- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Gai ma vương: cây thuốc chữa đau đầu chóng mặt
Gai ma vương: cây thuốc chữa đau đầu chóng mặt
Thường dùng chữa đau đầu chóng mặt, ngực bụng trướng đau, tắc sữa, đau vú, mắt đỏ, nhức vùng mắt, chảy nhiều nước mắt, ngứa ngáy.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Gai ma vương, Gai chống, Tật lê, Quý kiến sầu - Tribulus terrestris L., thuộc họ Gai chống - Zygophyllaceae.
Mô tả
Cây thảo hằng năm mọc bò lan, phân nhánh nhiều. Lá kép lông chim, mọc đối hoặc gần đối, gồm 5 - 7 đôi lá chét bằng nhau, phiến lá dài 6 - 15mm, rộng 2,5mm, phủ lông trắng ở mặt dưới. Hoa mọc riêng lẻ ở nách lá; lá đài 5; cánh hoa 5, mỏng, màu vàng, sớm rụng; nhị 10 có 5 cái dài, 5 cái ngắn; bầu 5 ô. Quả thường có 5 cạnh có gai và có lông dày.
Hoa tháng 5 - 7, quả tháng 8-9
Bộ phận dùng
Quả - Fructus Tribuli, thường gọi là Tật lê.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở nhiều nước châu Á, châu Phi và châu Âu. Ở nước ta, cây mọc dại ở ven biển, ven sông các tỉnh từ Quảng Bình trở vào. Quả thu hái khi chín. Có thể hái cả cành mang quả, phơi khô đập lấy những quả già. Dùng sống hay sao qua cho cháy gai.
Thành phần hóa học
Quả chứa 0,001% alcaloid, 3,5% chất béo, một ít tinh dầu, chất nhựa và các nitrat, chất phylocrythrin, tanin, ílavonosid, rất nhiều saponin, trong đó có diosgenin, ruscogenin, hecogenin, gitogenin, tribuloside, kaempferol-3-rutinoside, astragalin, harmin.
Tính vị, tác dụng
Quả có vị cay tính hơi ấm; có tác dụng bình can giải uất, hoạt huyết khư phong, minh mục, chỉ dương.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng chữa đau đầu chóng mặt, ngực bụng trướng đau, tắc sữa, đau vú, mắt đỏ, nhức vùng mắt, chảy nhiều nước mắt, ngứa ngáy. Còn dùng làm thuốc bổ thận, trị đau lưng, tinh dịch không bền, gầy yếu; chữa loét mồm, mụn lở, viêm họng đỏ và chữa kiết lỵ.
Đơn thuốc
Chữa mắt mù lâu năm: Tật lê hái về, phơi râm cho khô, tán nhỏ, mỗi lần uống 4g. Ngày uống 2 lần vào sau bữa ăn, uống lâu sẽ khỏi (Nam dược thần hiệu).
Chữa đau mắt: Cho Tật lê vào chén nước. Đun sôi rồi hứng mắt vào hơi nước.
Chữa thận hư tiết tinh, di tinh, hoạt tinh, liệt dương: Tật lê 16g, Kỷ tử, Củ Súng, Hạt sen, Nhị sen, Thỏ ty tử. Quả dùm dũm, Ba kích, Kim anh (bỏ ruột) mỗi vị 12g sắc uống.
Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng: Tật lê 12g, Dương quy 12g, nước 400ml sắc còn 200ml. Chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa loét mồm, mụn lở; Quả Tật lê nấu cao trộn với mật ong bôi.
Chữa kiết lỵ: 8 - 16g bột quả uống hay sắc thuốc uống.
Ghi chú
Còn có loài Quỷ kiến sầu to hay Ớt sầu - Tribulus cistoides L., cũng mọc ở đất khô vùng duyên hải, có hoa tháng 5 - 8, cũng được dùng như Gai ma vương.
Bài viết cùng chuyên mục
Húng cây, thuốc làm dễ tiêu
Thân lá cũng dùng làm thuốc, thường dùng hãm uống coi như làm dễ tiêu, có hiệu quả đối với bệnh đau bụng, nói chung, cây có tác dụng làm thông hơi
Kẹn: thuốc lý khí khoan trung
Hạt có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng lý khí khoan trung, hòa vị chỉ thống, Vỏ có tác dụng sát trùng, an thần, giảm đau.
Hoàng kỳ, cây thuốc giải độc
Tính vị, tác dụng, Hoàng kỳ có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng giải độc, lợi tiểu tiện, tiêu thũng, bổ khí, liễm hầu
Cát cánh: dùng chữa ho có đờm hôi tanh
Cát cánh dùng chữa ho có đờm hôi tanh, ho ra máu, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, nhọt ở phổi, kiết lỵ.
Coca: sử dụng như chất gây tê cục bộ
Người ta chế ra chlorhydrat cocain dùng làm thuốc, trong một thời gian dài, người ta sử dụng cocain như chất gây tê cục bộ trong nhãn khoa, trong khoa tai mũi họng
Chùm bao lớn: chữa lở ngứa ngoài da
Dùng uống trong chữa phong hủi, lở ngứa ngoài da, giang mai, hay nấu với Hạt gấc, Khinh phấn, Hùng hoàng, dầu Vừng để bôi ngoài
Cách vàng: xông chữa bại liệt
Loài của Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở các đồi và trong rừng phục hồi ở Vĩnh Phú, Bắc Thái, Ninh Bình, Nghệ An.
Mua leo, dùng chữa sưng tấy
Loài của Việt Nam, Lào. Cây mọc ở ven rừng thưa, nơi hơi ẩm và có nhiều ánh sáng ở Bắc bộ và Trung bộ Việt Nam. Thu hái dây lá quanh năm, thái ngắn, phơi khô
Máu chó: thuốc chữa ghẻ
Hạt có dầu mùi hắc. Khi dùng giã nhỏ, cho thêm ít muối rang đỏ lên rồi ép lấy dầu hoặc giã rồi nấu cho dầu nổi lên mà gạn lấy cũng được.
Hoàng liên gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Thường dùng làm thuốc chữa ỉa chảy, lỵ, đau mắt, ăn uống kém tiêu.
Màn màn, chữa viêm đau khớp
Tuy có vị đắng, nhưng khi nấu lên thì sẽ biến chất. Người ta dùng hạt và toàn cây chữa viêm đau khớp do phong thấp, lao xương, dùng ngoài đắp rút mủ mụn nhọt độc và trị phong thấp tê đau
Liễu: khư phong trừ thấp
Cành và rễ trị gân cốt đau nhức, răng lợi sưng đau, đờm nhiệt, đái buốt, đái đục, hoàng đản, các chứng nóng uất ở trong.
Lá ngón, cây thuốc độc
Vị đắng, cay tính nóng rất độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, bạt độc, giảm đau, sát trùng, chống ngứa
Chạc ba: đắp làm liền gân
Loài của ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanka và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh
Muỗm leo, chữa bệnh eczema
Loài của Trung Quốc, Inđônêxia và Việt Nam. Cây mọc ở rừng Bắc Thái, Hoà B́nh, Hà Tây, Hà Bắc, Ninh Bình
Cà phê: kích thích thần kinh và tâm thần
Thường dùng trị suy nhược, mất sức do bệnh nhiễm trùng, mất trương lực dạ dày
Đay suối: cây thực phẩm
Cây mọc ở ven suối, nơi có nhiều ánh sáng trong rừng các tỉnh từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Bình, qua Quảng Trị tới Đồng Nai.
Linh đồi: trị ho
Cụm hoa xim co khác gốc ở nách lá, Hoa thơm, màu trắng, lục hay vàng cao cỡ 2mm, bầu có ít lông.
Cải bắp: bồi dưỡng tiêu viêm
Cải bắp có vị ngọt, tính mát, có nhiều tác dụng như bồi dưỡng, trị giun, tẩy uế, trừ sâu bọ, làm dịu đau, chống hoại huyết, lọc máu, chống kích thích thần kinh.
Cà dại hoa trắng: tác dụng hoạt huyết
Dùng ngoài trị đinh nhọt và viêm mủ da, giã lá tươi và đắp vào chỗ đau. Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.
Hoa phấn, cây thuốc tiêu viêm
Rễ củ Hoa phấn có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, hoạt huyết tán ứ, Ở Ân Độ người ta cho rằng rễ kích dục, lọc máu
Móc diều: trị phong hàn cảm mạo
Ở Trung Quốc, rễ được dùng trị phong hàn cảm mạo, sởi không mọc, sán khí, viêm nhánh khí quản. Hạt dùng trị sốt rét, lỵ. Lõi thân dùng trị trẻ em cam tích.
Bí đặc: thuốc bôi lên các vết loét
Quả được dùng ở Phi Châu làm thuốc bôi lên các vết loét kể cả giang mai và trị tê thấp. Vỏ được dùng trị tê thấp, lỵ và bệnh hoa liễu.
Ích mẫu nam: thuốc hạ nhiệt giảm sốt
Lá có vị đắng, là loại thuốc bổ đắng, có tác dụng hạ nhiệt giảm sốt, chống nôn, chống co thắt và trừ giun, hạt có hoạt tính trừ ký sinh trùng sốt rét.
Lôi, chữa bệnh lậu
Loài của Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam. Cây mọc ở rừng thường xanh vùng núi từ 500m tới 2000m ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai tới Kontum, Khánh Hoà