- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Gai dầu, cây thuốc trị huyết hư
Gai dầu, cây thuốc trị huyết hư
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Gai dầu, Gai mèo, Lanh mèo - Cannabis sativa L. subsp. satica., thuộc họ Gai dầu - Cannaba- ceae.
Mô tả
Cây thảo sống hàng năm cao 1 - 3m; thân vuông có rãnh dọc, phủ lông mềm, sù sì. Lá thường mọc so le, có cuống, có lá kèm, có phiến chia đều tận gốc thành 5 - 7 lá chét, hẹp, hình ngọn giáo, nhọn, có răng cưa. Hoa đơn tính khác gốc, các hoa đực xếp thành chùm xim kép ở nách và ở ngọn; các hoa cái xếp thành xim hay xim co ở nách những lá bắc dạng lá. Quả bé dạng trứng, dẹp, có mũi nhọn ở đầu, không mở nhưng do áp suất mà tách ra hai nửa và bao bởi hoa tồn tại. Hạt không có nội nhũ, chứa nhiều dầu.
Hoa tháng 5 - 6, quả tháng 7
Bộ phận dùng
Quả - Fructus Cannabis, thường gọi là Hỏa ma nhân; còn gọi là Đại ma nhân hay Ma tử.
Nơi sống và thu hái
Cây của Á châu đới ôn được trồng ở nhiều vùng Âu, Phi, Mỹ châu. Ở nước ta cây được trồng nhiều ở vùng rẻo cao miền Bắc. Đồng bào Mèo thường dùng lấy sợi nên mới có tên là Gai mèo, và có nơi trồng lấy hạt cho dầu. Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Thu hái quả vào tháng 8-9, dùng ép dầu và làm thuốc. Để làm thuốc, người ta đem hạt sao già để giảm độc ở vỏ, rồi giã giập sắc uống.
Thành phần hoá học
Quả chứa 30% dầu khô gồm các glycerid của acid linoleic và linolenic. Nhân hạt chứa trigonellin L (d)-isoleucine betaine, edestinase.
Tính vị, tác dụng
Vị ngọt, tính bình; có tác dụng nhuận táo, hoạt trường, thông tiện.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Dùng trị huyết hư, tân khụy trường táo tiện bí. Dùng tốt cho chứng táo bón kéo dài ở người già và phụ nữ bị đại tiện sau khi đẻ. Liều dùng 12 - 20g giã nhỏ uống.
Đơn thuốc
Chữa chứng táo bón: Nhân hạt Gai dầu và hạt Tía tô lượng bằng nhau, giã nhỏ, cho vào nước ngâm hoặc đun sôi, bỏ bã, lấy nước nấu cháo ăn.
Chữa đi lỵ ra máu không dứt: Nhân hạt Gai dầu nấu với Đậu xanh ăn.
Chữa trong khi có thai, thai bị tổn thương sinh đau bụng. Hạt Gai dầu 30g đập giập sao thơm, sắc uống.
Chữa phong độc, xương tuỷ đau nhức: Nhân hạt Gai dầu sao thơm, ngâm rượu uống.
ở nước ta, đồng bào miền núi thường dùng Gai dầu để lấy sợi dệt vải và cũng để lấy hạt chế dầu.
Ghi chú
Thuộc loại này, có một phân loài (subsp indica (Lam) Small) mà ta gọi là Cần sa. Cần sa cũng như Gai dầu đã được sử dụng trong y học thời thượng cổ như là thuốc giảm đau và sát trùng khi dùng ngoài. Dược học hiện đại dùng dưới dạng cồn thuốc và chiết xuất để dùng trong làm thuốc giảm đau (Nhất là đau dạ dày và một số bệnh thần kinh) và dùng ngoài như là sát trùng và chữa bỏng. Các chế phẩm thường khó bảo quản. Nhưng vì những tác hại mà nó có thể gây ra nên người ta đề nghị cấm dùng và từ 1-1-1965 ở Pháp đã không cho phép dùng nữa. Trong y học á đông nhất là Ân Độ, người ta dùng làm thuốc hút vì tính chất làm say gây ra cảm giác khoan khoái nhẹ, nghe rõ, thấy màu đẹp, và nó đã trở thành đối tượng buôn bán gian lận từ lâu. Hoạt chất là một chất nhựa nằm trong các ngọn cây có hoa cái và quả. Chất này đã được nghiên cứu từ thế kỷ thứ 19 và từ năm 1940, người ta đã tách được một số thành phần, bao gồm các hợp chất không có N, tức là cannabinol và được lấy ra ở trạng thái acetat kết tinh. Nó chứa một nhân acetyl-resorcinol và một nhân p-cymen. Còn một hợp chất diphenol khác là cannabidiol đã được lấy ở trạng thái dinitrobenzoat kết tinh. Những sưu tầm mới đây (1974) cho thấy nhựa Gai dầu tác động vào nhiễm thể (tức là vào sự di truyền) vào hệ thống miễn dịch, vào hệ thống điều hoà kích thích tố và vào trung khu thần kinh. Chất chính gây ra các xáo trộn đó là tetrahydrocannabinol. Công ước thống nhất về các chất gây mê (New York 1971) do các uỷ viên có thẩm quyền của 74 nước đã họp và xem nó là một vị thuốc độc (trong lúc đó người ta chưa biết rõ chất chính gây ra các sự xáo trộn) nên đã đặt việc trồng cây Gai dầu cũng như việc buôn bán cây này dưới sự kiểm soát chung và cấm dùng cây này ngoài mục đích là để làm thuốc.
Cũng cần lưu ý là quả cây này dù được sử dụng làm thuốc ăn cho các loài chim nhỏ; dầu khô của nó dùng để sơn; khô dầu của nó giàu về protein, dùng làm thức ăn cho gia súc.
Bài viết cùng chuyên mục
Cơm cháy: cây thuốc chống co thắt và tiêu phù
Rễ trị đòn ngã tổn thương, gãy xương, thấp khớp, Thân và lá trị viêm thận, phù thũng, Dùng ngoài chữa đụng giập, ngứa, eczema
Mỏ sẻ, chữa ho
Loài của Lào, Việt Nam. Cây mọc ở bìa rừng từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Hà Tây, Hà Bắc, Nam Hà, Ninh Bình qua Nghệ An, Hà Tĩnh đến Quảng Trị
Đơn lá nhọn: cây thuốc trị nhọt
Ở Campuchia, rễ được dùng trị bệnh nhọt và dịch hạch, Giã ra ngâm cho ngấm nước dùng đắp lên các apxe, Hoa được dùng hãm uống trị sốt.
Cải đồng: làm dễ tiêu hoá
Cải đồng có vị đắng, tính mát, có tác dụng làm dịu và sát trùng, còn có tác dụng làm dễ tiêu hoá, khai thông ách tắc.
Nghể râu: bạt độc sinh cơ
Ở Malaixia, lá nghiền nhỏ được dùng xát lên vết thương bị ruồi cắn trên da các con dê. Lá non có thể luộc làm rau ăn
Lưỡi rắn: trị viêm các dây thần kinh
Thường dùng trị viêm các dây thần kinh, viêm khí quản, viêm tấy lan, viêm ruột thừa cấp, viêm gan vàng da hay không vàng da, bướu ác tính.
Cám trắng: trị cơn đau bụng
Ở Campuchia, người ta ngâm hay hãm vỏ để uống trị các cơn đau bụng hay cơn sỏi
Hành: cây thuốc làm toát mồ hôi tiêu viêm
Hành có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm toát mồ hôi, lợi tiểu, tiêu viêm, tây y cho là nó có tính chất lợi tiêu hoá, chống thối, chống ung thư.
Lốt, thuốc trị đau bụng lạnh
Ở Trung Quốc, cây được dùng làm thuốc trị đau bụng lạnh, ho do phong hàn, thuỷ thũng, sốt rét, đau răng, đau sa nang, phong thấp đau nhức xương
Điên điển: cây thuốc đắp mụn nhọt
Hoa dùng làm bánh, hoặc xào hay nấu canh ăn rất ngon, dùng lá luộc ăn và hạt làm giá như giá đậu xanh, Lá và cành làm thức ăn gia súc.
Cà độc dược cảnh: ngăn suyễn giảm ho
Cây của Mêhicô và Pêru được trồng làm cảnh, có nhiều ở Đà Lạt vì hoa đẹp quanh năm và thơm, nhất là vào buổi tối. Có thể nhân giống bằng cành giâm.
Đay, cây thuốc tiêu viêm
Đay có vị đắng, tính nóng có độc, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, giải nắng nóng. Hạt Đay có vị đắng, tính nóng, có độc, có tác dụng hoạt huyết, trợ tim
Muỗm leo, chữa bệnh eczema
Loài của Trung Quốc, Inđônêxia và Việt Nam. Cây mọc ở rừng Bắc Thái, Hoà B́nh, Hà Tây, Hà Bắc, Ninh Bình
Câu đằng quả không cuống: làm thuốc chữa đau đầu
Ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, người ta dùng gai móc Câu đằng này làm thuốc như các loại Câu đằng khác.
Nam mộc hương, làm thuốc để trị lỵ
Vỏ được sử dụng làm thuốc để trị lỵ và cùng dùng trị bí tiểu tiện; có khi dùng chữa thấp khớp
Đước xanh, cây thuốc trị đái tháo đường
Thường dùng để nhuộm lưới và thuộc da, Vỏ được dùng làm thuốc cầm máu và trị ỉa chảy. Ở Ân Độ, được dùng trong điều trị bệnh đái đường
Điều nhuộm: cây thuốc hạ nhiệt trừ lỵ
Hạt có tác dụng thu liễm thoái nhiệt, Hoa có tác dụng bổ huyết trừ lỵ; lá cũng có tác dụng hạ nhiệt.
Móng rồng: lá dùng trị dịch tả
Loài của Ân Độ, Campuchia tới Philippin. Cây mọc hoang ở Lai Châu, Lào Cai tới Ninh Bình. Thường được trồng làm cây cảnh vì hoa rất thơm, mùi dịu.
Đại quản hoa Nam Bộ: cây thuốc chữa tê thấp
Thường được dùng để chữa ho, tê thấp nếu nó mọc trên cây hồi; nhưng lại dùng chữa ỉa chảy nếu nó mọc trên cây nhót, nếu nó mọc trên cây chanh lại dùng chữa ho, hen.
Ô núi Ava: dùng làm thuốc trị ghẻ
Dân gian dùng làm thuốc trị ghẻ, Ở Trung Quốc Quảng Châu, người ta dùng toàn cây trị viêm gan, đau bụng kinh, đòn ngã tổn thương.
Đu đủ rừng: cây thuốc chữa phù thũng
Lõi thân dùng chữa phù thũng, đái dắt, tê thấp và làm thuốc hạ nhệt, làm phổi bớt nóng, Cũng được xem như là có tác dụng bổ; thường dùng nhầm với vị Thông thảo.
Ngõa vi gân mờ: thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm thận, lỵ, viêm gan, viêm kết mạc mắt, viêm hầu họng.
Chôm chôm: tác dụng giải nhiệt và trị kiết lỵ
Lá nghiền ra hãm trong nước sôi vài giờ, hoặc toàn cây sắc uống có tác dụng giải nhiệt và trị kiết lỵ, Cũng dùng trị sốt rét, trị giun
Hếp, cây thuốc chữa phù thũng
Ở Philippin, nước sắc rễ dùng chữa phù thũng, một số tai biến giang mai và bệnh lỵ, Lá dùng để hút như thuốc lá
Chân chim núi: thuốc trị đau mình mẩy
Thu hái vỏ cây quanh năm, tốt nhất khi sắp ra hoa, cũng chế biến như vỏ các loài Chân chim khác. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi