Gấc, cây thuốc tiêu tích lợi trường

2017-11-10 03:42 PM
Hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu tích lợi trường, tiêu thũng, sinh cơ, dùng ngoài có tác dụng tiêu sưng

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Gấc - Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng., thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae.

Mô tả

Cây sống nhiều năm, leo cao nhờ tua cuốn ở nách lá. Lá mọc so le, phiến xẻ 3 - 5 thuỳ sâu. Hoa mọc riêng rẽ ở nách lá. Hoa đực có lá bắc to, tràng hoa màu vàng. Hoa cái có lá bắc nhỏ. Quả to, có nhiều gai, khi chín có màu gạch đến đỏ thẫm; hạt dẹt cứng, màu đen. Người ta còn dựa vào độ sai của quả (nhiều hay ít) kích thước của quả (to hay nhỏ) gai quả (mau hay thưa) màu sắc của ruột quả (đỏ hay vàng gạch), đầu béo (ít hay nhiều), số lượng hạt (nhiều hay ít) để chia ra Gấc tẻ (hay gấc Giun) và Gấc nếp (hay Gấc gạch).

Mùa hoa tháng 6 - 8, mùa quả tháng 8 - 11.

Bộ phận dùng

Hạt - Semen Momordicae, thường gọi là Mộc miết tử. Dầu Gấc ép từ màng đỏ bao xung quanh hạt đã phơi hay sấy khô cũng thường đuợc dùng.

Nơi sống và thu hái

Cây của vùng Ân Độ - Malaixia, thường được trồng nhiều để lấy quả đồ xôi. Cây ưa đất tơi xốp, cao ráo, nhiều mùn, ẩm mát. Trồng bằng hạt hoặc bằngđoạn dây bánh tẻ vào tháng 2 - 3 âm lịch. Thu hoạch quả vào tháng 9 - 12. Bóc lấy lớp màng hạt để chế dầu, còn hạt đem phơi hay sấy khô. Rễ có thể thu hái quanh năm.

Thành phần hoá học

Nhân hạt Gấc có khoảng 6% nước, 8,9% chất vô cơ 55,3% acid béo 16,5% protein, 2,9% đường. 1,8% tanin, 2,8% cellulose và một số enzym. Hạt gấc chứa acid momordic, gypsogenin, acid oleanolic, acid □- elacostearic, còn có acid amin, alcol. Dầu gấc chứa acid oleic 44,4%, acid linoleic 14,7%, acid stearic 7,89%, acid palmatic 33,8%. Màng hạt Gấc chứa một chất dầu màu đỏ mà thành phần chủ yếu là □-caroten và lycopen là những tiền sinh tố A khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A, lượng □-caroten của Gấc cao gấp đôi của Cà rốt. Thân củ chứa chondrillasterol, cucurbitadienol, 1 glycoprotein và 2 glycosid có tác dụng hạ huyết áp. Rễ chứa momordin một saponin triterpenoid; các chiết xuất cồn có sterol, bessisterol tương đương với spinasterol.

Tính vị, tác dụng

Hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu tích lợi trường, tiêu thũng, sinh cơ; dùng ngoài có tác dụng tiêu sưng. Rễ Gấc có vị hơi đắng, mùi thơm, tính mát, có tác dụng trừ thấp nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu. Dầu Gấc có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, làm sáng mắt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ta thường dùng cùi đỏ của Gấc trộn lẫn với gạo nếp đồ thành xôi Gấc, đó là một món ăn cổ truyền rất bổ, rất ngon. Dầu Gấc dùng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể (cho trẻ em và phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú), chữa bệnh khô mắt, dùng bôi lên các vết thương, vết loét, vết bỏng và các ổ loét dãn tĩnh mạch đỡ được mùi hôi, chóng lên da non và liền sẹo. Còn dùng chữa các bệnh viêm hậu môn và trực tràng có loét, cao huyết áp, rối loạn thần kinh. Nhân hạt Gấc thường được dùng trị mụn nhọt sưng tấy, tràng nhạc, lở loét, sưng vú, tắc tia sữa, chấn thương ứ huyết. Rễ Gấc thường được dùng để chữa tê thấp, đau nhức gân xương sưng chân tay, ngủ hay giật tay chân và đau lưng.

Cách dùng

Dầu gấc dùng uống mỗi ngày 10 - 20 giọt chia làm 2 lần. Có thể phối hợp với bột than hạt Dành dành làm thuốc chữa các loại bỏng (có thể chế thành mỡ dầu Gấc). Hạt dùng mài với nước, với giấm hoặc giã nát trộn với rượu hoặc giấm để bôi. Rễ Gấc sao vàng tán nhỏ, sắc hoặc ngâm rượu uống; ngày dùng 6 - 12g dùng riêng hoặc phối hợp với Dây đau xương, rễ Bưởi bung, củ Cốt khí, Dây chìa vôi tía mỗi vị 20g thái nhỏ, sao vàng, sắc nước uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang chia uống 3 lần. Hoặc dùng rễ Gấc 12 - 20g phối hợp với Dây đau xương, rễ Bưởi bung, rễ Ngưu tất, mỗi vị 12g cùng sắc uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Đậu cộ, cây thực phẩm rau sạch

Loài phân bố ở Đông á, Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam, bán đảo Malaixia, Ở nước ta, cây mọc trên các bãi cát dọc các sông, rạch

Nóng Nêpan: dùng làm thuốc đắp rút gai dằm

Ở vùng Sapa tỉnh Lào Cai, người Mèo thường dùng dịch quả làm giả mật ong. Vỏ cây có thể dùng làm thuốc đắp rút gai, dằm, mảnh vụn găm vào thịt

Muỗm: dùng chữa đau răng

Muỗm (Xoài hôi), tên khoa học Mangifera foetida Lour. là một loại cây thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Mặc dù có tên gọi "xoài hôi", nhưng quả muỗm lại có hương vị rất đặc trưng, được nhiều người yêu thích.

Chân danh Trung Quốc: dùng thay vị đỗ trọng

Loài phân bố ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng, Khánh Hoà. Thu hái vỏ quanh năm.

Chóc móc: thường được dùng chế làm trà uống

Cây của miền Đông Dương và Malaixia mọc hoang ở độ cao 400 đến 800m nhiều nơi ở miền Nam nước ta. Có thể thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi

Chân danh Tà lơn: sắc uống bổ gan thận

Loài của Ân Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Quảng Trị, Kontum cho tới Kiên Giang.

Cỏ cứt lợn: chống viêm chống phù nề

Cây cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và cầm máu, cành lá vò ra có mùi hôi gây nôn

Gừa: cây thuốc trị cảm mạo

Rễ khí sinh dùng chữa cảm mạo, sốt cao, viêm amygdal, đau nhức khớp xương, đòn ngã tổn thương, Dùng 15, 30g, dạng thuốc sắc.

Kim tước chi, thuốc hạ sốt

Hoa và hạt rang lên dùng làm thuốc hạ sốt, lá dùng hãm làm trà uống và vỏ dùng sắc uống, dùng dưới dạng thuốc uống, nước rửa, nước súc miệng

Cau cảnh vàng: dùng lá nấu nước trị ghẻ

Người ta dùng lá nấu nước trị ghẻ, Ở Trung Quốc, người ta dùng làm thuốc cầm máu

Cỏ đậu hai lá: thanh nhiệt giải độc

Còn một loài khác là Zornia gibbosa Spanoghe là cây thảo hằng năm, có bông hoa dày đặc hơn và lá bắc có những điểm tuyến, mọc ở Bà Rịa và Tây Ninh

Ớt: dùng trị ỉa chảy hắc loạn tích trệ sốt rét

Trong Tây y, thường được chỉ định dùng trong chứng khó tiêu do mất trương lực, lên men ruột, ỉa chảy, kiết lỵ, nôn mửa không cầm được, xuất huyết tử cung.

Chẹo bông: nhựa quả vỏ sử dụng trong y học dân gian

Ở nước ta cũng như ở Ân Độ, người ta dùng vỏ để duốc cá, Ở Ấn Độ, nhựa quả vỏ cũng được sử dụng trong y học dân gian

Lan len rách: thuốc chữa gẫy xương

Ở Trung Quốc, người ta dùng chữa đòn ngã tổn thương, gẫy xương, mụn nhọt lở ngứa, thuốc có độc. Ở Ân Độ, nước nấu cây dùng xoa tắm khi lên cơn sốt rét.

Khồm, thuốc trị trướng bụng

Lá dùng làm rau gia vị ăn sống hay luộc chín ăn, Cũng dùng pha nước uống thay chè, Ở Ân độ, hạt trị trướng bụng, nấc, buồn nôn và đau ở bàng quang

Bưởi chùm: đề kháng chống cảm sốt

Người xứ lạnh ưa ăn loại Bưởi đắng cùng với đường; ở nước ta ít dùng ăn. Ở Ân Độ, người ta dùng dịch quả như chất đề kháng chống cảm sốt và vết thương.

Ké hoa vàng, thuốc tiêu viêm, tiêu sưng

Toàn cây có vị ngọt dịu, hơi đắng, tính mát, không độc; có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, làm tan máu ứ, lợi tiểu, giảm đau, làm ra mồ hôi nhẹ

Kim cang Trung quốc: thuốc chữa lậu, ghẻ lở

Ngọn non ăn được, Thân rễ dùng chữa lậu, ghẻ lở, nhọt độc, phong thấp, nhức mỏi, đau nhức xương, Ngày dùng 20, 30g sắc uống.

Lan lô hội: thuốc chữa cam trẻ em

Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây hoặc hạt một loài khác là Cymbidium pendulum Sw làm thuốc trị phổi nóng sinh ho, lao phổi, thổ huyết.

Lưỡi rắn: trị viêm các dây thần kinh

Thường dùng trị viêm các dây thần kinh, viêm khí quản, viêm tấy lan, viêm ruột thừa cấp, viêm gan vàng da hay không vàng da, bướu ác tính.

Hèo, cây thuốc trị chảy máu

Ở Trung Quốc, rễ Hèo dùng trị lao thương, Sợi của bẹ lá trị chảy máu, khạc ra máu, sản hậu băng huyết

Cói dù: cây làm thuốc trị giun

Loài của Ân Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Lào, Thái Lan, Malaixia, Ôxtrâylia, châu Phi, Khá phổ biến ở nước ta, từ Lào Cai đến Kiên Giang, trong các chỗ ẩm ướt, có khi mọc dựa lộ

Bạc hà, cây thuốc chữa cảm cúm

Bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu họng, lợi tiêu hoá tiêu sưng, chống ngứa

Keo đẹp: thuốc long đờm

Cây Keo đẹp (tên khoa học là Acacia concinna) thuộc họ Đậu (Fabaceae) là một loại cây nhỡ leo, thường gặp ở chỗ sáng và bìa rừng của nhiều kiểu rừng, tới độ cao 1400m.

Lục lạc bò: chữa rối loạn dạ dày

Cây thảo bò nằm; thân đầy lông phún vàng. Lá bầu dục đến tròn dài, dài 8-10mm, có lông như tơ nằm; cuống ngắn; lá kèm nhỏ, mau rụng.