- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Dưa núi, cây thuốc giải nhiệt hạ sốt
Dưa núi, cây thuốc giải nhiệt hạ sốt
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Dưa núi hay Bát bát trâu - Trichosanthes cucumerina L., thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae.
Mô tả
Dây leo có nhánh mịn, có ít lông hay không lông. Lá tròn hay hình thận, lõm sâu hình tim ở gốc, có lông ở mặt trên, có lông nhiều ở mặt dưới, dài 7-10cm, rộng 8-12cm, có 5 thuỳ nhọn hay tròn, có răng lượn sóng, cuống dài 2-7cm, vòi chẻ 2-3 nhánh. Hoa màu trắng cùng gốc; hoạ đực xếp 8- 12 cái thành cụm hoa mảnh, dài 10-15, hoa cái đơn độc với cánh hoa có rìa, và bầu thuôn. Quả hình trái xoan hay hình trứng, dài 5-6cm, màu xanh trắng có sọc xanh sậm, thịt quả màu đỏ chứa 10-20 hạt.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Trichosanthis Cucumerinae.
Nơi sống và thu hái
Cây của vùng Ân Độ-Malaixia, thường gặp trên các đất hoang và lùm bụi một số nơi ở miền Nam nước ta từ Đồng Nai tới An Giang. Có thể thu hái dây lá quanh năm.
Thành phần hoá học
Hạt chứa chất béo, trong đó có nhiều acid béo.
Tính vị, tác dụng
Toàn cây có tác dụng bổ chung và trợ tim giải khát, giải nhiệt, hạ sốt. Quả có vị rất đắng, tính mát, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hoá. Hạt hạ sốt, trị giun. Dịch lá gây nôn, dịch rễ gây xổ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Quả được dùng để ăn, người ta thích ăn dù rằng rất đắng, nó là thuốc bổ đắng, dùng ăn dễ tiêu hoá. Toàn cây được dùng trị nhọt và trị giun.
Ở Ân Độ, thân và lá thường được dùng sắc uống chữa rối loạn mật, chữa bệnh ngoài da và cũng dùng điều kinh. Để trị sốt rét người ta hãm cách đêm 10g dây với 10 g hạt mùi và sáng hôm sau thêm mật ong - uống sáng một nửa, chiều một nửa. Hạt được dùng trị rối loạn ở dạ dày.
Ở Malaixia, người ta cũng dùng hạt trị rối loạn về tiêu hoá, hạ nhiệt và trừ giun, lại dùng các chồi non và quả khô hãm uống giúp khai vị, hoặc sắc uống với đường dùng kích thích tiêu hoá.
Bài viết cùng chuyên mục
Ngọc phượng hoa: trị cơ thể hư yếu
Ở Vân Nam hành được dùng trị cơ thể hư yếu, trẻ em ăn uống không tiêu, ỉa chảy, phong thấp đau nhức khớp xương
Ké trơn, thuốc điều trị chân tay bị sai khớp
Ở Campuchia, rễ được sử dụng trong một số chế phẩm dùng ngoài để điều trị chân tay bị sai khớp
Lâm bòng: thuốc trị vết thương và áp xe
Loài cây châu Á và nhiều vùng nhiệt đới khác. Gặp ở Campuchia và Nam Việt Nam. Thường mọc dọc bờ biển Nha Trang, Côn Đảo và Phú Quốc.
Độc hoạt: cây thuốc chữa đau khớp
Cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 60-100cm. Thân: Màu tía, không lông, có rãnh dọc. Lá: Kép 2-3 lần lông chim, lá chét có răng cưa tù.
Hồng: cây thuốc giáng nghịch hạ phong
Hồng (hay còn gọi là hồng táo, táo tàu) là một loại quả quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, hồng còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, đặc biệt có tác dụng giáng nghịch hạ phong, bổ huyết, nhuận táo.
Bách bộ đứng: cây thuốc diệt chấy rận
Rễ củ, Radix Stemonae, Khi tươi màu trắng, sau trở thành vàng và quắt lại khi già và thô, Lúc non dễ bị bẻ gãy, trừ lôi giữa của củ dạng sợi hoá gỗ.
Chà là: thuốc chữa ỉa chảy và say rượu
Quả có hương vị của quả chà là, dùng ăn được. Chồi của cây tạo thành một loại cổ hũ như dừa, có hương vị thơm ngon
Na rừng, thuốc an thần gây ngủ
Rễ có vị cay ấm, hơi đắng, có hương thơm; có tác dụng hành khí chỉ thống, hoạt huyết, tán ứ, khư phong tiêu thũng
Hải anh, cây thuốc hoạt huyết
Tính vị, tác dụng, Vị chát, đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, tán ứ
Móc mèo, chữa bệnh sốt cơn
Hạt được dùng làm thuốc chữa bệnh sốt cơn và làm thuốc bổ. Người ta lấy 30g hạt Móc mèo tán lẫn với hạt Hồ tiêu hay hạt Ớt đều 30g, dùng hàng ngày 3 lần, mỗi lần 1 đến 2g
Anh đào
Quả có vỏ quả khá dày, thịt đỏ, mọng nước, mùi dễ chịu, có thể ăn được và chế rượu uống, người ta đã chế ra loại rượu Anh đào của Đà Lạt
Chành ràng: dùng chữa thống phong và thấp khớp
Lá hãm uống dùng trị sốt. Còn dùng chữa thống phong và thấp khớp, trị các vết thương sưng phù và bỏng. Vỏ gỗ nấu nước tắm và chườm nóng làm se
Bầu đất dại: cây thuốc giải nhiệt
Người ta còn dùng củ sắc uống làm thuốc trị sốt rét, nên ở vùng Lai Vung tỉnh Đồng Tháp có tên gọi là Ngải rét.
Gối hạc bằng, cây thuốc làm se
Rễ củ và thân cây có tính làm se và có nhầy, Cây có những tính chất trừ lao do tinh dầu ngăn cản sự phát triển của Mycobacterium tuberculosis
Chua ngút lá thuôn: dùng làm thuốc tẩy giun
Cây bụi leo cao 3 đến 10m, nhánh có lông mịn, màu sét. Lá có phiến thuôn, dài 6 đến 10cm, rộng 2 đến 3cm, gốc tròn hay hình tim, mép gần như nguyên hay có răng thưa, mỏng
Hoa tiên, cây thuốc bổ
Người ta dùng rễ và lá làm thuốc bổ, tăng cường thể lực, Lá còn được dùng chữa ăn uống khó tiêu, đau bụng
Cách vàng: xông chữa bại liệt
Loài của Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở các đồi và trong rừng phục hồi ở Vĩnh Phú, Bắc Thái, Ninh Bình, Nghệ An.
Ngải Nhật: thanh nhiệt giải độc
Vị đắng, hơi ngọt, tính bình, mùi thơm, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải thử, khư phong thấp, chỉ huyết.
Móc bông đơn: nhuận tràng
Buồng thường là 1, thòng dài 30 -60cm; hoa đực có cánh hoa dính, cao 7mm, nhị rất nhiều; hoa cái tròn hơn, to 4mm, có 2, 4 nhị lép. Quả tròn, to 3cm, hạt 2
Cà ba thuỳ: dùng trị bệnh lao
Ở Ấn Độ, rễ và chồi lá dùng trị bệnh lao dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc dẻo ngọt; quả và hoa trị ho, nước sắc cây trị viêm phế quản mạn tính.
Linh đồi: trị ho
Cụm hoa xim co khác gốc ở nách lá, Hoa thơm, màu trắng, lục hay vàng cao cỡ 2mm, bầu có ít lông.
Phụng vi: chữa phong thấp nhức mỏi
Dương xỉ phụ sinh, thân rễ bò, có vảy tròn, lá có cuống dài; phiến lưỡng hình; phiến không sinh sản có 3 thuỳ, rất dày, dai; phiến sinh sản chia thành 5 đến 7 thuỳ hẹp
Keo Ả rập: thuốc làm se tạo nhầy
Keo Ả Rập, hay còn gọi là gum arabic, là một chất kết dính tự nhiên được chiết xuất từ nhựa cây Acacia. Nó đã được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ thực phẩm đến dược phẩm.
Chay Bắc bộ: để chữa ho ra máu thổ huyết
Quả chay có vị chua, tính bình, có tác dụng thu liễm, cầm máu và thanh nhiệt, khai vị giúp tiêu hoá, làm ăn ngon cơm
Bụp giấm: trị bệnh về tim và thần kinh
Nước hãm đài hoa chứa nhiều acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng.