- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Rễ gai có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, an thai, chỉ huyết.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Gai, gai làm bánh, Gai tuyết - Boehmeria nivea (L.) Gaudich, thuộc họ Gai - Urticaceae.
Mô tả
Cây nhỏ cao 1,5 - 2m; gốc hoá gỗ. Rễ dạng củ, hình trụ thường cong queo, màu vàng chứa nhiều nhựa gôm. Cành màu nâu nhạt, có lông. Lá lớn, mọc so le, hình trái xoan dài 5 - 16, rộng 9,5 - 14cm, mép khía răng, mặt trên xanh, mặt dưới trắng bạc phủ lông mềm và mịn; lá kèm h́nh dải nhọn, thường rụng, cuống lá màu đo đỏ. Hoa đơn tính cùng gốc. Quả bế mang đài tồn tại.
Hoa tháng 5 - 8, quả tháng 8 - 11.
Bộ phận dùng
Rễ củ - Radix Boehmeriae, thường gọi là Trừ ma cân và lá - Folium Boehmeriae.
Nơi sống và thu hái
Loài của Ân Độ, Nam Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Malaixia, Úc châu. Ở nước ta, Gai mọc hoang và thường đuợc trồng ở vùng trung du và đồng bằng để lấy sợi đan, dệt luới, làm giấy in bạc rất bền, lấy lá làm bánh gai, lấy củ làm thuốc. Trồng bằng đoạn thân rễ và cũng có thể ươm hạt. Trồng sau một năm đã có thể lấy sợi. Nếu chăm sóc tốt, có thể thu hoạch trên 10 năm. Ta thường lấy rễ làm thuốc, có thể thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hạ hay mùa thu. Đào rễ, rửa sạch đất cát, bỏ rễ con, thái mỏng hoặc để nguyên, rồi phơi hay sấy khô; có khi dùng tươi. Lá có thể thu hái quanh năm.
Thành phần hoá học
Rễ Gai chứa acid chlorogenic, acid cafeic, acid quinic, rhoifolin 0,7%, apigenin, acid protocatechic.
Tính vị, tác dụng
Rễ gai có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, an thai, chỉ huyết. Acid chlorogenic trong rễ củ có tác dụng tăng cường hiệu lực của adrenalin làm thông tiểu tiện, kích thích sự bài tiết mật, nhưng lại có khả năng ức chế tác dụng của pepsin và trypsin; nó còn có tác dụng diệt nấm và chống vi trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng chữa 1. Cảm cúm, sốt, sởi bị sốt cao; 2. Nhiễm trùng tiết niệu, viêm thận phù thũng; 3. Ho ra máu, đái ra máu, trĩ chảy máu; 4. Rong kinh động thai đe doạ sẩy thai. Dùng rễ 10 - 30g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài chữa đòn ngã tổn thương, đụng giập bầm máu, đinh nhọt. Lá dùng ngoài trị vết thương chảy máu, sâu bọ đốt và rắn cắn. Giã rễ và lá tươi, hoặc lấy cây khô tán bột để đắp ngoài. Còn phối hợp với rễ cây Vông vang đắp chữa trĩ và nhọt mụt.
Đơn thuốc
Rong kinh, động thai đe doạ sẩy thai, sa dạ con. Rễ Gai 30g sắc uống trong vài ba ngày.
Phụ nữ có thai, phù thũng, đái đục, tê thấp đau mỏi, ỉa chảy kém ăn: Rễ Gai, Tỷ giải, đều 25g sắc uống.
Ho ra máu, đái ra máu, phù thũng khi có mang. Rễ Gai, rễ cỏ tranh mỗi vị 30g sắc uống.
Chữa các chứng lậu, đái buốt, đái dắt: Củ gai, Bông mã đề, mỗi vị 30g, Hành 3 nhánh, sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Lù mù, chữa kiết lỵ
Ở vùng thượng du Bắc Bộ, người ta dùng lá phối hợp với lá của cây Đinh hương Vân Nam Luculia pinceana Hook., sắc uống trong trường hợp sinh đẻ khó khăn
Bùm bụp nâu, đắp chữa các vết thương
Hạt có chất mỡ đặc có thể dùng để thắp. Rễ và quả dùng đắp chữa các vết thương đụng giập, sưng tấy. Cần chú ý là vỏ cây có nhiều sợi, có thể dùng để bện thừng
Đinh công, cây thuốc tiêu sưng giảm đau
Vị cay, tính ấm, có độc, có tác dụng khu phong thắng thấp, dãn gân hoạt lạc, tiêu sưng giảm đau
Nấm cỏ tranh, tăng cường sức co thắt
Nấm cỏ tranh được dùng trị bệnh cước khí, mệt nhọc rã rời, ăn không biết ngon, ăn uống không tiêu, vỡ mạch máu nhỏ; còn dùng để kháng khuẩn tiêu viêm, hạ đường máu
Quế quan: gây kích thích hệ thần kinh
Với liều thấp, nó gây kích thích hệ thần kinh, tăng hô hấp và nhịp tim và là một chất kháng sinh, nó còn dùng thúc đẻ, kích thích ruột và trừ giun
Nho lông: dùng chữa viêm phế
Nho Lông, Nho Tía hay Nho Năm Góc là một loại cây nho đặc biệt, được biết đến với những quả nho có hình dáng độc đáo và nhiều công dụng trong y học và ẩm thực.
Đậu ngự, cây thuốc chữa đau dạ dày
Lá dùng làm thức ăn chăn nuôi; giá trị dinh dưỡng cao hơn lá lạc, lá đậu tương, Hạt già bóc vỏ dùng hấp cơm hoặc nấu chè đường ăn có giá trị dinh dưỡng cao
Đơn vàng: cây thuốc trị đau bụng
Ở Campuchia, người ta hãm mỗi lần hai nắm cành lá cho vào nửa lít nước làm thuốc uống trị các cơn đau bụng.
Nga trưởng: uống trị sốt
Lá dùng sắc uống trị sốt, lá khô, tán thành bột, hoà vào nước, nguội uống trong trị bệnh ngoài da, thân rễ nghiền ra, trộn với dầu Vừng dùng bôi làm tóc mọc nhanh.
Câu đằng quả không cuống: làm thuốc chữa đau đầu
Ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, người ta dùng gai móc Câu đằng này làm thuốc như các loại Câu đằng khác.
Gáo tròn, cây thuốc sát trùng
Ở Ân Độ, người ta dùng vỏ làm thuốc sát trùng các vết thương, Ở Campuchia, người ta dùng rễ trị ỉa chảy và lỵ
Lưỡi mèo tai chuột, thanh nhiệt giải độc
Cây mọc phổ biến ở các miền núi trung du và đồng bằng khắp nước ta, thường bám trên các cây gỗ hay bất kỳ cây gì có bề mặt ẩm ướt, trên các vách đá
Mặt cắt: chữa viêm tuyến vú
Mắt cắt, xay trúc đào là một loại cây dược liệu có giá trị, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Cây có nhiều tên gọi khác nhau và được phân loại thuộc họ Đơn nem.
Ngải Nhật: thanh nhiệt giải độc
Vị đắng, hơi ngọt, tính bình, mùi thơm, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải thử, khư phong thấp, chỉ huyết.
Kinh giới đất, thuốc chữa cảm cúm
Cũng như nhiều loài khác, có thể dùng làm thuốc phát hàn và lợi tiểu, giải nắng, chỉ hoắc loạn, đau bụng, mặt mắt phù nề, cước khí và cấp tính viêm dạ dày
Mẫu thảo mềm: cây thuốc đông y
Cây thảo nhỏ có thân bò, với các lông rất dài, phủ đầy lông trắng, mềm. Lá mọc đối, không cuống, nửa ôm thân, xoan kéo dài, tù, có lông mềm ở cả hai mặt.
Nóng Nêpan: dùng làm thuốc đắp rút gai dằm
Ở vùng Sapa tỉnh Lào Cai, người Mèo thường dùng dịch quả làm giả mật ong. Vỏ cây có thể dùng làm thuốc đắp rút gai, dằm, mảnh vụn găm vào thịt
Cau: chữa khó tiêu đầy trướng bụng
Cây cau là một loại cây thân gỗ cao trung bình, có thể đạt tới 20m. Thân cây thẳng đứng, có nhiều đốt. Lá cau mọc tập trung ở đỉnh thân, lá chét xếp đều, hình lông chim. Hoa cau mọc thành bông mo, quả cau hình trứng hoặc cầu, khi chín có màu vàng cam.
Ba kích: cây thuốc chữa phong thấp
Nước sắc Ba kích làm tăng sức dẻo dai, tăng cường sức đề kháng chung cho cơ thể, chống viêm, làm tăng sự co bóp của ruột và giảm huyết áp.
Mua thấp: thanh nhiệt giải độc
Dân gian còn dùng lá giã nhỏ lẫn ít nước tiểu, gói nướng nóng đắp vào chỗ đau do bị thương gẫy chân tay, cũng còn dùng làm thuốc chữa thấp khớp; lá dùng đắp chữa đinh tay.
Long kên, thuốc băng bó vết thương
Cây nhỡ cao 3m, hoàn toàn nhẵn. Lá dai, xoan tù ở gốc, nhọn mũi và có mũi cứng ở đầu, với mép gập xuống dưới, dài 4 đến 5cm, rộng 18 đến 22mm
Cát đằng cánh: dùng đắp trị đau đầu
Loài của miền Đông Châu Phi, được gây trồng, nay trở thành cây mọc hoang trong các lùm bụi ở Huế, Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh
Ngải rợm, lý khí chỉ thống
Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa sốt rét, viêm dạ dày và hành tá tràng, viêm dạ dày mạn tính, sưng đau hầu họng, dùng ngoài trị mụn nhọt lở ngứa
Móng bò trắng: hãm uống trị ho
Loài phân bố ở Ân Độ tới Inđônêxia và Philippin. Ở nước ta, thường thấy trồng ở đồng bằng Hà Nội, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, ít gặp cây mọc hoang.
Ngấy tía: dùng trị thổ huyết
Cây có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng tán ứ, chỉ thống, giải độc, sát trùng. Rễ có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp.