Găng chụm, cây thuốc cầm máu

2017-11-10 07:06 PM
Ở Campuchia, gai Găng chụm dùng vào một chế phẩm để cầm máu do các chứng xuất huyết trong và kinh nguyệt quá nhiều

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Găng chụm - Fagerlindia fasciculata (Roxb.) Tirving (Randia fasciculata DC.), thuộc họ Cà phê- Rubiaceae.

Mô tả

Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, có gai thấp, dài 5 - 15mm. Lá xoan, bầu dục hay ngọn giáo, tròn hay nhọn ở gốc, nhọn mũi, dài 3 - 12cm, rộng 1,5 - 4,5 cm, màu lục nhạt trên cả hai mặt, có lông nâu trên các gân ở mặt dưới, mỏng, dài, mép ngắn. Hoa trắng, rất thơm, xếp 2 - 3 cái, có khi nhiều, thành chụm ở nách lá. Quả nạc, hình cầu, đường kính 6 - 7 mm, bao bởi đài hoa, có lông mềm, với 2 ô. Hạt 2 - 4 trong mỗi ô.

Hoa tháng 3 - 12.

Bộ phận dùng

Gai và rễ - Spina et Radix Fagerlindiae Fasciculatae.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Ân Độ, Thái Lan, Nam Việt Nam, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia. Có nhiều thứ; var. indica Pit. có ở Trảng bom; var velutina Pierre có ở Khánh Hoà, Đồng Nai, Tây Ninh và Côn Đảo. Thường gặp trong rừng rậm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Campuchia, gai Găng chụm dùng vào một chế phẩm để cầm máu do các chứng xuất huyết trong và kinh nguyệt quá nhiều.

Gỗ được dùng phối hợp với các vị thuốc khác sử dụng làm dịu thần kinh và dùng chữa co giật. Loại var. indica Pit., có thân sắc nước, dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho khoẻ người (ở vùng Thmar Bang).

Bài viết cùng chuyên mục

Huỳnh xà: thuốc chữa ban

Huỳnh xà (Davallia denticulata) là một loài dương xỉ thuộc họ Vẩy lợp, khá phổ biến ở nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Nghể hình sợi lông ngắn: kháng khuẩn tiêu viêm

Hiện nay, các nghiên cứu về thành phần hóa học của Kim tuyến thảo lông ngắn còn hạn chế. Tuy nhiên, một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy trong cây có chứa các hợp chất phenolic, flavonoid.

Hương nhu trắng: thuốc giải cảm nhiệt

Cũng dùng như Hương nhu tía làm thuốc giải cảm, làm ra mồ hôi, Đặc biệt là cây thường được trồng nhiều lấy ra cất tinh dầu có mùi thơm như tinh dầu Đinh hương.

Pison hoa tán: dùng trị băng huyết

Lá được dùng trị băng huyết, thường lấy lá tươi đâm lấy nước, cho thêm tí muối uống, trị đái đường, dùng lá tươi giã ra lấy nước thêm 2 chỉ Châu sa để uống

Mào gà trắng, làm sáng mắt

Hạt Mào gà trắng có vị đắng, tính hơi hàn, có tác dụng thanh can minh mục, làm sáng mắt, thoái ế, tiêu viêm, thu liễm cầm máu. Toàn cây có tác dụng kháng sinh tiêu viêm

Mướp hỗ: cây thuốc chữa thổ huyết

Mướp hỗ, mướp tây và bí con rắn là những loại quả quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam . Chúng không chỉ là thực phẩm ngon mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng và dược liệu.

Cậm cò: điều kinh dịch

Đồng bào Dao ở Bắc Thái dùng làm thuốc chữa vô sinh do viêm tắc buồng trứng. Họ cũng thường dùng cho phụ nữ tắm sau khi đẻ cho mau lại sức

Côm lang: cây thuốc chữa tê thấp và nhọt độc

Ở Kontum và Gia Lai, dân gian cũng dùng thân rễ sắc uống, chữa tê thấp và nhọt độc, Ở Trung Quốc, thân rễ cũng dùng chữa phong thấp tê đau

Hoa thảo: cây thuốc

Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Thái Lan và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở rừng Quảng Trị, Quảng Nam Đà Nẵng.

Lấu núi, thuốc đắp vết loét và sưng

Lá nấu lên dùng rửa các vết thương lở loét và chữa đau bụng. Ở Ân Độ, rễ được dùng làm thuốc đắp vết loét và sưng; cũng dùng nấu nước tắm toàn thân khi bị sốt và bị chứng lách to

Pison: sử dụng cho các chứng sưng viêm và thấp khớp

Ở Ấn Độ, vỏ cây và lá được dùng như chất để chống kích thích, sử dụng cho các chứng sưng viêm và thấp khớp, dịch cây lẫn với Hồ tiêu và những vị thuốc khác dùng trị bệnh về phổi của trẻ em

Địa y phổi: cây thuốc kích thích tiêu hóa

Cây có vị đắng, có tác dụng kích thích các tuyến nước bọt, dạ dày và ruột; mặt khác giúp khai vị và tăng lực.

Kinh giới dại: thuốc thanh nhiệt giải độc

Chữa ho gà, nhức đầu, ngạt mũi, viêm mũi, viêm kết mạc cấp, viêm amygdal, sốt, tổn thương do ngã hay bị đánh đòn, đau lưng và đau gối do phong thấp.

Bù dẻ hoa nhỏ, làm thuốc bổ

Vỏ cây dùng làm thuốc bổ, giúp tiêu hoá. Thường dùng chữa chứng đầy bụng, khó tiêu và chữa đau lưng nhức mỏi

Nấm cỏ tranh, tăng cường sức co thắt

Nấm cỏ tranh được dùng trị bệnh cước khí, mệt nhọc rã rời, ăn không biết ngon, ăn uống không tiêu, vỡ mạch máu nhỏ; còn dùng để kháng khuẩn tiêu viêm, hạ đường máu

Mua tép có mào, tác dụng kháng nham

Lá khô, được đồng bào miền núi cao dùng trị đau răng. Người ta lấy một nắm lá, đem sắc lên còn nửa nước, dùng nước sắc để ngậm và lưu giữ một thời gian trong miệng

Muỗm leo, chữa bệnh eczema

Loài của Trung Quốc, Inđônêxia và Việt Nam. Cây mọc ở rừng Bắc Thái, Hoà B́nh, Hà Tây, Hà Bắc, Ninh Bình

Gối hạc đen: cây thuốc trị thấp khớp tê bại

Thường được dùng như Gối hạc trị thấp khớp tê bại, bán thân bất toại, Cũng dùng trị ỉa chảy, kiết lỵ, trẻ em cam tích, đậu sởi và phụ nữ rong kinh.

Mít nài: cây thuốc

Ở Campuchia, người ta dùng lõi gỗ để chế một loại nước màu vàng nghệ dùng để nhuộm quần áo của các nhà sư. Nhựa cây lẫn với sáp dùng trong xây dựng và cũng dùng làm thuốc đắp trong khoa thú y.

Gừng dại, cây thuốc chữa lỵ mạn tính

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ làm gia vị và làm thuốc, Có nơi dùng nó để chữa lỵ mạn tính

Kim anh: thuốc chữa di tinh

Kim anh tử có vị chua, ngọt, chát, tính bình, có tác dụng cố tinh, thu liễm, chỉ tả, Rễ Kim anh có vị chua, tính bình; có tác dụng hoạt huyết, tan ứ trệ, chỉ thống.

Chân danh Tà lơn: sắc uống bổ gan thận

Loài của Ân Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Quảng Trị, Kontum cho tới Kiên Giang.

Kim ngân dại: thuốc hạ nhiệt

Hoa cũng được dùng làm thuốc hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, thông tiểu tiện. Một số nơi cũng dùng lá Kim ngân dại nấu nước uống thay trà.

Quao vàng: làm thuốc trị sốt trị lỵ và ỉa chảy

Cây mọc hoang ở một số nơi thuộc tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Đắc Lắc tới An Giang, trong các rừng rụng lá và rừng thưa có cây họ Dầu vùng thấp cho tới độ cao 800m.

Chân chim núi đá: dùng làm thuốc trị hậu sản

Dân gian dùng làm thuốc trị hậu sản. Ở Trung Quốc Vân Nam rễ được dùng trị cam tích trẻ em, gân cốt đau nhức