Dung đất, cây thuốc chữa rong kinh

2017-11-04 04:43 PM
Vỏ cây chứa các alcaloid loturin, colloturin và loturidin; cón có một chất có màu đỏ sẫm và một chất lacton vô định hình, Trong lá có tanin, hợp chất flavonosit

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Dung đất, Du ta, Hàm ếch, Luột - Symplocos racemosa Roxb., thuộc họ Dung - Symplocaceae.

Mô tả

Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, vỏ nứt sâu. Lá mọc so le, dày, mặt trên xanh đậm, lúc khô vàng vàng, chóp tròn hay có mũi, không lông, dài 9 - 15cm, rộng 3 - 6cm. Chùm đơn ở nách hay ở ngọn, dài 10cm. Hoa trắng hay vàng xanh, thơm, phủ lông len màu hung; cánh hoa 4 - 5mm; nhị nhiều. Quả hạch thuôn dài 1cm, không lông, mang thuỳ dài dựng đứng, màu tía, có thịt không nhiều màu mận. Hạt 1 - 3, thuôn.

Hoa tháng 2 - 12, quả tháng 3 - 5.

Bộ phận dùng

Vỏ cây, vỏ rễ, lá - Cortex, Cortex Radicis et Folium Symplocoris Racemosae.

Nơi sống và thu hái

Loài cây của lục địa Nam Á, mọc ở rừng thưa, savan cây gỗ, quần hệ thứ sinh trên đất nghèo ở độ cao thấp và tới độ cao 1500m từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Quảng Ninh đến các tỉnh vùng Tây Nguyên. Còn phân bố ở Ân Độ, Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Thu hái vỏ thân hay vỏ rễ quanh năm, bóc vỏ về phơi hay sấy khô; vỏ mềm, dễ gãy vụn. Lá thu hái quanh năm, mang về phơi hay sấy khô dùng dần.

Thành phần hoá học

Vỏ cây chứa các alcaloid loturin, colloturin và loturidin; cón có một chất có màu đỏ sẫm và một chất lacton vô định hình. Trong lá có tanin, hợp chất flavonosit.

Tính vị, tác dụng

Vỏ có vị se hơi thơm, tính mát.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Hoa rất thơm, rất được ong ưa thích.

Quả ăn được, vỏ được dùng để nhuộm và cả để giữ màu. Vỏ dùng chữa rong kinh, đau bụng, đau ruột, bệnh về mắt, loét. Nước sắc còn dùng để làm thuốc súc miệng chữa lợi răng chảy máu; cũng được dùng để chữa đái ra dưỡng trấp. Lá được dùng làm chè uống cho tiêu cơm; cũng dùng chữa đau bụng và chữa ỉa chảy. Người ta còn dùng nước sắc và xirô lá Dung đất chữa đau dạ dày có tăng toan (Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng đã sử dụng với liều 15 -30g lá khô mỗi ngày cho người lớn, đạt kết quả tốt).

Ở Ân Độ, vỏ cây Dung đất được dùng dưới dạng bột hay thuốc sắc trị đau bụng, các bệnh đau mắt và các vết loét.

Ở Trung Quốc, lá được dùng trị đau mắt nhiệt, rễ dùng trị đòn ngã.

Đơn thuốc

Chữa rong kinh do sự dãn nở của các mô ở tử cung và chữa đái ra máu: Vỏ Dung đất tán bột trộn với đường, với liều 1g, ngày uống 3 lần, liên tục trong 3 - 4 ngày.

Bài viết cùng chuyên mục

Dùi đục, cây thuốc trị hen suyễn

Vỏ chứa một chất có bản chất glucosidic là hiptagin, Cho tác dụng với các alcalin loãng hay các acid, nó sẽ giải phóng acid cyanhydric Hiptagin cũng có trong rễ

Quế Bon: dùng trị cảm lạnh

Có vị ngọt cay, mùi thơm, tính nóng, cũng được dùng trị cảm lạnh, kích thích tiêu hoá, trị ỉa chảy và sát trùng.

Quao vàng: làm thuốc trị sốt trị lỵ và ỉa chảy

Cây mọc hoang ở một số nơi thuộc tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Đắc Lắc tới An Giang, trong các rừng rụng lá và rừng thưa có cây họ Dầu vùng thấp cho tới độ cao 800m.

Cơm cháy: cây thuốc chống co thắt và tiêu phù

Rễ trị đòn ngã tổn thương, gãy xương, thấp khớp, Thân và lá trị viêm thận, phù thũng, Dùng ngoài chữa đụng giập, ngứa, eczema

Hồng mai, cây thuốc hạ nhiệt

Nước sắc lá dùng uống hạ nhiệt và chống tăng huyết áp; thêm nước vào dùng tắm để điều trị hăm kẽ, ban bạch và ghẻ, Dịch ép từ cành lá giã ra

Linh chi: giúp khí huyết lưu thông

Nấm linh chi (Ganoderma lucidum) từ lâu đã được coi là một loại thảo dược quý hiếm, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

Nguyệt quới: đắp vết thương và vết đứt

Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ rễ nghiền ra để ăn và sát lên những chỗ đau của cơ thể, bột lá dùng đắp vết thương và vết đứt.

Cỏ bông: dùng sắc nước uống lợi tiểu

Cỏ sống hàng năm, thân cao 15 đến 45cm, thành bụi dày thường mảnh, lá hẹp, hình dải dài 2,5 đến 7,5cm, nhẵn, mép ráp bẹ lá nhẵn, họng có lông dài, lưỡi bẹ có dạng một vòng lông mi

Cát sâm: chữa cơ thể suy nhược

Cũng có thể tán bột uống. Người ta cũng thường dùng củ làm thuốc bổ mát, chữa nhức đầu, khát nước, bí đái.

Long kên, thuốc băng bó vết thương

Cây nhỡ cao 3m, hoàn toàn nhẵn. Lá dai, xoan tù ở gốc, nhọn mũi và có mũi cứng ở đầu, với mép gập xuống dưới, dài 4 đến 5cm, rộng 18 đến 22mm

Fovepta, ngăn ngừa nhiễm virus viêm gan B

Liều vắc xin đầu tiên nên được tiêm cùng ngày với immunoglobulin người kháng viêm gan B, tiêm vào 2 vị trí khác nhau. Ở những bệnh nhân không có biểu hiện đáp ứng miễn dịch

Hồng câu: cây thuốc

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Trung quốc, Hồng câu có tên là Câu trạng thạch hộc cũng dùng như Thạch hộc.

Cách lông mềm: trị các rối loạn của dạ dày

Ở Inđônêxia, lá nghiền ra dùng điều trị vết thương cho động vật nuôi. Ở Ân Độ, dầu rễ thơm, dùng làm thuốc trị các rối loạn của dạ dày.

Ngấy lá lê: cường cân cốt

Loài của Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin, Trung Quốc và Việt Nam. Thường gặp ở Cao Nguyên tới 2000m từ Ninh Bình tới Lâm Đồng.

Hồng bì, cây thuốc hạ nhiệt

Lá có vị đắng và cay, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, làm long đờm, Rễ và hạt có vị đắng và cay tính hơi ấm; có tác giảm đau, lợi tiêu hoá, tiêu phù

Cò ke lá ké: cây thuốc đắp các vết thương

Cây mọc ở vùng đồi núi các tỉnh Kontum, Lâm Đồng, Đồng Nai, người ta giã lá để đắp các vết thương do bị ngoại thương xuất huyết

Cỏ gấu: dùng chữa kinh nguyệt không đều

Được dùng chữa kinh nguyệt không đều, khi thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mạn tính, các bệnh phụ nữ mà trước và sau khi sinh đẻ, chữa đau dạ dày ợ hơi và nước chua

Lấu Poilane: cây thuốc

Loài đặc hữu của Trung Bộ Việt Nam, từ Thừa Thiên-Huế tới Khánh Hoà trong rừng ở độ cao 800m, Theo Poilane cây này được người Hoa tìm kiếm làm thuốc.

Nổ: cây thuốc diệt trùng rút mủ

Nếu bị thương vì đồ sắt sét gỉ lưu lại ở trong vết thương thì dùng cành lá giã đắp có thể rút ra được

Mán đỉa trâu, thuốc tác dụng tiêu thũng

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Trung Quốc quả được xem như là có độc, cành lá được dùng làm thuốc có tác dụng tiêu thũng, khư thấp

Đậu răng ngựa, cây thuốc cầm máu

Hạt có vị ngọt nhạt, tính mát, có độc, có tác dụng cầm máu, lợi tiểu, tiêu thũng, Quả đậu khô cho một chất bột tốt được dùng để ướp hương một số món canh loại nước

Chìa vôi bò: đắp ung nhọt lở loét và đinh nhọt

Lá và ngọn non của thứ có lá không đỏ ở mặt dưới thái nhỏ dùng nấu canh chua, Ở Ân Độ, người ta dùng cây giã đắp ung nhọt lở loét và cả đinh nhọt, áp xe nhỏ làm cho mưng mủ

Mè đất nhám, chữa cảm sốt

Mè đất nhám có vị đắng cay, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng giải cảm, làm ra mồ hôi, hoá đàm ngừng ho, lại có tác dụng tiêu viêm giảm đau sát trùng

Ngõa khỉ: khư phong lợi thấp

Ở Campuchia, gỗ cây màu xám, có vân nâu, dễ gãy, dùng làm thuốc hút như thuốc lá, khói thuốc thoát ra được xem như là thuốc trị đường mũi

Bụt mọc, trị thấp khớp

Cây có rễ thớ hình trụ cao thấp khác nhau. Có thể nhân giống bằng hạt. Cũng thường được trồng làm cây cảnh trong chậu