- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đuôi chồn tóc: cây thuốc tiêu viêm cầm máu
Đuôi chồn tóc: cây thuốc tiêu viêm cầm máu
Ở Malaixia và Ân Độ, rễ sắc nước uống dùng trị ỉa chảy, Cũng được sử dụng để trục giun và dùng cho trẻ em bị đầy hơi và phụ nữ sau khi sinh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đuôi chồn tóc, Đuôi chó - Uraria crinita (L.) Desv, ex DC., thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả
Cây nhỏ cao tới 1,5m. Lá có 3 - 5 lá chét hình trái xoan dài, tròn ở gốc, nhọn dần lại và tù, có mũi cứng ở đầu, nhẵn, sáng bóng, thường có vân trắng ở mặt trên, nhạt màu và hơi có lông mềm ở mặt dưới. Hoa màu tim tím, xếp thành chùm ở ngọn, hình trụ, dạng bông, dài 15 - 20 cm, rộng 20 - 30mm. Quả đậu đen bóng, có 3 - 5 đốt, đường kính 3mm.
Ra hoa vào tháng 7 - 9.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Urariae Crinitae.
Nơi sống và thu hái
Cây của vùng Viễn Đông. Khá phổ biến khắp nước ta, thường thấy trong các thảm cỏ cây bụi khô, rừng tre từ Lào Cai đến Lâm Đồng; Vũng Tàu cho tới Tây Ninh. Thu hái toàn cây vào mùa hè thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Tính vị, tác dụng
Vị ngọt dịu, tính mát; có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, sát trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Lá có thể dùng làm rau ăn. Cây được dùng chữa: 1. Cảm lạnh, ho; 2. Bệnh giun chỉ và sốt rét; 3. Trẻ em biếng ăn và suy dinh dưỡng; 4. Nôn ra máu, ho ra máu, đi tiểu ra máu và các vết thương chảy máu. Liều dùng 30-50g, dạng thuốc sắc. Phụ nữ có thai kiêng dùng.
Ở Malaixia và Ân Độ, rễ sắc nước uống dùng trị ỉa chảy. Cũng được sử dụng để trục giun và dùng cho trẻ em bị đầy hơi và phụ nữ sau khi sinh. Ở Inđônêxia, người ta dùng toàn cây chữa lỵ, ỉa chảy, lá lách sưng to, đau gan, rò, mụn mủ, bướu. Ở Ân Độ, lá giã ra dùng ngoài đắp vào người khi bị sưng lách, sưng gan; hoa được dùng làm chế phẩm trị mụn xuất hiện sau bệnh đậu mùa.
Dân gian thường dùng, lá, hoa, rễ giã đắp mụn nhọt. Có tác giả cho là có thể trị tê thấp, bệnh về phổi.
Bài viết cùng chuyên mục
Bèo ong, lợi tiểu tiêu độc
Nhân dân thường dùng cây làm rau nuôi lợn. Cũng là cây thuốc dân gian có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc. Thường dùng cây sắc nước uống
Môn dóc, cây thuốc
Thân rễ và lá non ăn được. Người ta cắt lấy dọc, thái bằng hai đốt ngón tay, đun nước thật sôi, chần qua rồi đem xào, nấu canh hay muối dưa
Đơn Trung Quốc: cây thuốc hạ huyết áp
Vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh can, hạ huyết áp, hoạt huyết tán ứ, thanh nhiệt giải độc, hành khí giảm đau.
Chòi mòi Henry: dùng chống xuất huyết
Cây mọc ở rừng tới độ cao 400m từ Hà Tây tới Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam Đà Nẵng, Lá giã ra, lẫn với giấm, dùng chống xuất huyết
Lan gấm, thuốc tiêu viêm
Vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng tư âm nhuận phế, làm mát phổi, mát máu sinh tân dịch, tiêu viêm, lọc máu
Mít: làm săn da
Mít là một loại cây ăn quả nhiệt đới nổi tiếng với quả to, thịt ngọt và thơm. Ngoài giá trị kinh tế, mít còn được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh.
Bảy lá một hoa: thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc, dân gian cho là thuốc chỉ đau, giải nhiệt và giải độc, có khả năng trị kinh phong, lắc đầu, lè lưỡi.
Đơn răng cưa: cây thuốc tránh ỉa chảy
Lá được dùng để ăn với nem, ăn gỏi thịt nhằm trừ độc thức ăn và tránh bệnh ỉa chảy, Lá cũng được dùng làm thuốc chữa mẩn ngứa, ghẻ.
Cà trái vàng: dùng trị ho hen cảm sốt
Ở nước ta, các nhà hoá dược mới nghĩ đến quả Cà trái vàng là nguồn nguyên liệu để chiết xuất solasodin như các nước khác.
Chút chít nhăn: làm thuốc uống trong trị thiếu máu
Thường được dùng làm thuốc uống trong trị thiếu máu, ho lao, viêm gan, thấp khớp mạn tính, vàng da, đái đường và bệnh ngoài da, hắc lào, eczema, nấm tóc
Móng bò Curtis: thuốc uống trị lỵ
Cây mọc ven rừng thường xanh, khô và thường là trên núi đá vôi đến độ cao 500m từ Thừa Thiên Huế qua Khánh Hoà, Bình Thuận đến Đồng Nai.
Kê cốt thảo, thuốc thanh nhiệt lợi tiểu
Thu hái toàn cây quanh năm, tách bỏ quả, rửa sạch phơi khô dùng, Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm đau
Ngải rợm, lý khí chỉ thống
Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa sốt rét, viêm dạ dày và hành tá tràng, viêm dạ dày mạn tính, sưng đau hầu họng, dùng ngoài trị mụn nhọt lở ngứa
Dương đầu tà, cây thuốc trị vết thương
Cụm hoa ở nách lá gồm 1, 3 bông, Hoa trắng, khi khô chuyển sang màu vàng, Quả hình trứng, bao bởi đài hoa cùng lớn lên với quả
Cảo bản: lưu thông khí huyết
Vị đắng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, ráo thấp, lưu thông khí huyết.
Móng bò Lakhon: phụ nữ sau sinh uống
Loài cây này phân bố chủ yếu ở Lào và các vùng phụ cận của Bắc Thái Lan và Bắc Việt Nam. Việc xác định chính xác phạm vi phân bố sẽ giúp bảo tồn và phát triển loài cây này một cách hiệu quả.
Đa Talbot, cây thuốc chữa loét
Loài của Ân Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanca và Việt Nam, Ở nước ta chỉ gặp ở vùng núi Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
Lan quạt dẹt, thuốc trị bò cạp cắn
Loài phân bố ở Xri Lanca, Nam Trung Quốc Thái Lan, Campuchia và Việt Nam từ Quảng Trị đến Khánh Hoà, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Cây dùng để trị bò cạp cắn
Ngải Nhật: thanh nhiệt giải độc
Vị đắng, hơi ngọt, tính bình, mùi thơm, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải thử, khư phong thấp, chỉ huyết.
Nghể gai, thuốc tiêu thũng
Loài phân bố ở Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta chỉ gặp ở vùng núi cao tỉnh Hà Giang
Lu lu đực: thanh nhiệt giải độc
Vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu. Ở châu Âu, người ta cho rằng nó có tính chống co thắt, giảm đau, làm dễ ngủ.
Quặn hoa vòi lông: dùng chữa bệnh hoàng đản của phụ nữ có thai
Dây leo to, dài tới 20cm, cành có lông vàng dày. Lá có phiến xoan ngược, dài 12 đến 25cm, rộng 7 đến 15cm, đầu tù có mũi nhọn, gốc tròn hay hơi cắt ngang, mặt trên có lông thưa
Đậu bắp: cây thuốc lợi tiểu
Quả xanh cắt ra từng miếng, đun nóng trong canh hay nước chấm có chất nhầy thoát ra làm thức ăn đặc và có vị chua.
Cát đằng thơm: trị tai điếc
Có thể dùng như rễ loài Thunbergia lacei Gamble để trị tai điếc, không muốn ăn; dùng riêng bột mịn thổi vào tai trị khí hư tai điếc
Thông đất: dùng chữa viêm gan cấp tính
Thông đất thường dùng chữa viêm gan cấp tính, mắt sưng đỏ đau, phong thấp nhức xương và ho mạn tính, liều dùng 20 đến 40g, sắc uống, hay phối hợp với các vị thuốc khác