- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Duối: cây thuốc chữa phù thũng
Duối: cây thuốc chữa phù thũng
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Duối hay Ruối, Duối nhám- Streblus asper Lour., thuộc họ Dâu tằm - Moraceae.
Mô tả
Cây nhỏ, cao 4-5m. Thân và cành khúc khuỷu. Lá mọc so le, hình trứng, cứng, ráp, mép khía răng. Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa đực dạng đầu có cuống, đính ở dưới những cành ngắn, gồm 10 - 12 hoa. Cụm hoa cái chỉ có 1 hoa. Quả mọng màu vàng, gắn trên đài tồn tại.
Mùa hoa quả tháng 6 - 11.
Bộ phận dùng
Vỏ rễ, vỏ thân, lá và mủ - Cortex Radicis, Cortex, Folium et Latex Strebli Aspris.
Nơi sống và thu hái
Loài của Ân Độ, Xri Lanca, Mianma, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở vùng đồi núi và thường được trồng làm hàng rào ở khắp nơi; trồng bằng gieo hạt hoặc bằng cành. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm; mủ dùng tươi, các bộ phận khác rửa sạch, thái ngắn, phơi khô, sao vàng.
Thành phần hoá học
Trong mủ có nhựa và một ít cao su; ở mủ đông đặc, tỷ lệ nhựa là 76%, cao su là 23%. Nhựa có tác dụng làm đông mủ. Vỏ chứa một chất đắng, còn có một glucosid là streblosid.
Tính vị, tác dụng
Duối có vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông huyết, cầm máu, sát trùng. Người ta nhận thấy chất đắng của vỏ có tác dụng đối với cơ tim tương tự như adrenalin. Streblosid có thể so sánh với digitoxin.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Quả chín ăn ngọt và thơm. Lá Duối dùng để đánh bóng đồ gỗ. Gỗ mịn, trắng, mềm, đẹp thường dùng để khắc dấu, tiện đồ đạc. Vỏ chứa nhiều xơ dùng dệt túi, làm nguyên liệu chế bông nhân tạo và làm giấy. Lá làm thức ăn cho gia súc. Nhiều bộ phận được dùng làm thuốc: 1. Lá Duối: chữa trâu bò đau bụng ỉa chảy và xoa bóp chữa bại liệt; còn dùng chữa nắng nóng. Lá sao vàng chữa băng huyết, kiết lỵ. Lá non giã đắp trị vết thương chảy máu (thêm ít vôi tôi). 2. Nhựa mủ Duối dùng dán hai bên thái dương chữa nhức đầu; cũng dùng chữa đinh sang, lở chốc; 3. Vỏ Duối dùng chữa sâu răng, đau bụng, sốt, đi ỉa chảy, lỵ, trị được ho và lao phổi, phong thấp đau nhức, chó dữ cắn và đắp bó chữa gẫy xương; 4. Cành và rễ thái mỏng sắc uống làm thuốc thông tiểu chữa bụng trướng. Vỏ rễ chữa đái đục, bí đái. Liều dùng 12-20g dưới dạng thuốc sắc để uống và ngậm. Dùng ngoài lấy lượng vừa đủ. Ở Ân Độ, nước sắc vỏ dùng chữa sốt, lỵ và ỉa chảy. Rễ dùng đắp trị mụn nhọt mưng mủ và viêm; cũng dùng trị rắn cắn. Nhựa mủ sát trùng, làm se, dùng đắp nứt nẻ ở tay và ở gót chân.
Đơn thuốc
Chữa phù thũng: Dùng lá Duối 12g, vỏ Bưởi (sao vàng) 12g, vỏ Quýt 12g, cây Bố rừng 12g, vỏ Tỏi 10g, củ Sả 10g. Đổ 600ml nước sắc còn 200ml, uống mỗi thang 2 nước trong 1 ngày.
Đái đục: Dùng vỏ rễ Duối, vỏ rễ Nhót, mỗi vị 20g, sắc uống.
Bó gãy xương: Dùng vỏ Duối giã nhỏ với lá Thanh táo, dây Tơ hồng và Chuối tiêu đắp bó.
Sâu răng: Dùng vỏ Duối sắc đặc ngâm.
Bài viết cùng chuyên mục
Ba chạc: cây thuốc chữa chốc lở
Lá thường được dùng chữa ghẻ, mọn nhọt, lở ngứa, chốc đầu, Chữa các chứng nhiệt sinh khát nước, ho đau cổ họng, mắt mờ, trẻ em sốt cao sinh kinh giật.
Quyết trăng non ba lá: cây thường dùng trị đòn ngã
Cây mọc rất phổ biến, hầu như ở rừng thứ sinh nào cũng gặp, từ nơi có độ che bóng cao đến ven rừng nơi có nhiều ánh nắng, ở khắp nước ta
Cói tương bông rậm: cây thuốc trị cảm mạo phong hàn
Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia và Philippin, Ở nước ta, cây mọc phổ biến từ Lai Châu, Lào Cai qua Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà
Đậu mèo: cây thực phẩm
Cây dây leo dài hàng chục mét, thân tròn, có khía rãnh dọc và lông trắng, lá kép với 3 lá chét mỏng, hình xoan hoặc tam giác.
Chìa vôi bốn cạnh: trị rối loạn tiêu hoá
Ở nước ta, nhân dân thường dùng dây sắc uống làm trà cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho lại sức, Còn Ấn Độ, người ta dùng lá và chồi hoa giã làm bột để trị rối loạn tiêu hoá.
Ghi trắng, cây thuốc điều trị vết thương
Cây thường được dùng trị sưng lá lách và dùng điều trị vết thương, u bướu, đau tai, Ở Châu Âu, dùng trị huyết áp cao, dùng cây tươi tốt hơn
Luân kế: hoạt huyết tán ứ
Cây mọc hoang ở vùng núi cao lạnh, chỗ ẩm mát thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Sơn La, Nghĩa Lộ đến Kontum, Lâm Đồng. Cũng được trồng làm thuốc.
Đậu bắp: cây thuốc lợi tiểu
Quả xanh cắt ra từng miếng, đun nóng trong canh hay nước chấm có chất nhầy thoát ra làm thức ăn đặc và có vị chua.
Huyết đằng: thuốc thanh nhiệt giải độc
Thường được dùng trị đau ruột, đau bụng, bế kinh, đau bụng kinh, phong thấp đau nhức, té ngã sưng đau, huyết hư đầu váng.
Bùm sụm, chữa đau nhức lưng
Thân cành lá Bùm sụm có vị đắng, tính bình, không độc, có tác dụng tiêu ban nóng, hoá đờm thấp, hạ khí, tiêu thực. Rễ có vị dịu
Chanh trường: cây thuốc chữa ho viêm đau hầu họng
Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa cảm mạo phát nhiệt, ho, viêm đau hầu họng, sốt rét, đau bụng, ỉa chảy, lỵ trực khuẩn, tiểu tiện đỏ
Nghiến: chữa ỉa chảy
Nghiến là một loài cây thuộc họ Đay, có tên khoa học là Burettiodendron tonkinensis. Loài cây này có giá trị kinh tế và y học cao, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ké hoa vàng, thuốc tiêu viêm, tiêu sưng
Toàn cây có vị ngọt dịu, hơi đắng, tính mát, không độc; có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, làm tan máu ứ, lợi tiểu, giảm đau, làm ra mồ hôi nhẹ
Đa cua: cây thuốc trị vết thương
Cây gỗ cao vài chục mét, nhánh non khá mảnh, nhẵn, có các lông sít nhau, lồi, Lá hình bầu dục, tù hay tròn ở gốc, hơi thót lại ở đầu tù, rất nhẵn, dai, nguyên.
Chùm gởi ký sinh: dùng sắc uống làm dịu đau dạ dày
Bụi bán ký sinh, nhánh mảnh, lá mọc đối, phiến xoan hay xoan bầu dục, dài 5 đến 10cm, rộng 3 đến 5cm, có gân không rõ, không lông, đen khi khô.
Cần hôi: trị cảm mạo phong hàn, ho gà
Có nơi ở Trung Quốc, người ta thử dùng chữa mụn nhọt ở mũi họng, bằng cách lấy rễ hoặc cả cây tươi vắt lấy nước đem nhỏ thì thấy bệnh trạng thuyên giảm
Cỏ đầu rìu: diệt sâu bọ và rệp
Cỏ đầu rìu thường mọc ở các nơi ẩm mát, ven khe suối trong rừng, trên các núi đá thành từng đám lớn, cây cũng thường mọc trên đất cát, đất ráo, hoặc trên đất ven biển của các đảo
Mã liên an, chữa bệnh dạ dày
Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ để chữa Dạ dày, ruột quặn đau, tiêu hoá không bình thường, cảm mạo, viêm ruột ỉa chảy, đau bụng, viêm ruột thừa, viêm thận mạn tính
Đắng cay, cây thuốc tán hàn
Quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, giảm đau, trừ giun, Cành và gai có tác dụng làm thông hơi, giúp tiêu hoá
Móng rồng nhỏ: dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống
Rễ cây sắc nước dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống, các lương y ở Đồng Tháp, An Giang dùng nó làm thuốc thông kinh, trục huyết ứ và làm thuốc trị trúng gió và chữa đau nhức gân xương.
Ngõa khỉ: khư phong lợi thấp
Ở Campuchia, gỗ cây màu xám, có vân nâu, dễ gãy, dùng làm thuốc hút như thuốc lá, khói thuốc thoát ra được xem như là thuốc trị đường mũi
Nhót Loureiro: cây thuốc có tác dụng trừ ho chống hen
Dùng ngoài trị bệnh nấm ecpet mọc vòng, trĩ nhức nhối, đòn ngã bầm giập, nghiền quả thành bột và đắp vào chỗ đau hoặc nấu nước để xông và rửa
Dương cam cúc, cây thuốc chữa rối loạn tiêu hóa
Thường được dùng trong chữa các rối loạn của dạ dày, kèm theo đau, chữa trướng bụng, khó tiêu hoá, trị ỉa chảy và buồn nôn
Gừng lúa, cây thuốc bó trật gân
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ giã nát để bó nơi trặc gân, viêm tấy và thấp khớp
Câu kỷ: dùng làm thuốc cường tráng
Câu kỷ tử có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, nhuận phế, mạnh gân xương, lại có tác dụng làm hạ đường huyết.