Găng tu hú: cây thuốc điều kinh

2017-11-11 10:26 AM

Rễ nghiền ra dùng duốc cá, Vỏ rễ và thân hãm uống để điều kinh, Quả dùng nhuộm vàng, lại dùng ngâm lấy nước trừ giun đất và đỉa.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Găng tu hú, Găng trâu, Găng gai- Catunaregam-spinosa (Thunb) Tirving.(Randia spinosa- (Thunb) Poir.R. dumetorum Lam.) thuộc họ Cà phê- Rubiaceae.

Mô tả: Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ cao tới 8m, rất phân nhánh, có gai to, nhọn, dài 5 - 15mm. Lá xoan ngược, tù hay gần nhọn ở đầu, nhọn sắc ở gốc, nhẵn, ráp hay có lông mềm trên cả hai mặt, gần dai, dài 2,5 - 7cm, rộng 1,5 - 3cm. Hoa màu vàng lục hay trắng thường đơn, hầu như không cuống. Quả dạng quả mọng, hình cầu hay hình trứng, đường kính 2,5 - 5cm, nhẵn, mang các lá đài đồng trưởng, màu vàng. Hạt nhiều, đen, chìm trong nạc của quả.

Hoa tháng 3 - 9, quả tháng 3 - 11.

Bộ phận dùng

Quả, rễ và vỏ cây - Fructus, Radix et Cortex Catunaregami Spinosae.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở khắp vùng Viễn đông nhiệt đới và Đông Phi châu nhiệt đới. Phổ biến khắp nước ta, thường trồng làm hàng rào vì cây có nhiều gai. Quả thu hái vào mùa thu, đông, dùng tươi. Rễ và vỏ thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Thành phần hoá học

Từ bột rễ, đã chiết được scopolatin, cơm quả chứa saponin trung tính và acid, tinh dầu và acid nhựa. Quả khô chứa một lượng nhỏ saponin kết tinh gọi là ursosaponin. Còn có sitosterol và một triterpen mới.

Tính vị, tác dụng

Quả làm kích thích gây nôn. Cơm quả cầm lỵ, trừ giun, gây sẩy thai. Vỏ quả làm săn da. Vỏ cây se, có tác dụng bổ và lợi tiêu hoá. Nước chiết vỏ rễ có tác dụng diệt trùng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Lá thường dùng làm thạch (Sương sâm). Rễ nghiền ra dùng duốc cá. Vỏ rễ và thân hãm uống để điều kinh. Quả dùng nhuộm vàng, lại dùng ngâm lấy nước trừ giun đất và đỉa. Cũng dùng chữa mụn nhọt lở loét (lấy quả Găng bổ đôi, bỏ hạt cho vôi vào, lấy đất sét bọc ngoài, đốt tồn tính. Bỏ đất, tán quả thành bột rắc chung quanh vết loét).

Ở Ân Độ, quả xanh dùng để duốc cá. Cơm quả dùng trị lỵ và trừ giun, cũng dùng làm thuốc gây nôn. Đem tán bột, đắp vào lưỡi và vòm khẩu cái trị sốt và đau ốm của trẻ em khi mọc răng. Vỏ dùng làm thuốc uống trong và cũng dùng đắp ngoài trị đau xương trong khi bị sốt; dùng ngoài đắp để giảm đau trong bệnh thấp khớp. Cũng dùng trị ỉa chảy và lỵ. Vỏ rễ cũng dùng uống trị đau bụng. Người ta cũng đập giập vỏ thả xuống nước để duốc cá.

Ở Trung Quốc, người ta gọi nó là Sơn thạch lựu. Rễ và quả được dùng trị đòn ngã và trừ phong thấp. Quả, rễ và vỏ cây được sử dụng làm thuốc, có thể dùng để gây nôn mửa. Lá giã lẫn với đường để đắp tiêu sưng đau, quả khi còn xanh có thể dùng duốc cá. Vỏ quả có thể đun nước rửa bệnh ngoài da. Dân gian thường lấy cành non và mầm giã nát đắp vào chỗ bị gai cắm vào, có thể lôi gai ra được.

Bài viết cùng chuyên mục

Cà gai leo, trị cảm cúm

Cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu

Đài hái: cây thuốc thanh nhiệt sát trùng

Nước sắc thân lá hay nước ép đều có tính kháng sinh, có thể dùng thân lá đốt xông khói chữa loét mũi, dây lá ngâm nước cho thối ra cũng có tính sát trùng mạnh.

Lai: thuốc chữa lỵ

Người ta dùng hạt để ăn sau khi rang và lấy dầu ăn, còn được dùng trong công nghiệp xà phòng, chế dầu nhờn, thắp sáng, pha sơn, véc ni.

Đại quản hoa Nam Bộ: cây thuốc chữa tê thấp

Thường được dùng để chữa ho, tê thấp nếu nó mọc trên cây hồi; nhưng lại dùng chữa ỉa chảy nếu nó mọc trên cây nhót, nếu nó mọc trên cây chanh lại dùng chữa ho, hen.

Mã đậu linh khác lá, trị thuỷ thũng

Rễ được dùng ở Trung Quốc để trị thuỷ thũng, lâm bệnh, tiểu tiện khó khăn, phong thấp tê đau, cước khí thấp thũng, hạ bộ thấp sang ung thũng và cao huyết áp

Lục thảo thưa, thanh nhiệt giải độc

Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Việt Nam, các nước nhiệt đới châu Phi tới châu Úc, Thu hái toàn cây vào mùa hè thu

Đậu cờ: cây thuốc bổ khí

Đậu cờ, với tên khoa học là Vigna vexillata, không chỉ là một loài cây leo quen thuộc mà còn ẩn chứa nhiều giá trị dược liệu quý. Cây đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền của nhiều dân tộc, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Lá hến, thuốc trị lỵ

Ở Ân Độ, nước hãm lá khô dùng trị lỵ, ỉa chảy, rong kinh và bạch đới. Cũng được dùng uống trục sỏi niệu đạo và tăng cường sự phát triển của bệnh sởi

Mắt trâu, làm dịu đau

Hoa trăng trắng hay vàng xanh, thành cụm hoa phủ lông len, ngắn hơn lá; cánh hoa có lông cứng. Quả dạng bầu dục nạc, màu đo đỏ, cam hay hung rất thơm

Bướm bạc lá: rửa các vết thương

Lá bầu dục thuôn, có khi hình ngọn giáo ngược, nhọn và tròn ở gốc, nhọn thành đuôi ở chóp, dài 8 - 15cm, rộng 3 - 5cm, màu lục sẫm ở trên, màu sáng hơn ở dưới, mỏng, dai.

Cầy: chữa no hơi đầy bụng

Ở Campuchia, vỏ cây được sử dụng trong toa thuốc bổ, dùng cho phụ nữ mới sinh đẻ uống cho khoẻ. Dầu hạt dùng làm xà phòng và thắp đèn.

Phượng: sắc nước uống trị sốt rét gián cách

Gốc ở châu Phi nhiệt đới, trồng chủ yếu để lấy bóng mát, ở cả đồng bằng và vùng núi, dọc đường đi, các vườn hoa, thu hái vỏ và lá cây quanh năm

Muồng ngót, tiêu viêm giảm đau

Ở Ân Độ, cũng được xem như có tính chất tương tự Cốt khí muồng Cassia occidentalis; lá dùng ngoài trị nấm gây các đốm tròn, nước sắc cây dùng trị viêm phế quản cấp tính

Găng cơm: cây thuốc trị lỵ

Vỏ và cành non dùng trị lỵ, Ở Ân Độ nước sắc lá và rễ được chỉ định dùng trong một số giữa đoạn của bệnh ỉa chảy.

Hồng anh, cây thuốc trị mất ngủ

Hồng anh được dùng uống trong trị mất ngủ, ho có co cứng, ho gà, hen, viêm phế quản, viêm phổi; viêm màng phổi; sốt phát ban

Lựu: trị ỉa chảy và lỵ ra huyết

Vỏ quả có vị chua, chát, tính ấm, có tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng. Vỏ thân và vỏ rễ có vị đắng, chát, tính ấm, có độc; có tác dụng sát trùng trừ sán.

Muồng Java, thanh nhiệt giải độc

Quả ăn với trầu, nhưng cũng gây ra những rối loạn như bị say rượu, Trung Quốc, người ta dùng quả trị đau dạ dày, sốt rét, cảm mạo, sởi, thuỷ đậu, bị tiểu tiện

Bài cành, cây thuốc lợi tiểu

Cây phân bố ở Ân Độ, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc trong rừng hơi ẩm, thuộc một số tỉnh phía Nam như Tây Ninh, Sông Bé

Lúa mì: chữa ỉa chảy

Dùng chữa ỉa chảy đi tiêu lỏng; rang lên sắc uống thì giải khát khỏi phiền nhiệt. Thường dùng trong các trường hợp rối loạn chung về sức khoẻ.

Móc diều: trị phong hàn cảm mạo

Ở Trung Quốc, rễ được dùng trị phong hàn cảm mạo, sởi không mọc, sán khí, viêm nhánh khí quản. Hạt dùng trị sốt rét, lỵ. Lõi thân dùng trị trẻ em cam tích.

Lài trâu núi Lu: thuốc trị bệnh nấm

Quả dùng trong y học dân gian để trị bệnh nấm. Rễ cũng được dùng đắp ngoài trực tiếp trên các vết rắn cắn.

Chò xanh: làm thuốc kích thích tim và hơi lợi tiểu

Cây mọc ở nhiều tỉnh vùng núi đá vôi từ Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, Lạng Sơn, Bắc Thái, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh

Hải thông: cây thuốc trị đau nửa đầu

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Tứ Xuyên Trung Quốc, dân gian dùng cành lá sắc nước làm thuốc uống trị đau nửa đầu.

Bứa: tác dụng tiêu viêm

Vỏ có tính săn da và hơi đắng, mát, hơi độc, có tác dụng tiêu viêm, hạ nhiệt, làm săn da, hàn vết thương.

Dứa thơm: cây thuốc xông thơm

Lá dùng trong việc nấu nướng, ví dụ như cho vào cơm, bánh gạo cho thơm; còn dùng nhuộm hồ cho có màu xanh Chlorophylle.