- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Gai cua: cây thuốc nhuận tràng gây nôn
Gai cua: cây thuốc nhuận tràng gây nôn
Hạt nhuận tràng, gây nôn, làm long đờm và là chất nhầy dịu; cũng có tác dụng chống độc, Rễ gây chuyển hoá, dầu hạt dùng xổ. Nhựa có tính gây tê.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Gai cua, Cà gai - Argemone mexicana L., thuộc họ Thuốc phiện - Papaveraceae.
Mô tả
Cây thảo cao 0,30-0,40m; thân và lá có nhiều gai, màu vàng vàng. Lá không cuống có phiến xẻ sâu, mọc so le, gân lá màu trắng. Hoa to, đều, mọc đơn độc ở đầu cành; lá đài 3, sớm rụng; cánh hoa 6, có gai, nhỏ. Hạt nhiều, tròn, dẹp và đen.
Ra hoa tháng 4.
Bộ phận dùng
Toàn cây (thân, rễ, lá, hạt, hoa) - Herba Argemones.
Nơi sống và thu hái
Loài cỏ dại, gốc ở Mêhicô, được phát tán tự nhiên vào nước ta, thường gặp mọc hoang ở vùng Hà Nội, dọc sông Hồng.
Thành phần hoá học
Hạt chứa 16-30% chất dầu cố định; bã hạt có các alcaloid berberin và protopin. Rễ chứa nhiều alcaloid (0,125%) chủ yếu là protopin (0,081%) allocryptopin (0,068%) berberin (0,125%) sanguinarin và cheleritin. Còn có tanin, nhựa Dầu của cây chứa argemon 22-30%; còn có một chất độc.
Tính vị, tác dụng
Hạt nhuận tràng, gây nôn, làm long đờm và là chất nhầy dịu; cũng có tác dụng chống độc. Rễ gây chuyển hoá, dầu hạt dùng xổ. Nhựa có tính gây tê.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở Ân Độ, các bộ phận của cây được sử dụng: 1. Rễ được dùng trị bệnh ngoài da mạn tính; 2. Nhựa mủ tươi của cây dùng chữa phù, vàng da và các bệnh về da;
Dầu cây dùng xổ và chữa bệnh về da, Dầu này có tác dụng tẩy xổ nhưng không gây đau bụng. Dầu mới ép có tác dụng mạnh hơn. Dầu này không có mùi khó chịu như dầu Thầu dầu; 4. Hạt ngoài việc dùng làm thuốc nhuận tràng gây nôn, được dùng trị nọc độc các vết cắn của côn trùng và động vật.
Ở Philippin nhựa mủ tươi màu nâu dùng chữa bệnh về mắt hoặc đau kẽ mắt, bệnh ngoài da, bệnh giang mai. Hoa sắc uống làm thuốc chữa ho và làm thuốc ngủ. Dầu của hạt làm thuốc tẩy và gây nôn. Ở Inđônêxia, dùng chữa bệnh ngoài da và làm thuốc điều kinh. Ở đảo Martinique, nhựa cây dùng chữa chai chân, mụn cơm, bệnh ngoài da, phong hủi, loét giang mai và ngay cả giác mạc bị viêm.
Bài viết cùng chuyên mục
Cò cò: tiêu viêm giảm đau
Cây mọc ở bờ các suối và cả trên đồng ruộng ở nhiều nơi miền Bắc vào tới các tỉnh Tây Nguyên, thu hái vào mùa hè và mùa thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Bài cành, cây thuốc lợi tiểu
Cây phân bố ở Ân Độ, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc trong rừng hơi ẩm, thuộc một số tỉnh phía Nam như Tây Ninh, Sông Bé
Nhân trần nhiều lá bắc: có tác dụng làm tiết mật
Cây mọc tốt trên đất có phèn ở vùng thấp và dọc đường đi một số nơi từ Kontum, Đắc Lắc tới Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh
Quế Bắc bộ: chữa thận hư đau lưng cảm mạo và đau xương
Cây gỗ lớn, nhánh mảnh, dẹp dẹp, nâu đen, lá mọc so le, có phiến bầu dục, thon nhỏ, dài 7,5 đến 10cm, rộng 2,5 đến 3cm; mặt trên ôliu nâu nâu, 3 gân gốc, một cặp cách gốc 3 đến 4mm
Đa tròn lá, cây thuốc chữa bệnh lậu
Nhựa cũng được dùng đắp ngoài vào các chỗ đau do tê thấp và đau lưng, Nước pha vỏ cây làm thuốc trị lỵ, ỉa chảy và đái đường
Chùm lé: dùng lá đắp chữa mụn nhọt
Cây mọc dựa biển, dọc sông nước mặn và các vùng ngập mặn các tỉnh phía Nam nước ta, từ Ninh Thuận đến Minh Hải Bạc Liêu
Nhội: cây thuốc trị phong thấp đau xương
Ở Trung Quốc, người ta dùng vỏ thân và rễ trị phong thấp đau xương, dùng lá để trị ung thư đường tiêu hoá, ung thư dạ dày, viêm gan truyền nhiễm, trẻ em cam tích.
Mức hoa trắng, tác dụng trừ lỵ
Vỏ thân và các bộ phận khác được dùng trị lỵ amip; vỏ cũng được dùng trị sốt, ỉa chảy, viêm gan. Vỏ và lá dùng nấu nước tắm ghẻ; có thể dùng vỏ rễ giã giập ngâm rượu
Gừng lúa, cây thuốc bó trật gân
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ giã nát để bó nơi trặc gân, viêm tấy và thấp khớp
Niệt dó: hen suyễn viêm tuyến mang tai
Niệt dó là một loại cây bụi nhỏ, thuộc họ Trầm. Cây có nhiều nhánh nhỏ, lá đơn, mọc đối. Hoa Niệt dó nhỏ, màu vàng nhạt và mọc thành chùm. Quả Niệt dó có hình cầu nhỏ.
Bạch đồng nữ: cây thuốc chữa cảm lạnh
Cây bụi nhỏ, cao khoảng 1m; thường rụng lá, nhánh vuông, có lông vàng, Lá mọc đối, hình tim, có lông cứng và tuyến nhỏ, mép có răng nhọn hay nguyên.
Đỗ trọng: cây thuốc bổ gan thận
Đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ấm, có tác dụng bổ gan thận, mạnh gân xương, dưỡng huyết, ấm tử cung, an thai.
Bạch đàn chanh, cây thuốc tẩy uế
Cây gỗ to, nhánh non có cạnh. Lá có mùi thơm của Sả, Chanh. Lá ở nhánh non, có phiến, có lông, thon, từ từ hẹp cong thành hình lưỡi liềm ở nhánh trưởng thành
Bời lời nhớt, tác dụng tiêu viêm
Có thể thu hái vỏ cây và lá quanh năm nhất là vào mùa hè thu. Rễ đào về, rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô; vỏ cây và lá thường dùng tươi
Nấm dai, nấu nước làm canh
Nấm thường được dùng xào ăn hay nấu canh. Khi nấm còn non ăn mềm, ngọt. Khi nấm già thì ăn dai nên thường chỉ nấu lấy nước làm canh ăn
Lâm phát: thuốc điều kinh hoạt huyết
Ở Ân Độ, các hoa đỏ, dẹp dùng để nhuộm bông, lụa và da cho có màu đỏ, hoa khô được dùng như thuốc săn da để chữa lỵ, rong kinh.
Hương nhu tía: thuốc tê tại chỗ, sát trùng
Trong y học, eugenol được dùng làm thuốc tê tại chỗ, thuốc sát trùng chống bệnh hoại thư và bệnh lao phổi, dưới dạng nang hay tiêm dưới da.
Giền, cây thuốc bổ máu
Nhân dân dùng vỏ cây Giền để làm thuốc bổ máu, chữa xanh xao suy nhược, điều trị sốt rét, làm rượu bổ cho phụ nữ sau khi đẻ, làm thuốc điều kinh
Lục lạc bốn cạnh: trị đau lưỡi và lợi răng
Cây mọc ở trảng cỏ, đường mòn, nương rẫy cũ ở độ cao tới 1000m khắp nước ta từ Lai Châu, Lào Cai đến Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng.
Cau chuột núi: quả dùng ăn trầu
Ở Campuchia, phần ruột của thân được dùng ăn. Quả dùng ăn trầu
Lan sóc sách: thuốc tư âm ích vị
Được dùng chữa bệnh nhiệt thương tổn đến tân dịch, miệng khô phiền khát, sau khi có bệnh bị hư nhiệt.
Hoạt bi: cây thuốc trị tê thấp
Thường là cây bụi hoặc cây nhỏ. Lá đơn hoặc kép, mép lá có thể trơn hoặc răng cưa. Hoa nhỏ, màu trắng hoặc vàng nhạt, mọc thành cụm. Quả thường nhỏ, hình cầu hoặc bầu dục.
Quặn hoa Grandier: nhựa dùng đắp vết thương
Loài đặc hữu của Trung bộ và Nam bộ Việt Nam, có ở Bàna, núi Đinh, Gia Rai, Đắc Nông, Nhựa dùng đắp vết thương
Ổ chim: làm thuốc giảm đau
Tất cả các bộ phận của cây, sao lên và hãm uống được dùng trong y học dân tộc để làm thuốc giảm đau một số bệnh và nhất là đối với các bệnh đường hô hấp
Câu đằng cành leo: dùng trị trẻ em sốt cao
Cành Móc câu dùng trị trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, đầu choáng mắt hoa, cao huyết áp, đau đầu do thần kinh.