Dứa sợi: cây thuốc trị lỵ vàng da

2017-11-04 04:35 PM

Hecogenin lấy từ phần không cho sợi sisal dùng làm nguyên liệu chiết làm cortison và cũng là nguyên liệu cho việc sản xuất hormon sinh dục.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Dứa sợi - Agave sisalana Perrine, thuộc họ Dứa Mỹ - Agavaceae.

Mô tả

Thân cao đến 1m, to 10-15cm. Lá có phiến xanh đậm, mốc mốc, dài 1,5-1,8m, rộng 10-15cm, mép không gai, đầu có một mũi đen đen, dài 1-2cm. Cụm hoa cao 3-8m, nhánh dài đến 1m, hoa dày, đứng; ống dài 1,5cm, nhị dài 6-8cm, có nhiều truyền thể.

Bộ phận dùng

Lá - Folium Agaves Sisalanae.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở Mehico, được nhập trồng ở miền Trung nước ta để lấy sợi.

Thành phần hoá học

Lá chứa tipogenin, hecogenin, gitogenin, neo-tipogenin, sarsapogenin, sisalogenin, gloriofenin, gentrogenin, 9-11-hecogenin, diosgenin và yamogenin, pectin và cả vitamin C.

Phần bã sau khi lấy sợi chứa 11% đường lên men, có thể dùng chế rượu.

Tính vị, tác dụng

Dứa sợi có tính làm liền sẹo, lọc máu, tẩy uế, gây ngủ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Cây trồng lấy sợi. Ở Ẩn Độ, người ta cũng trồng làm hàng rào. Hecogenin lấy từ phần không cho sợi sisal (khi thuỷ phân các saponin) dùng làm nguyên liệu chiết làm cortison và cũng là nguyên liệu cho việc sản xuất hormon sinh dục. Có thể xem hecogenin của Dứa sợi là nguồn steroid.

Dứa sợi là cây thuốc dân gian trị lỵ, vàng da, phong hủi, vết thương, bong gân và giang mai.

Bài viết cùng chuyên mục

Bạch đầu nhỏ, cây thuốc trị cảm mạo

Cây thảo sống hằng năm, cao 50, 70cm, phần nhánh từ khoảng giữa, Lá hình bánh bò hay hình thoi, thon hẹp dần thành cuống; mép có răng lượn sóng

Nuốt hôi: quả và lá đều có độc

Loài phân bố ở Ấn Độ, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi các tỉnh Hà Tây, Kontum, Ninh Thuận, Đồng Nai và An Giang

Găng nước: cây thuốc trị lỵ và ỉa chảy

Ở Ân Độ, quả chưa chín sấy trên tro gỗ dùng làm thuốc trị lỵ và ỉa chảy nhưng phải loại bỏ phần giữa có hạt.

Ngải cứu: tác dụng điều kinh

Ngải cứu đã phơi hay sấy khô có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu.

Hế mọ, cây thuốc trị lỵ amip

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Đồng bào Thái dùng trị lỵ amip và viêm đại tràng mạn tính

Câu đằng: chữa trẻ em kinh giật

Câu đằng có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, trừ phong, hạ huyết áp. Câu đằng có tác dụng hạ huyết áp là do hoạt chất rhynchophyllin quyết định

Mần tưới: tác dụng hoạt huyết

Trạch lan, hay còn gọi là mần tưới, hương thảo, là một loại cây thuốc quý có nguồn gốc từ Việt Nam . Cây được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Chân chim gân dày: trị phong thấp đau nhức khớp xương

Thân cây dùng trị đòn ngã tổn thương, phong thấp đau nhức khớp xương, dạy dày và hành tá tràng loét sưng đau. Lá dùng trị ngoại thương xuất huyết

Cỏ bươm bướm: dùng trị bệnh tâm thần động kinh

Cây mọc hoang ở vùng núi Tam Đảo, dọc theo đường đi; cũng gặp ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, còn phân bố ở nhiều nước nhiệt đới châu Á

Chút chít Nepal: làm thuốc xổ chữa tiện kết

Người ta thường dùng Chút chít Nepal thay vị Đại hoàng để làm thuốc xổ chữa tiện kết, lá được dùng ở Ấn Độ trị đau bụng

Mỏ quạ: trị phong thấp đau nhức

Quả dùng ăn được hoặc để nấu rượu. Rễ được dùng trị đòn ngã, phong thấp đau nhức lưng gối, lao phổi, ho ra máu hoặc khạc ra đờm lẫn máu, bế kinh, hoàng đản và ung sang thũng độc.

Cóc kèn: dùng chữa sốt rét kinh niên

Cây được dùng chữa sốt rét kinh niên, huyết ứ, đàm ngưng sinh ra thũng trướng, trị ho và kiết lỵ, quả chữa đau răng, bạch đới hạ. Rễ dùng sát trùng vết thương và làm thuốc diệt ruồi

Cây se: làm liền sẹo

Để dùng ngoài có thể lấy rễ cây tươi giã đắp hoặc dùng nước nấu rễ cây khô để rửa hoặc dùng bông thấm thuốc để đắp

Cốc đá: chế thuốc giảm sốt

Cây gỗ cao 10m, có lá rụng theo mùa; nhánh non màu xám xanh, lá dài 25cm, mang 5 đến 6 cặp lá chét xoan bầu dục, đầu tù, gốc không cân xứng, gân phụ 6 đến 10 cặp

Cói nước: củ làm thuốc chữa bí đái, đầy tức, thuỷ thũng

Cói nước dùng dệt chiếu, thảm, đệm, và nhiều mặt hàng thủ công khác, Củ được dùng chữa bí đái, đầy tức, thuỷ thũng, sản hậu lách to, nặng bụng, tiêu hoá kém

Hoàng cầm Nam bộ, cây thuốc chữa sưng tấy

Cây mọc từ Lào Cai, Ninh Bình qua Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng tới Lâm Đồng, Công dụng, chỉ định và phối hợp Được dùng làm thuốc chữa sưng tấy

Kim đồng nam: thuốc chữa lỵ, ỉa chảy

Ở Ân độ, còn sử dụng làm thuốc chữa lỵ, ỉa chảy, và rối loạn chức năng gan, có người dùng ăn thường xuyên chữa chứng thừa cholesterol trong máu

Muồng hai nang, kích thích làm thức

Dân gian dùng hạt khô để sống sắc uống thì kích thích, làm thức nhiều. Nếu rang đen, đâm ra đổ nước sôi vào lọc, uống thì an thần gây ngủ như vị Táo nhân

Nhãn chày: chữa tê mỏi nhức xương

Dân gian dùng rễ, lá làm thuốc thông huyết, chữa tê mỏi nhức xương, phù thũng, cũng dùng làm thuốc chữa đái dắt, đái són

Cau chuột Ba Vì: dùng trị giun sán

Hạt cũng dùng trị giun sán. Vỏ quả lợi tiểu, dùng chữa lỵ và bệnh thần kinh

Màn màn tím, hạ khí tiêu đờm

Màn ri tía được dùng chữa các chứng cám cúm nóng lạnh, nhức đầu, ho hen, và chứa cả rắn cắn. Lá dùng chữa viêm đau thận. Ở Ân Độ, rễ dùng làm thuốc trị giun

Kim anh: thuốc chữa di tinh

Kim anh tử có vị chua, ngọt, chát, tính bình, có tác dụng cố tinh, thu liễm, chỉ tả, Rễ Kim anh có vị chua, tính bình; có tác dụng hoạt huyết, tan ứ trệ, chỉ thống.

Bìm bìm cảnh: tác dụng thanh nhiệt

Vị ngọt, tính hàn, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Rễ củ và thân có vị đắng. Rễ và lá đều có tính sinh xanh tím.

Anh đào

Quả có vỏ quả khá dày, thịt đỏ, mọng nước, mùi dễ chịu, có thể ăn được và chế rượu uống, người ta đã chế ra loại rượu Anh đào của Đà Lạt

Gòn, cây thuốc chữa bệnh tiết niệu

Vỏ cây có tác dụng lợi tiểu, làm săn da, hạ nhiệt; lại có tác dụng gây nôn, kích dục và cũng như vỏ gạo có tính chất làm giảm đau và hồi phục thần kinh