cốt toái bổ, Huyết giác, mỗi vị 30g sắc uống.
Cáp mộc hình sao: vỏ cây sắc rửa vết thương
Ở nước ta, nhân dân dùng vỏ cây sắc rửa vết thương. Còn ở Trung Quốc, người ta dùng rễ chữa bệnh phong thấp, viêm đau khớp xương
Cao su: làm thuốc dán, thuốc cao lá
Cao su được dùng ỏ trạng thái nguyên để làm thuốc dán, thuốc cao lá. Nó cũng được sử dụng làm các đồ phụ tùng
Cỏ bạc đầu: dùng trị cảm mạo uống làm cho ra mồ hôi
Tất cả các bộ phận của cây đều hơi có mùi thơm, nhưng thơm nhất là rễ, cỏ bạc đầu có vị cay, tính bình, có tác dụng khu phong, giải biểu tiêu thũng, chỉ thống.
Bùm bụp trườn: uống trị cảm sốt
Rễ cây sắc nước uống trị cảm sốt. Lá dùng trị mụn nhọt, ghẻ lở. Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ, thân và lá làm thuốc trị phong thấp, đau nhức xương, đau lưng đùi.
Lựu: trị ỉa chảy và lỵ ra huyết
Vỏ quả có vị chua, chát, tính ấm, có tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng. Vỏ thân và vỏ rễ có vị đắng, chát, tính ấm, có độc; có tác dụng sát trùng trừ sán.
Cách vàng: xông chữa bại liệt
Loài của Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở các đồi và trong rừng phục hồi ở Vĩnh Phú, Bắc Thái, Ninh Bình, Nghệ An.
Cỏ lá tre: cây thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm
Cỏ lá tre có vị ngọt, nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ phiền, lợi tiểu, Là thuốc thanh lương giải nhiệt rất hay, lại còn dùng làm thuốc uống cho mau đẻ.
Bùi Wallich: bổ và hạ nhiệt
Bùi là cây gỗ cao từ 1 đến 6 mét (đôi khi có thể cao đến 18 mét). Lá của cây có hình xoan bầu dục, tròn ở cả hai đầu
Điền thanh bụi, cây thuốc làm săn da
Lá và hoa ăn được, Ở Ân Độ, hạt dùng trị ỉa chảy, kinh nguyệt kéo dài và dùng làm bột và trộn với bột gạo đắp trị bệnh ngứa ngáy ngoài da
Lúa: bồi dưỡng khí huyết
Gạo là thành phần quan trong bữa ăn của nhân dân ta, bồi bổ cho cơ thể và đem lại cân bằng cho cơ thể. Hạt thóc đã ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô gọi là cốc nha.
Cẩm cù lông: tán ứ tiêu thũng
Loài của Ân Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, thường gặp trong rừng thưa, nhất là ở Hoà Bình
Địa phu, cây thuốc thanh nhiệt lợi thấp
Quả có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư phong trừ ngứa, trợ tim và lợi tiểu
Mâm xôi: bổ can thận
Mâm xôi, đùm đùm là một loại cây bụi nhỏ, thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Quả mâm xôi có vị chua ngọt, thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng, được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực và y học.
Hoa hồng: cây thuốc hoạt huyết điều kinh
Hoa hồng ( Rosa chinensis Jacq), thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), từ lâu đã được biết đến với vẻ đẹp kiêu sa và hương thơm quyến rũ. Không chỉ là biểu tượng của tình yêu và vẻ đẹp, hoa hồng còn là một vị thuốc quý giá.
Cà trời: hạt để trị đau răng
Dùng ngoài, người ta lấy rễ nấu tắm trị sốt về đêm và dùng đắp trị ghẻ, các vết đứt, vết thương, dao chém và đau bìu dái
Lucuma, Lêkima, cây thuốc
Cây gỗ nhỏ, thân dày và cành khoẻ. Lá thuôn hay thuôn mũi mác, nhẵn, dày, dai, xanh đậm, dài 10-15cm. Hoa nhỏ, mọc đơn độc ở nách lá, màu vàng
Mắc cỡ: an thần dịu cơn đau
Toàn cây chứa alcaloid là minosin và crocetin còn có ílavonosid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự adrenalin.