- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Gáo, cây thuốc chữa ho
Gáo, cây thuốc chữa ho
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Gáo, Gáo trắng, Cà tôm, Phay vì - Anthocephalus cadamba (Roxb.) Miq (A. indicus A. Rich- Nauclea calamba Roxb.), thuộc họ Cà phê- Rubiaceae.
Mô tả
Cây gỗ lớn cao 15 - 20m, thân thẳng, hình trụ, tán rộng. Lá hình bầu dục, thuôn, xoan hay xoan ngược, đột nhiên cụt hay thon nhọn ngắn và tròn ở gốc, có mũi, nhọn ở đầu, dài 10 - 20cm, rộng 5 - 7cm, có lông khi còn non, lấp lánh và màu nâu sẫm ở trên, nâu sáng ở dưới; cuống lá 2 - 3 cm. Hoa màu da cam, thành đầu hình cầu, đơn độc, ở ngọn, đường kính 2,5 - 6cm. Quả khô, cao 5mm, rộng 1,5mm, dai, dính phần gốc với đế hoa nạc. Hạt đen đen, có góc.
Hoa tháng 7 - 9, quả tháng 10 - 11.
Bộ phận dùng
Vỏ và lá - Cortex et Folium Anthocephali.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Ân Độ, Xri Lanka, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc ở các tỉnh từ Lào Cai, Hà Giang, Hoà Bình đến các tỉnh miền Trung. Cây ưa đất tốt, tầng đất dày và ẩm. Tái sinh hạt mạnh, sinh trưởng nhanh, ở chỗ ẩm sáng, dọc theo bìa rừng, ven suối.
Thành phần hoá học
Có một chất đắng tương tự acid cinchotannic. Hoa chứa tinh dầu. Vỏ chứa alcaloid, steroid, chất béo và đường giảm.
Tính vị, tác dụng
Vỏ bổ, hạ nhiệt, làm se.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Đế hoa hoá nạc dùng ăn được. Ở Yên Bái, vỏ dùng ngâm trong nước sôi chữa ho được xem như là bổ. Ở Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, vỏ dùng chữa sốt rét. Ở Lào Cai, người ta dùng vỏ để nhuộm đen.
Ở Ân Độ, người ta dùng vỏ trị rắn cắn. Nước sắc lá dùng súc miệng trong trường hợp bị bệnh aptơ. Quả se dùng trị ỉa chảy. Ở Campuchia, nhân dân vùng Xiêm Riệp dùng thân và vỏ để chế một loại thuốc giảm đau và làm dịu.
Bài viết cùng chuyên mục
Điền thanh gai, cây thuốc giải nhiệt
Thân xốp dùng đan làm mũ, cũng dùng được làm nút chai, Hột ăn được, cũng được dùng làm thuốc giải nhiệt, điều kinh, trị mụn nhọt
Mộc tiền: trị vết thương sưng đau
Ở Campuchia, người ta dùng phối hợp với các vị thuốc khác để nấu một loại thuốc uống tăng lực và làm thuốc trị sởi.
Kim cang đứng, cây thuốc
Theo Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam, ở Campuchia và Lào, thân rễ và lá được dùng trong y học dân gian
Khoai rạng, thuốc chữa ăn uống kém
Vào lúc khan hiếm lương thực, người ta đào củ Khoai rạng về nấu ăn, Cũng được trồng để lấy củ làm thuốc thạy Củ mài, nhưng không làm dược tá
Mồng tơi: thanh nhiệt giải độc
Mồng tơi thường được dùng làm thức ăn như rau cho người bị táo bón, người đi đái ít và đỏ, phụ nữ đẻ xong ít sữa. Dùng tươi giã đắp sưng đau vú.
Cau chuột Nam Bộ: dùng để ăn với trầu
Loài đặc hữu của Nam Việt Nam và Campuchia. Chỉ gặp trong rừng thường xanh ở vùng thấp ở Bảo chánh và Phú Quốc.
Bầu đất dại: cây thuốc giải nhiệt
Người ta còn dùng củ sắc uống làm thuốc trị sốt rét, nên ở vùng Lai Vung tỉnh Đồng Tháp có tên gọi là Ngải rét.
Địa hoàng: cây thuốc chữa huyết hư
Sinh địa dùng chữa bệnh huyết hư phát nóng, thổ huyết, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai; bệnh thương hàn.
Mạn kinh lá đơn: phát tán phong nhiệt
Lá dùng chữa đòn ngã tổn thương, giã ra và ngâm vào rượu, lấy nước uống, bã đắp. Ở Thái Lan người ta dùng lá làm thuốc lợi tiêu hoá, làm long đờm và dùng trị bệnh ngoài da và ghẻ, rễ được dùng trị bệnh về gan.
Bả dột, cây thuốc cầm máu
Lá có vị đắng, mùi thơm nhẹ, Cây có tác dụng cầm máu tại chỗ, làm ra mồ hôi, tiêu sưng, giảm đau, Với liều nhỏ cây có tác dụng kích thích và bổ đắng
Kháo nhậm: cây thuốc làm nhang trầm
Vỏ làm nhang trầm, Gỗ có dác hồng và lõi trắng hay xám có ánh hồng, được dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng thông thường.
Nghể chàm, chữa thổ huyết
Hoa được dùng như Thanh đại, giã lấy nước bôi ngoài làm thuốc chữa loét vòm miệng, viêm họng cấp, viêm amygdal, viêm lợi, viêm niêm mạc vòm miệng
Nghể tăm: chữa chứng khó tiêu
Người Malaixia dùng lá sắc uống chữa chứng khó tiêu và dùng cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ
Muồng hoè, trị các vết bầm máu và trị lỵ
Loài của Á châu nhiệt đới. Thường được trồng ở các vùng nhiệt đới làm cây cảnh. Hoa có tính làm xổ. Lá được dùng trị các vết bầm máu và trị lỵ
Bục: thanh nhiệt giải độc
Cây mọc ở đất hoang, trảng cỏ, rừng thưa, rừng dầu từ Quảng Ninh, Hải Hưng, Hoà Bình, Quảng Nam Ðà Nẵng, Ninh Thuận, Lâm Ðồng tới thành phố Hồ Chí Minh.
Huyền sâm: thuốc chữa sốt nóng
Thường dùng làm thuốc chữa sốt nóng, nóng âm ỉ, sốt về chiều, khát nước, chống viêm, điều trị bệnh tinh hồng nhiệt, viêm họng, viêm thanh quản.
Mua thấp: thanh nhiệt giải độc
Dân gian còn dùng lá giã nhỏ lẫn ít nước tiểu, gói nướng nóng đắp vào chỗ đau do bị thương gẫy chân tay, cũng còn dùng làm thuốc chữa thấp khớp; lá dùng đắp chữa đinh tay.
Cải thìa: lợi trường vị
Phần bắp phình lên màu trắng, mềm, có thể dùng ăn sống như xà lách hay xào, nấu để ăn. Cũng có thể hầm với các loại thịt hoặc muối dưa.
Chìa vôi mũi giáo: cây thuốc trị phong thấp
Dây và thân được dùng ở Vân Nam Trung Quốc trị phong thấp, đòn ngã, cơ bắp co quắp, khó co duỗi và dùng ngoài đắp trị mụn nhọt.
Gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Rễ gai có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, an thai, chỉ huyết.
Mảnh bát: trị bệnh đái đường
Ở Ân Độ người ta dùng cả cây để làm thuốc trị bệnh lậu. Lá dùng đắp ở ngoài da trị phát ban da, trị ghẻ lở, mụn nhọt, các vết thương và các vết cắn của rắn rết.
Ba gạc, cây thuốc chữa đau đầu
Được dùng trị huyết áp cao đau đầu, mất ngủ, choáng váng, đòn ngã, dao chém, sởi, ngoại cảm thấp nhiệt, động kinh, rắn cắn, ghẻ lở
Lá hến, thuốc trị lỵ
Ở Ân Độ, nước hãm lá khô dùng trị lỵ, ỉa chảy, rong kinh và bạch đới. Cũng được dùng uống trục sỏi niệu đạo và tăng cường sự phát triển của bệnh sởi
Ngấy đảo Môluyc: chữa bệnh đái dầm
Ở nước ta, cây mọc trong các chỗ trống và trảng nắng, trong vùng cao ở Ba Vì tỉnh Hà Tây và Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.
Chua ngút hoa trắng: lá làm thuốc đắp trị chấn thương bầm giập
Cây chua ngút (Embeliaeta) là một loại cây dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.