Dương cam cúc, cây thuốc chữa rối loạn tiêu hóa

2017-11-04 05:10 PM
Thường được dùng trong chữa các rối loạn của dạ dày, kèm theo đau, chữa trướng bụng, khó tiêu hoá, trị ỉa chảy và buồn nôn

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Dương cam cúc - Matricaria chamomilla L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả

Cây thảo hàng năm, cao tới 60cm. Thân mọc đứng và phân nhánh. Lá kép lông chim 2 lần với các đoạn hình dải nhọn như gai. Lá nói chung hoàn toàn nhẵn. Cụm hoa hình đầu nằm ở ngọn các cuống mảnh, đường kính của đầu hoa là 1-1,5cm, với 1 vòng đơn các hoa hình lưỡi trắng và ở giữa rất nhiều hoa hình ống màu vàng xếp trên mặt đế hoa phồng lên thành dạng nón nhọn sau khi hoa nở. Quả là những quả bế màu vàng trăng trắng dạng nón ngược, nhẵn ở mặt ngoài, khía 5 cạnh ở mặt trong.

Ra hoa tháng 5 - 9.

Bộ phận dùng

Các đầu hoa, ít khi dùng toàn cây có hoa - Capitulum et Herba Matricariae.

Nơi sống và thu hái

Loài cây của Trung Âu được nhập vào trồng ở Đà Lạt. Gieo trồng bằng hạt vào cuối mùa thu và đầu mùa xuân. Thu hái khi các đầu hoa đã nở hết hoàn toàn. Phơi trong râm ở nhiệt độ 35oC.

Thành phần hoá học

Hàm lượng tinh dầu thay đổi từ 0,2-1,8%. Màu lam sẫm của tinh dầu vừa mới cắt xong do có hàm lượng cao của chamazulen (1-1,5%). Chất carbur này được tạo thành trong quá trình chưng cất hơi nước từ một guaianolid là matricin. Các thành phần khác của tinh dầu là (-)a-bisabolol (10-25%), các acid A và B của bisabolol (10-25%), một ether cyclic poly-en, yne (1-10%) và nhiều carbur. Đầu hoa còn chứa nhiều flavonoid; umbelliferon và herniarin (cumarin).

Tính vị, tác dụng

Dương cam cúc có tác dụng tiêu viêm và khử trùng, nó cũng tác dụng như chống co thắt trên nhiều cơ quan khác nhau và cũng làm ra mồ hôi nhẹ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường được dùng trong chữa các rối loạn của dạ dày, kèm theo đau, chữa trướng bụng, khó tiêu hoá, trị ỉa chảy và buồn nôn. Dương cam cúc cũng được dùng có kết quả chống các viêm nhiễm đường tiết niệu và trị chứng thống kinh. Thường dùng dưới dạng thuốc hãm (chỉ giữ được 10-15% tinh dầu hiệu hữu trong dầu hoa) hoặc chế thành thuốc (cồn chiết, xirô) với liều 1 thìa xúp dược liệu trong 1 lít nước. Dùng ngoài, hãm và rửa hoặc dùng bột để trị các vết thương lâu lành, trị các bệnh về da như zona, đinh nhọt, phát ban, trĩ, chống các viêm nhiễm ở miệng, họng và mắt.

Người Đức và các nước Trung Âu dùng nhiều trong điều trị đầy hơi, đau bụng, khó tiêu hoá. Người ta dùng Dương cam cúc cùng với các chiết xuất và tinh dầu của nó để chế các pomat và các thuốc xúc rửa dùng tiêu viêm và làm lành sẹo.

Trong mỹ phẩm, người ta dùng nó chế nước gội đầu, làm gel chống nắng; tinh dầu được dùng trong hương liệu và chế xà phòng thơm.

Ở Tuynidi, có nơi dùng hoa làm thuốc lọc máu sau khi sinh đẻ và làm thuốc dịu đau trước khi sinh. Người ta còn dùng Dương cam cúc làm thuốc trị cơn đau sỏi thận.

Bài viết cùng chuyên mục

Đuôi chồn hoe, cây thuốc trị bệnh về da

Ở nước ta, tại tỉnh Tây Ninh, người ta dùng cây này trong y học dân gian để chữa một số bệnh về da

Mai: chữa uất muộn tâm phiền

Vị hơi chua, mặn, tính bình; có tác dụng khai uất hoà trung, hoá đàm, giải độc, Được dùng chữa uất muộn tâm phiền, can vị khí thống, mai hạch khí sang độc, tràng nhạc.

Khoai sọ, cây thuốc cầm ỉa

Củ Khoai trồng có bột màu trắng dính, có vị ngọt hơi the, trơn, tính bình, điều hoà nội tạng, Lá Khoai sọ vị cay, tính lạnh, trợn; có tác dụng trừ phiền, cầm ỉa

Lan cò môi đỏ: thuốc chữa cam trẻ con

Lan cò môi đỏ là một loài lan rừng quý hiếm, được biết đến với vẻ đẹp độc đáo và những giá trị dược liệu tiềm năng. Loài lan này thường được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh.

Cẩm chướng gấm: thuốc lợi tiểu

Lá được dùng làm thuốc cho trẻ nhỏ uống chữa bệnh về ruột. Các lá giã nghiền ra dùng chữa bệnh về mắt

Náng: lợi tiểu và điều kinh

Hành của Náng có vị đắng, có tác dụng bổ, nhuận tràng, long đờm. Rễ tươi gây nôn, làm mửa và làm toát mồ hôi. Hạt tẩy, lợi tiểu và điều kinh.

Ớt cà: dùng trị phong thấp

Cây bụi, lá thuôn nhọn, dài 3 đến 7cm, quả dài, to bằng quả xơri, đường kính 2cm, màu đỏ chói, rất cay

Cam đường: điều trị bệnh ghẻ

Cây nhỡ mọc thành bụi, cao tới 3m, có gai dài tới 4cm. Lá đơn, cứng và hơi dài, hình bầu dục rộng hay trái xoan ngược, dài khoảng 7cm, rộng 5cm

Nghể chàm, chữa thổ huyết

Hoa được dùng như Thanh đại, giã lấy nước bôi ngoài làm thuốc chữa loét vòm miệng, viêm họng cấp, viêm amygdal, viêm lợi, viêm niêm mạc vòm miệng

Mí mắt, thuốc trị táo bón

Loài của Nam Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Philippin. Thường mọc hoang dưới tán rừng và trong các lùm cây ẩm ướt ở Cao Bằng, Lạng Sơn tới Hoà Bình, Ninh Bình

Cần tây: chữa suy nhược cơ thể

Cần tây thường được chỉ dẫn dùng uống trong chữa suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, trị suy thượng thận, tiêu hoá kém.

Long kên, thuốc băng bó vết thương

Cây nhỡ cao 3m, hoàn toàn nhẵn. Lá dai, xoan tù ở gốc, nhọn mũi và có mũi cứng ở đầu, với mép gập xuống dưới, dài 4 đến 5cm, rộng 18 đến 22mm

Cà ba thuỳ: dùng trị bệnh lao

Ở Ấn Độ, rễ và chồi lá dùng trị bệnh lao dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc dẻo ngọt; quả và hoa trị ho, nước sắc cây trị viêm phế quản mạn tính.

Cỏ đầu rìu: diệt sâu bọ và rệp

Cỏ đầu rìu thường mọc ở các nơi ẩm mát, ven khe suối trong rừng, trên các núi đá thành từng đám lớn, cây cũng thường mọc trên đất cát, đất ráo, hoặc trên đất ven biển của các đảo

Măng leo, thuốc thông tiểu

Loài cây của Nam Phi châu, được trồng ở nhiều nước. Người ta đã tạo được nhiều thứ có cành lá dẹp dùng để trang trí. Cây dễ trồng, nhân giống bằng hạt hay giâm cành

Nhựa ruồi lá nhỏ: làm tan máu ứ và tiêu sưng

Nhựa Ruồi Lá Nhỏ là một loại cây bụi nhỏ thuộc họ Nhựa ruồi. Cây có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh về da.

Đăng tiêu: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều

Hoa có vị ngọt, chua, tính lạnh, có tác dụng hành huyết, làm tan máu ứ, mát máu, trừ phong, điều hoà kinh nguyệt, Rễ có tác dụng hành huyết, làm tan máu ứ, tiêu viêm.

Giam: cây thuốc dùng trị sốt

Lá non rất đắng; nếu phơi khô, nghiền bột và nấu chín có thể dùng làm thức ăn, gây kích thích sự ăn ngon miệng.

Chân chim núi: thuốc trị đau mình mẩy

Thu hái vỏ cây quanh năm, tốt nhất khi sắp ra hoa, cũng chế biến như vỏ các loài Chân chim khác. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi

Bằng phi: cây thuốc chữa ỉa chảy

Chỉ gặp ở các đảo ngoài biển một số nơi của nước ta, Ở Nhật Bản, người ta thường dùng làm cây cảnh. Nhân dân thu hái vỏ quanh năm, thường dùng tươi.

Ô rô nước: trị đau lưng nhức mỏi tê bại

Rễ có vị mặn chua, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm và làm long đờm, cây có vị hơi mặn, tính mát, có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, giảm đau.

Mai chiếu thuỷ: dùng để ướp thơm

Cây của miền Đông Dương, thường trồng chủ yếu làm cảnh. Ra hoa hầu như quanh năm, Ở Campuchia, hoa của Mai chiến thuỷ có mùi thơm của hoa nhài, được dùng để ướp thơm nước phép.

Chẹo: lá có độc đối với cá

Cây mọc hoang trong rừng trung du miền Bắc từ Bắc Thái, Hà Bắc, Hà Tây qua Nghệ An, tới Quảng Trị, Quảng Nam Đà Nẵng, Kontum

Bã thuốc: cây thuốc sát khuẩn

Lá vò ra có mùi của Ngưu bàng, khó chịu và bền. Lá và hạt đều cay, độc, toàn cây cũng có độc, có tác dụng sát khuẩn.

Nấm tai mèo, dùng ăn sống

Nấm này ăn ngon, có thể nấu chín ăn mà cũng có thể dùng ăn sống với xà lách hoặc chế thành món ăn tráng miệng