Dướng, cây thuốc bổ thận

2017-11-04 05:09 PM
Cây mọc hoang trong rừng ở nhiều nơi của nước ta và cũng được trồng quanh các làng và làm cảnh, Thu hái quả chín vào mùa hè, thu, rửa sạch, phơi khô

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Dướng - Broussonetia papyrifera (L.) L’ Hér. ex Vent., thuộc họ Dâu tằm- Moraceae.

Mô tả

Cây to, cao 10 - 16m, cành non có nhiều lông tơ mềm. Lá mọc so le, phiến hình trứng dài 7 - 20cm, rộng 6 - 15cm, có mũi nhọn ngắn, gốc tù hay tròn, mép khía răng hay chia thuỳ không đều; mặt sau có lông dính; 3 - 5 gân gốc nổi rõ; cuống lớn, có lông mềm, lá kèm nhỏ, sớm rụng. Cụm hoa đực ở ngọn cành, dạng bông dài; cụm hoa cái hình đầu, nhiều hoa phủ đầy lông. Quả phức nạc, khi chín rất mềm, màu đỏ.

Hoa tháng 5 - 8.

Bộ phận dùng

Quả- Fructus Broussonetiae, thường gọi là Chử thực tử. Lá, vỏ, cây và nhựa cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc hoang trong rừng ở nhiều nơi của nước ta và cũng được trồng quanh các làng và làm cảnh. Thu hái quả chín vào mùa hè, thu, rửa sạch, phơi khô. Nhựa cây, vỏ rễ và vỏ cây thu quanh năm. Lá thu hái vào mùa hè và thu, dùng tươi hay phơi sấy khô.

Thành phần hoá học

Có glucosid.

Tính vị, tác dụng

Quả có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng bổ thận, thanh can, minh mục, lợi niệu. Lá có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng. Nhựa cây có tác dụng sát trùng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả dùng chữa cảm ho, lưng gối mỏi nhừ, nóng ở trong xương cốt, đầu choáng mắt mờ, mắt có màng mộng, phù thũng trướng nước. Liều dùng 9 - 15g. Lá dùng chữa viêm ruột, lỵ, thổ huyết, nôn ra máu, tử cung xuất huyết, vết thương chảy máu, Cũng dùng nấu nước xông trị cảm. Liều dùng 9 - 15g. Vỏ rễ dùng chữa phù thũng, đau mỏi cơ khớp, dùng 9 - 15g dạng thuốc sắc. Nhựa dùng ngoài trị viêm da thần kinh, nấm tóc, eczema, rắn cắn, sâu bọ đốt. Lá giã vắt nước uống có thể khỏi đổ máu mũi, trị bệnh lỵ. Lên đậu thì dùng lá để đắp làm cho đậu mau mọc. Quả, hạt là loại thuốc cường tráng, lại có công hiệu tiêu sưng phù, mạnh gân xương, sáng mắt, mạnh dạ dày. Vỏ cây có thể lợi tiểu, trị phù thũng, khí đầy. Nhựa của rễ có thể bôi các vết rắn cắn, ong đốt, rết và chó cắn. Cũng dùng chữa hắc lào.

Bài viết cùng chuyên mục

Bầu đất, cây thuốc giải nhiệt

Người ta dùng cành lá, ngọn non chần qua nước sôi, xào hoặc nấu canh cua, cũng dùng làm rau trộn dầu giấm, Canh bầu đất được xem như là bổ, mát

Chùm gởi ký sinh: dùng sắc uống làm dịu đau dạ dày

Bụi bán ký sinh, nhánh mảnh, lá mọc đối, phiến xoan hay xoan bầu dục, dài 5 đến 10cm, rộng 3 đến 5cm, có gân không rõ, không lông, đen khi khô.

Luân rô đỏ: đắp trị đau mắt

Cây mọc ở lùm bụi, ven rừng, rừng còi, từ Khánh Hoà tới Đồng Nai. Công dụng: Dân gian dùng lá làm thuốc giã đắp trị đau mắt.

Cola: sử dụng trong các trường hợp mất trương lực

Cây cola là một loại cây gỗ lớn, thuộc họ Trôm. Cây có lá đơn, mọc cách, hoa lớn màu trắng hoặc vàng nhạt, quả hình bầu dục chứa nhiều hạt. Hạt cola có vị ngọt đậm, hơi chát và chứa nhiều caffeine.

Hồng bì, cây thuốc hạ nhiệt

Lá có vị đắng và cay, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, làm long đờm, Rễ và hạt có vị đắng và cay tính hơi ấm; có tác giảm đau, lợi tiêu hoá, tiêu phù

Lạc thạch, thuốc trị đau lưng

Cành và lá dùng làm thuốc cuờng tráng có khả năng trị đau lưng mạnh chân gối, tiêu mụn nhọt, trị sưng đau bụng. Còn dùng làm thuốc trị đòn ngã tổn thương

Câu đằng lá thon: trị trẻ em sốt cao

Móc câu trị trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, bệnh cao huyết áp, đau đầu do thần kinh

Mộc thông: thuốc bổ và lợi tiêu hoá

Tất cả các bộ phận của cây đều có vị chát, tính nóng. Lá có hoạt chất gây phồng da, làm cho viêm tấy, gây loét. Ở Trung Quốc, cây được xem như kích thích ngũ quan và các khiếu.

Bạch hạc: cây thuốc chữa bệnh hô hấp

Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân, Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay. Quả nang dài, có lông.

Đầu heo, cây thuốc chữa hen suyễn

Vỏ để nhuộm và thuộc da. Quả ăn được tuy hơi chua, Lá dùng làm thức ăn cho vật nuôi, và có thể dùng để luyện thuốc trị bệnh suy nhược

Linh: thuốc đắp trị bệnh ngoài da

Lá thường được nấu uống thay trà, người ta dùng làm thuốc đắp trị bệnh ngoài da, ở Nhật Bản, người ta dùng quả để nhuộm vải.

Đơn hồng, cây thuốc trị ghẻ

Ở Ân Độ và Malaixia, người ta dùng lá vò ra hoặc giã nát đắp trị ghẻ, ngứa ngáy và các bệnh ngoài da, Lá cây được giã ra trộn với cơm ăn, chữa bệnh về tim

Nhục đậu khấu: dùng làm thuốc trị lỵ ỉa chảy

Được dùng làm thuốc và dùng trong thuốc tễ dẻo ngọt trị lỵ, ỉa chảy mất trương lực, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, mửa, suy mòn, sốt rét, thấp khớp, đau thần kinh toạ

Bạch thược nam, cây thuốc chữa đau xương

Cây nhỏ, nhánh non có lông mịn, Lá đa dạng có lông mịn ở mặt dưới. Ngù hoa có lông mịn, rộng 8cm, Đài có lông mịn, hai môi, 5 răng

Quao nước: làm thuốc điều kinh

Dân gian thường dùng lá Quao, phối hợp với ích mẫu, Ngải cứu, Cỏ gấu, Muồng hoè để làm thuốc điều kinh, sửa huyết, bổ huyết.

Quyển bá: tác dụng hoạt huyết chỉ huyết

Cây mọc trên đá hoặc đất sỏi sạn, khô cằn ở một số nơi gần biển miền Bắc và miền Trung Việt Nam ở độ cao dưới 500m, cây chịu khô hạn, lúc thời tiết khô hanh, cành lá cuộn khúc vào trong

Bại tượng lông ráp: cây thuốc chữa tê thấp

Cụm hoa là xim rẽ đôi, rất thưa, lá bắc hẹp, mép nhăn nheo, Hoa nhỏ, đài dính vào tràng, hơi lồi lên thành gờ; tràng 5, đính thành ống ở gốc, bầu 3 ô, mỗi ô một noãn

Kim điệp, cây thuốc

Ở nước ta, cây mọc ở rừng từ Nghệ an qua Kontum, Lâm đồng cho tới vùng đồng bằng sông Cửu long. Thu hái cũng như Thạch hộc

Nấm tán da cam: hoạt tính kháng ung thư

Thịt nấm màu trắng, có mùi dễ chịu, thuộc loại nấm ăn ngon nổi tiếng của châu Âu, nấm này được sử dụng ở Trung Quốc, xem như có hoạt tính kháng ung thư.

Cơm cháy: cây thuốc chống co thắt và tiêu phù

Rễ trị đòn ngã tổn thương, gãy xương, thấp khớp, Thân và lá trị viêm thận, phù thũng, Dùng ngoài chữa đụng giập, ngứa, eczema

Bộp xoan ngược, tác dụng thư cân hoạt lạc

Loài của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng vùng núi cao 1.200m thuộc tỉnh Lai Châu

Hoa cỏ: cây thuốc ướp hương

Bothriochloa pertusa là một loài cỏ thuộc họ Lúa (Poaceae), có tên gọi khác là Amphilophis pertusa. Loài cỏ này phân bố rộng rãi trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.

Chiêu liêu nước: vỏ cây dùng sắc uống trị lỵ

Một số loài khác như Chiêu liêu xanh hay Bằng lăng khê, Terminalia alata Heyne ex Roxb, và Chiêu liêu lông, Terminalia citrina, Gaertn, Roxb ex Flem., đều có quả chứa tanin

Ngấy lá tim ngược: tiêu thũng chỉ thống

Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng làm thuốc khư thấp, giải độc. Rễ trị đau răng, viêm hầu họng, gân cốt đau nhức, kinh nguyệt không đều.

Cỏ bướm: dịch lá được dùng trị bệnh lậu

Cây thảo bò có nhiều nhánh không đâm rễ, thân vuông, hơi có cánh hay không, lá có phiến thon tam giác dài 20 đến 35cm, rộng 12 đến 30mm, không lông; cuống dài 5 đến 15mm.