- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đuôi chuột, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Đuôi chuột, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đuôi chuột, Mạch lạc, Giả mã tiên, Hải tiên - Stachytarpheta jamaicensis (L.,) Vahl, thuộc họ Cỏ roi ngựa -Verbenaceae.
Mô tả
Cây thảo sống nhiều năm, cao đến 2m. Thân màu lục tím, có 4 cạnh. Lá mọc đối, hình bầu dục, mép có răng, dài 3 - 8cm, rộng 2 - 4cm, cuống lá 2 - 5cm. Cụm hoa bông mọc đứng ở ngọn cây dài 20 - 40 cm, nom như cái đuôi chuột. Hoa gắn trong trục lõm; lá bắc của hoa cao 5 - 10mm, mép có răng; đài hoa có 5 răng; tràng hoa màu lơ (có khi trắng) chia 2 môi, dài 8 - 10mm; nhị thụt; bầu 2 ô. Quả nang cao 4 - 5mm, mang đài tồn tại chứa 2 hạt.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Stachytarphetae.
Nơi sống và thu hái: Cây của Mỹ châu nhiệt đới, được phát tán vào nước ta, thường gặp mọc ở các bãi hoang, dọc đường đi và quanh làng xóm. Thu hái toàn cây quanh năm. Rửa sạch, cắt khúc rồi phơi khô.
Thành phần hoá học
Trong cây có một chất glucosidic.
Tính vị, tác dụng
Đuôi chuột có vị đắng, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng chữa 1. Nhiễm trùng đường tiết niệu; 2. Đau gân cốt do thấp khớp; 3. Viêm kết mạc cấp; viêm hầu; 4. Lỵ ỉa chảy; 5. Cảm lạnh, ho. Dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị mụn nhọt và viêm mủ da, chấn thương bầm giập. Cây được dùng ở Brazin, dùng ngoài trị loét có mủ, dùng trong trị sốt và viêm thấp khớp, ở Guyana dùng trị lỵ.
Đơn thuốc
Viêm hầu họng: Đuôi chuột tươi, giã nát, thêm đường, dùng ngậm nuốt nước.
Mụn nhọt, viêm mủ da: Đuôi chuột 90g, Ngưu tất 60g. Bọ mắm 60g, giã chung và đắp
ngoài.
Chấn thương bầm giập: Đuôi chuột, Cỏ cứt lợn, mỗi thứ một ít, giã chung rồi đắp.
Tẩy giun cho trẻ em, dùng nước sắc rễ Đuôi chuột, thêm nước ép lá (dịch lá) cho uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Cà độc dược: ngăn suyễn giảm ho
Hoa được dùng trị ho, suyễn thở, ngực bụng lạnh đau, phong thấp đau nhức, trẻ em cam tích. Còn dùng làm thuốc tê trong phẫu thuật.
Cói gạo: cây thuốc dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau
Thân dùng để lấy sợi; làm giấy, dệt thảm, làm thức ăn gia súc, Toàn cây dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau, đòn ngã tổn thương, kinh nguyệt không đều, bế kinh, sỏi niệu
Chìa vôi lông: dùng chữa mụn nhọt, ghẻ và dùng giải độc
Ta thường dùng chữa mụn nhọt, ghẻ và dùng giải độc, lọc huyết, Ở Trung Quốc Hải Nam người ta dùng trị bắp thịt bầm sưng mưng mủ.
Đót: cây thuốc trị ve chui vào tai
Thân lá dùng để lợp nhà, Cụm hoa già làm chổi, Lá dùng gói bánh chưng thay lá dong. Nước vắt chồi lá non dùng nhỏ tai trị ve chui vào tai.
Dương cam cúc, cây thuốc chữa rối loạn tiêu hóa
Thường được dùng trong chữa các rối loạn của dạ dày, kèm theo đau, chữa trướng bụng, khó tiêu hoá, trị ỉa chảy và buồn nôn
Hành tây: cây thuốc kích thích lợi tiểu
Hành tây là loại cây thân thảo lâu năm, thuộc họ Hành. Củ hành là phần phình to của thân cây, bao gồm nhiều vảy xếp chồng lên nhau. Vảy hành có thể có màu trắng, vàng hoặc đỏ tím tùy giống.
Cải thìa: lợi trường vị
Phần bắp phình lên màu trắng, mềm, có thể dùng ăn sống như xà lách hay xào, nấu để ăn. Cũng có thể hầm với các loại thịt hoặc muối dưa.
Đầu rùa, cây thuốc chữa nứt lẻ
Loài của Việt Nam và Thái Lan, Ở nước ta, cây Đầu rùa mọc ở những chỗ trống nhiều nắng các tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, Khánh Hoà, Ninh Thuận
Bại tượng hoa trắng: cây thuốc chữa kiết lỵ
Chuỳ hoa dạng ngù ở ngọn. Hoa nhỏ màu trắng, đài là ống có răng nhỏ; tràng có ống dài mang 5 tai gần bằng nhau; nhị 5, đính trên ống tràng, bầu 3 ô.
Mùi: làm dễ tiêu hoá
Rau mùi có vị cay, tính ấm. Dùng uống trong, nó có tác dụng gây trung tiện, dễ tiêu hoá, kích thích. Nó cũng là loại thuốc phát tán, làm cho sởi mọc và tiêu đờm trệ.
Hướng dương dại: thuốc trị ghẻ
Hướng dương dại, hay còn gọi là các loài hoa trong họ Cúc (Asteraceae) có hình dáng tương tự hoa hướng dương nhưng mọc hoang dã, thường được sử dụng trong y học dân gian để điều trị một số bệnh.
Chàm dại: thuốc chữa lở loét chân tay
Chàm dại là một loại cây bụi nhỏ, thường cao khoảng 2 mét. Cây có nhiều cành nhánh, lá kép lông chim. Hoa chàm dại có màu tím nhạt hoặc hồng, mọc thành chùm ở đầu cành. Quả là những quả đậu nhỏ, hình trụ, chứa nhiều hạt.
Ban Nêpan: cây thuốc trị hôi răng
Nơi sống và thu hái, Loài cây của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi phía Bắc.
Húng cây, thuốc làm dễ tiêu
Thân lá cũng dùng làm thuốc, thường dùng hãm uống coi như làm dễ tiêu, có hiệu quả đối với bệnh đau bụng, nói chung, cây có tác dụng làm thông hơi
Kim vàng, thuốc chữa rắn cắn
Chỉ mới được dùng trong dân gian làm thuốc chữa rắn cắn, cắt cơn suyễn, cảm cúm, ho, thổ huyết, băng huyết, đau nhức răng, tê bại nhức mỏi, bong gân
Khúng khéng, thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu
Cuống quả ngọt và mát được dùng ăn ở Trung quốc và Nhật bản, cuống quả khô và hạt được dùng ở Trung quốc làm thuốc trị ngộ độc rượu
Đuôi chồn màu: cây thuốc chống độc
Cây được xem như chống độc, dùng trị rắn cắn, Ở Trung Quốc, người ta sử dụng rễ cây xem như có tác dụng mát gan, yên tim, giúp tiêu hoá, giảm đau.
Chiết cánh: rễ cây làm thuốc bổ phổi
Cây của miền Đông Dương, mọc hoang trong các rừng thưa từ Ninh Thuận, Đồng Nai đến Côn Đảo, An Giang
Anh đào
Quả có vỏ quả khá dày, thịt đỏ, mọng nước, mùi dễ chịu, có thể ăn được và chế rượu uống, người ta đã chế ra loại rượu Anh đào của Đà Lạt
Nàng nàng: hành huyết trục ứ
Do mặt dưới lá cũng bạc tương tự như lá Bạc thau nên có nơi gọi là Bạc thau cây và cũng dùng nó chữa bệnh bạch đới, khí hư.
Na leo, chữa cam sài
Dân gian dùng dây và rễ chữa cam sài trẻ em, làm cho ăn ngon, lành mạnh gân cốt và cũng dùng chữa động kinh, tê thấp. Dây lá có thể sắc uống trị kiết lỵ
Đậu răng ngựa, cây thuốc cầm máu
Hạt có vị ngọt nhạt, tính mát, có độc, có tác dụng cầm máu, lợi tiểu, tiêu thũng, Quả đậu khô cho một chất bột tốt được dùng để ướp hương một số món canh loại nước
Khế rừng lá trinh nữ: thuốc kích thích
Ở Campuchia, dây dùng làm dây buộc rất bền và chắc, người ta thường lấy dây đem ngâm trong rượu dùng làm thuốc kích thích và tráng dương.
Phòng phong nam: dùng trị đau phong thấp đau dạ dày
Cây được dùng trị đau phong thấp, đau dạ dày, tiêu hoá không bình thường, sán khí, trẻ em kinh phong, sốt rét, gân xương tê đau, đòn ngã tổn thương
Mua thấp: thanh nhiệt giải độc
Dân gian còn dùng lá giã nhỏ lẫn ít nước tiểu, gói nướng nóng đắp vào chỗ đau do bị thương gẫy chân tay, cũng còn dùng làm thuốc chữa thấp khớp; lá dùng đắp chữa đinh tay.