Gạo: cây thuốc bổ âm

2017-11-11 10:28 AM
Hoa được dùng trị viêm ruột, lỵ, Cũng dùng như trà uống vào mùa hè, Nước hoa gạo được xem như một dung dịch bổ âm, dùng chữa thiếu máu suy nhược.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Gạo - Bombax ceiba L. (B. malabaricum DC.), thuộc họ Gạo - Bombacaceae.

Mô tả

Cây to, cao đến 15m. Thân có gai và có bạnh vè ở gốc. Lá kép chân vịt, mọc so le. Hoa màu đỏ mọc thành chùm, nở trước khi cây ra lá. Quả nang to. Hạt có nhiều lông như sợi bông trắng dài.

Ra hoa tháng 3, có quả tháng 5.

Bộ phận dùng

Hoa, rễ, vỏ, nhựa - Flos, Radix, Cortex et Resina Bombacis.

Nơi sống và thu hái

Loài của vùng Ân Độ, Malaixia, mọc hoang và cũng được trồng. Thu hái hoa vào mùa xuân; thu hái rễ vào mùa xuân hay mùa thu, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô thu hái vỏ vào mùa hè-thu.

Thành phần hoá học

Hoa chứa nhiều acid amin, pectin tanin, đường, nhiều nguyên tố vi lượng. Nhựa chứa acid catechutannic. Hạt chứa 22,3% dầu béo khô với 0,5% stearin. Rễ của cây non có chứa protein 1,2%, chất béo 0,9%, phosphatid (cephaclin) 0,6% semul đỏ 0,5% tanin 0,4% arabinose và galactose 8,2% chất có pectin 6,9% và tro 71,2%. Chất nhầy trong vỏ biểu hiện của một ester salicophosphoric của manogalactan.

Tính vị, tác dụng

Hoa có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Vỏ có vị đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, gây nôn. Rễ đắng, mát, có tác dụng kích thích, bổ, cũng gây nôn và giảm đau. Nhựa kích dục, làm nhầy, cầm máu, làm săn da, bổ và gây khát.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Hoa được dùng trị viêm ruột, lỵ. Cũng dùng như trà uống vào mùa hè. Nước hoa gạo được xem như một dung dịch bổ âm, dùng chữa thiếu máu suy nhược hoặc do các nguyên nhân khác (rong kinh, đa kinh, chảy máu dạ dày - tá tràng, mất máu sau mổ vết thương, sỏi thận mà tuỷ xương bình thường) và do cả trường hợp suy tuỷ. Vỏ dùng trị thấp khớp, đụng giập gãy xương, bọc máu. Cũng dùng cầm máu trong các chứng băng huyết, (phối hợp với rễ non và hạt cây tươi). Rễ dùng chữa đau thượng vị, viêm hạch bạch huyết dạng lao và làm thuốc lợi tiểu. Gôm của cây Gạo cho vào nước chữa bệnh lậu. Nhựa dùng chữa lỵ ỉa chảy và rong kinh. Đĩa mật trong hoa dùng lợi tiểu và tẩy. Ở Ân Độ, người ta dùng rễ làm thuốc kích dục cho trường hợp bất lực và dùng hoa, quả trị rắn cắn.

Liều dùng: Hoa 10 - 15g, vỏ 15 - 30g, rễ 30 - 50g.

Đơn thuốc

1. Lỵ: Hoa gạo, Kim ngân, Cỏ sẹo gà, mỗi vị 15g. Đun sôi lấy nước uống. 2. Đau vùng thượng vị: Rễ hay vỏ gạo 30g, rễ Hoàng lức 6g. Đun sôi uống.

Bó gãy xương: Vỏ cây tươi giã đắp.

Sưng tấy, đơn độc, quai bị, viêm dạ dày. Vỏ Gạo tươi (bỏ lớp ngoài) thái miếng 30 - 40g sắc uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Cỏ chông: làm thuốc lợi tiểu

Hoa đầu cái to đến 30cm, bông nhỏ 2 hoa; hoa dưới lép, hoa trên cái hay lưỡng tính, quả thóc mang vòi nhụy dài, ngoài có mày hoa bao bọc

Bướm bạc lá: rửa các vết thương

Lá bầu dục thuôn, có khi hình ngọn giáo ngược, nhọn và tròn ở gốc, nhọn thành đuôi ở chóp, dài 8 - 15cm, rộng 3 - 5cm, màu lục sẫm ở trên, màu sáng hơn ở dưới, mỏng, dai.

Nấm sò: thư cân hoạt lạc

Nấm sò có mũ nấm hình vỏ sò, màu xám tro đến nâu sẫm, mép mũ thường cong vào trong. Thân nấm ngắn, bám chắc vào gỗ mục.

Mễ đoàn hoa, thư cân tiếp cốt

Được dùng làm thuốc hạ cơn sốt, trị đau dạ dày, ngoại thương xuất huyết, gãy xương kín, bệnh lở có mủ vàng

Nấm đỏ, làm bả diệt ruồi

Nấm gây ngộ độc mạnh với ảo giác và rối loạn gan, nhưng cũng thường không chết người. Nhân dân dùng nấm này để làm bả diệt ruồi

Mùi tây: kích thích hệ thần kinh

Mùi tây kích thích chung và hệ thần kinh, chống thiếu máu, chống còi xương, chống hoạt huyết, chống khô mắt, giúp khai vị, dễ tiêu hoá, giải độc, lọc máu, lợi tiểu, điều hoà kinh nguyệt.

Cỏ đuôi lươn: dùng chữa sản hậu

Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị ghẻ, nấm, ở Việt Nam, người ta sắc nước cho phụ nữ có mang uống; có nơi còn dùng chữa sản hậu.

Chẹo bông: nhựa quả vỏ sử dụng trong y học dân gian

Ở nước ta cũng như ở Ân Độ, người ta dùng vỏ để duốc cá, Ở Ấn Độ, nhựa quả vỏ cũng được sử dụng trong y học dân gian

Húng cây, thuốc làm dễ tiêu

Thân lá cũng dùng làm thuốc, thường dùng hãm uống coi như làm dễ tiêu, có hiệu quả đối với bệnh đau bụng, nói chung, cây có tác dụng làm thông hơi

Hoa tí ngọ: cây thuốc chữa cảm mạo

Thường dùng chữa cảm mạo, Mỗi khi thay đổi thời tiết, sức khoẻ không bình thường, người ta dùng lá và thân cây phơi khô nấu nước uống thay trà

Giọt sành, cây thuốc trị tắc nghẽn ruột

Ở Việt Nam, gỗ chẻ mỏng nấu nước như Chè, dùng chữa tê thấp. Ở Ân Độ, người ta dùng rễ nấu uống khai vị và trị tắc nghẽn ruột và cũng như ở Philippin

Kim cang lá quế, thuốc trị đòn ngã phong thấp

Dân gian lấy lá non dùng ăn như rau; lá già dùng làm trà nấu nước uống bổ gân cốt. Ở Trung quốc, thân rễ dùng trị đòn ngã phong thấp

Chân chim hoa chụm: dùng chữa phong thấp đau xương

Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, chỉ gặp ở các rừng vùng cao tới rừng Cúc Phương tỉnh Ninh Bình.

Ổ sao: dùng thân rễ làm thuốc chữa phù

Dân gian dùng thân rễ làm thuốc chữa phù, ở Vân Nam Trung Quốc, toàn cây dùng trị viêm bàng quang, viêm niệu đạo, thủy thũng, đinh sang, nhiệt kết tiện bí

Nghể nhẵn, dùng trị đau bụng

Cây mọc ở nơi ẩm lầy khắp nước ta, thường gặp ở ven đầm nước vào tháng 5, tháng 12 từ Hà Giang, Hà Nội, Nam Hà, Ninh Bình qua các tỉnh Tây Nguyên cho đến các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long

Cải rừng bò: thanh nhiệt giải độc

Vị nhạt, cay, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ tiêu sưng, rút mủ lên da, làm trong phổi, khỏi ho.

Bàm bàm, cây thuốc trừ thấp

Dây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, đồ rồi phơi khô dùng; hạt thu hái vào mùa đông, mùa xuân, lột bỏ vỏ, hấp hoặc rang lên, phơi khô hoặc tán bột

Lù mù, chữa kiết lỵ

Ở vùng thượng du Bắc Bộ, người ta dùng lá phối hợp với lá của cây Đinh hương Vân Nam Luculia pinceana Hook., sắc uống trong trường hợp sinh đẻ khó khăn

Cẩm địa la: bổ huyết điều kinh

Cẩm địa la có vị cay nồng, đắng, hơi hăng, mùi thơm mạnh, tính bình, có tác dụng bổ huyết, điều kinh, cầm máu, giảm đau, giải độc

Bưởi bung: tác dụng giải cảm

Rễ có vị cay, lá có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, trừ đờm, chống ho, kích thích tiêu hoá, tán huyết ứ.

Đậu Hà Lan, cây thuốc chữa kiết lỵ

Quả non làm rau xanh giàu chất dinh dưỡng cho người, hạt có hàm lượng bột và protein cao nên làm thức ăn tốt cho người và gia súc

Cò ke: dùng làm thuốc sắc uống chữa ho

Cò ke là một loài cây gỗ lớn, thường xanh, thuộc họ Đay (Tiliaceae). Cây có thể cao đến 20-30m, đường kính thân 40-50cm. Lá đơn, mọc cách, hình bầu dục, có gân lá nổi rõ.

Ké khuyết: thuốc khư phong trừ thấp

Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính bình; có tác dụng khư phong trừ thấp, giải độc tiêu thũng, Công dụng, Cũng dùng như Ké hoa đào.

Đa Talbot, cây thuốc chữa loét

Loài của Ân Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanca và Việt Nam, Ở nước ta chỉ gặp ở vùng núi Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang

Men bia, kích thích hấp thụ thức ăn

Khi còn tươi men bia là một loại bột vàng sáng, khó bảo quản. Còn ở trạng thái khô, nó lại là một loại bột màu xám xám có thể bảo quản trong vòng một năm trong lọ kín, tránh ánh sáng và nóng tới 45 độ