Dừa nước: cây thuốc trị ỉa chảy

2017-11-04 04:33 PM
Quả có phôi nhũ trong ăn ngon, còn dùng nuôi lợn mau mập, quày quả non xào nấu với vọp có vị ngọt ngon, nõn non còn dùng làm thuốc lá.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Dừa nước, Dừa lá - Nypa fruticans Wurmb., thuộc họ Cau - Arecaceae.

Mô tả

Thân ngầm trong bùn, dài và to (25 - 40cm). Lá gần như mọc vòng ở ngọn cây, hình lông chim, dài 5 - 6m, có các đoạn thon, hẹp nhọn, có vảy màu lục ở mặt dưới, mép cong về phía dưới. Cụm hoa cao đến 2m; nhánh đực vàng, mang nhiều hoa đực cao 2mm, có tiền diệp hẹp; nhị 3. Quả dạng quả hạch họp thành buồng hình cầu đường kính tới 40cm, màu mận sậm, chứa 1 hạt cứng; phôi nhũ lúc non trong.

Bộ phận dùng

Gốc của lá - Petiolus Nypae.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc ở rừng sát và dựa rạch có nước lợ, gặp rất nhiều ở Cà Mau. Gò Công, Tân An ở miền Nam và Hội An, Ba ngòi ở miền Trung là những vùng có nhiệt độ quanh năm cao trên 20oC. Ta có đem gây trồng thử ở Thuỷ nguyên (Hải Phòng) nhưng cây không phát triển được. Còn ở miền Nam, cây thường được trồng trong các vuông tôm ở Cà Mau, Bến Tre để che nắng cho con tôm, kết hợp khai thác lá, dịch nhựa. Người ta cũng trồng nhiều ở 2 bên bờ sông Cửu Long tỉnh Bến Tre và sông Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An. Do điều kiện thổ nhưỡng khác nhau nên kích thước và hương vị của Dừa nước ở mỗi nơi cũng khác nhau. Dừa nước trồng ở Bến Tre do chịu ảnh hưởng của nguồn nước phù sa sông Cửu Long nên mọc tốt, quả có kích thước lớn và vị ngọt. Ngược lại, Dừa nước trồng ở Cần Giuộc do bị ảnh hưởng nguồn nước mặn nên phát triển kém, có quả với kích thước nhỏ hơn và vị nhạt. Ở Bến Tre, nhân dân ta trồng Dừa nước lấy lá nên cây chỉ ra quả mỗi năm một lần vào tháng 9 (tháng 8 âm lịch); còn ở Cần Giuộc, dừa nước không bị cắt lá nên ra hoa kết quả quanh năm, trung bình mỗi ha trồng được 200-300 bụi Dừa nước, mỗi bụi cho 1 quầy quả nặng chừng 3-5kg.

Thành phần hoá học

Dịch cây chứa 15% saccharose.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả có phôi nhũ trong ăn ngon, còn dùng nuôi lợn mau mập. Quày quả non (bụp phèn) xào nấu với vọp có vị ngọt ngon. Nõn non còn dùng làm thuốc lá. Chất dịch ngọt hứng được từ cuống quày quả non là một nguồn lợi để chế biến đường và rượu hoặc giấm. Vỏ hạt cứng rắn như ngà được dùng làm để lợp nhà, dựng vách nhà lá. Lá non (cà bắp) dùng để gói bánh nếp hay làm các vật dụng như gàu xách, cơi trầu. Bẹ Dừa nước và sống lá được dùng để bện thừng, dệt thảm, làm dây buộc. Cơm dừa nước ăn ngon và mát, nhiều người quen gọi là "trái mát mật" chỉ cần cho vài miếng cơm Dừa nước vào ly, thêm đường cát và nước đá, trộn đều để sau 5 - 10 phút lấy ra ăn. Có thể làm nhân chè đậu xanh ăn cũng rất mát. Cũng có người cho rằng cơm Dừa nước còn chữa được chứng nhức đầu và đái đường nếu như ăn thường xuyên và điều độ.

Thường người ta hay dùng phần gốc của lá Dừa nước (cà bắp) đem nướng, vắt lấy nước trị bệnh sản hậu, hoặc dùng làm thuốc trị bệnh ỉa chảy với liều dùng 4 - 8g. "Rún" lá có tác dụng cầm máu.

Ở Philippin, lá giã ra làm bột dùng làm thuốc trị các vết cắn của động vật và rết cắn, còn dùng trị loét.

Bài viết cùng chuyên mục

Kim cang nhiều tán: thuốc trị kiết lỵ

Rễ giã ra với nước rỉ đường hay sữa bò đông đặc rồi thêm nước dùng uống trị kiết lỵ ra máu lẫn với phân và trị đau đường tiết niệu khi đái ra nước tiểu đen và đỏ.

Cà rốt: trị suy nhược

Củ Cà rốt được dùng làm thuốc uống trong trị suy nhược, rối loạn sinh trưởng, thiếu chất khoáng, còi xương, sâu răng, trị thiếu máu.

Cỏ chè vè sáng: thuốc thanh nhiệt lợi niệu

Cây mọc rất phổ biến trên các đồi thấp miền trung du, trên các savan cây bụi thưa hoặc ven các rừng thứ sinh nhiều ánh sáng và cũng thường gặp dọc theo những nơi có nước.

Nhót rừng: dùng lá chữa bệnh tràng nhạc

Hoa nhóm thành chùm ngắn ở nách lá, dài 2 đến 3cm; cuống hoa 1,5mm; hoa trắng. Quả nhỏ, vỏ ngoài mọng nước, có lông

Móng rồng nhỏ: dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống

Rễ cây sắc nước dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống, các lương y ở Đồng Tháp, An Giang dùng nó làm thuốc thông kinh, trục huyết ứ và làm thuốc trị trúng gió và chữa đau nhức gân xương.

Niệt dó: hen suyễn viêm tuyến mang tai

Niệt dó là một loại cây bụi nhỏ, thuộc họ Trầm. Cây có nhiều nhánh nhỏ, lá đơn, mọc đối. Hoa Niệt dó nhỏ, màu vàng nhạt và mọc thành chùm. Quả Niệt dó có hình cầu nhỏ.

Húng giổi, thuốc làm ra mồ hôi, lợi tiểu

Cây có vị cay, tính nóng, mùi thơm dịu, có tác dụng kích thích sự hấp thụ, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, lương huyết, giảm đau, Quả có vị ngọt và cay, tính mát

Ngót nghẻo: trị các bệnh về da

Nó có tính kích thích dạ dày ruột nên có thể gây nôn và xổ, nước chiết củ có tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus.

Huyết đằng: thuốc thanh nhiệt giải độc

Thường được dùng trị đau ruột, đau bụng, bế kinh, đau bụng kinh, phong thấp đau nhức, té ngã sưng đau, huyết hư đầu váng.

Bả chuột, cây có độc diệt chuột

Lan biểu sinh, có rễ dạng sợi, đường kính 5mm, các hành giả dài 4, 5cm, dày 2, 3cm, có góc rãnh, bao bởi các sợi do các lá bẹ bị rách, lá thuôn dài 15, 25cm

Móng bò Lakhon: phụ nữ sau sinh uống

Loài cây này phân bố chủ yếu ở Lào và các vùng phụ cận của Bắc Thái Lan và Bắc Việt Nam. Việc xác định chính xác phạm vi phân bố sẽ giúp bảo tồn và phát triển loài cây này một cách hiệu quả.

Cải rừng lá kích: thuốc hạ nhiệt

Cải rừng lá kích (Viola betonicaefolia) còn được gọi là Cây lưỡi cày, thuộc họ Hoa tím (Violaceae). Đây là một cây thảo sống nhiều năm, có nguồn gốc từ vùng núi Việt Nam, Lào, Nam Trung Quốc và Châu Úc.

Giọt sành, cây thuốc trị tắc nghẽn ruột

Ở Việt Nam, gỗ chẻ mỏng nấu nước như Chè, dùng chữa tê thấp. Ở Ân Độ, người ta dùng rễ nấu uống khai vị và trị tắc nghẽn ruột và cũng như ở Philippin

Hành tăm, cây thuốc giải cảm, làm ra mồ hôi

Hành tăm có vị đắng cay, mùi hăng nồng, tính ấm, có tác dụng giải cảm, làm ra mồ hôi, hành khí hạ đàm, lợi tiểu, giải độc, sát trùng

Đậu tương, cây thuốc bổ dưỡng

Thường dùng làm thức ăn để bồi bổ cơ thể, nhất là đối với trẻ em, người bị bệnh đái đường, người làm việc quá sức, thiếu khoáng và làm việc trí óc, người mới ốm dậy

Chay: đắp vết thương để rút mủ

Cây chay là một loại cây gỗ lớn, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây có lá to, hình bầu dục, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông. Quả chay hình cầu hoặc hình bầu dục, khi chín có màu vàng hoặc vàng cam.

Long nha thảo, thu liễm chỉ huyết

Tính vị, tác dụng, Cây có vị đắng, chát, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ huyết, triệt ngược, chỉ lỵ, giải độc

Cam chua: chữa trạng thái thần kinh dễ kích thích

Ở Pháp, người ta dùng chữa trạng thái thần kinh dễ kích thích, đánh trống ngực, nuối hơi, bệnh thần kinh, mất ngủ, trằn trọc ban đêm.

Móng bò đỏ: có tác dụng lợi trung tiện

Loài cổ nhiệt đới nhưng không gặp mọc hoang ở Đông Nam châu Á. Được trồng ở các vùng nhiệt đới làm cây cảnh. Ta thường trồng ở vùng đồng bằng vì hoa to, đẹp.

Nghể nhẵn, dùng trị đau bụng

Cây mọc ở nơi ẩm lầy khắp nước ta, thường gặp ở ven đầm nước vào tháng 5, tháng 12 từ Hà Giang, Hà Nội, Nam Hà, Ninh Bình qua các tỉnh Tây Nguyên cho đến các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long

Mua tép: thanh nhiệt giải độc

Cây mua tép là một loại cây thảo dược có nhiều ứng dụng trong y học dân gian, đặc biệt trong việc điều trị các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp.

Ô quyết: chữa cảm mạo phát sốt lị viêm ruột

Cây được chữa cảm mạo phát sốt, lị, viêm ruột, viêm gan, hoàng đản cấp tính, sưng amygdal, viêm tuyến nước bọt, trúng độc thức ăn, trúng độc thuốc.

Han voi: cây thuốc chữa ho hen

Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ: Thân cây có lông gai rất độc, chạm vào sẽ gây bỏng rát. Lá đơn: Hình trái tim, mặt trên có lông, mép lá có răng cưa. Hoa nhỏ: Mọc thành cụm ở nách lá. Quả hạch: Nhỏ, chứa hạt.

Móng bò sọc, tác dụng chỉ huyết

Rễ có vị hơi chát, hơi mát; có tác dụng chỉ huyết, kiện tỳ. Vỏ thân đắng, chát, tính bình; có tác dụng kiện tỳ táo thấp. Lá nhạt, tính bình; có tác dụng nhuận phế chỉ khái, hoàn tả

Cần: chữa cao huyết áp

Đái ra máu, đái buốt, dùng toàn cây Rau cần giã vắt lấy nước cốt uống càng nhiều càng tốt.