- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Dứa: cây thuốc nhuận tràng
Dứa: cây thuốc nhuận tràng
Được chỉ định dùng trong các trường hợp thiếu máu, giúp sự sinh trưởng, dưỡng sức, thiếu khoáng chất, trong chứng khó tiêu, khi bị ngộ độc.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Dứa, Khóm, Thơm - Ananas comosus (L.) Merr, thuộc họ Dứa - Bromeliaceae.
Mô tả
Cây có thân ngắn. Lá mọc thành hoa thị, cứng, dài, ở mép có răng như gai nhọn (khóm) có khi rất ít (thơm). Khi cây trưởng thành, thì từ chùm lá đó mọc ra một thân dài 20 - 40cm, mang 1 bông hoa, tận cùng bằng một chùm lá bắc màu tím, các hoa này dính nhau. Khi hình thành quả thì các lá bắc mọng nước tụ họp với trục của bông hoa thành một quả mọng kép có màu vàng hay gạch tôm; các quả thật thì nằm trong các mắt dứa.
Cây thường ra hoa quả vào mùa hè.
Bộ phận dùng
Quả, nõn cây và rễ cây - Fructus, Gemma et Radix Ananatis.
Nơi sống và thu hái
Gốc ở Brazin, được trồng khắp nơi để lấy quả ăn và xuất khẩu. Thu hoạch quả và rễ quanh năm, nõn thu hái tốt nhất vào mùa xuân; thường dùng tươi.
Thành phần hoá học
Quả dứa có các thành phần sau đây: nước 75,7%, protid 0,68%, lipid 0,06%, glucid 18,4% (saccharose 12,43%, glucose 3,21%), chất chiết xuất 4,35%, cellulose 0,57%, tro 1,24%. Còn có acid citric, acid malic và các vitamin A, B, C. Trong quả có một chất men tiêu hoá là bromelin có thể thuỷ phân trong vài phút một lượng protein bằng 1000 lần trọng lượng của nó và so sánh được với pepsin và papain. Ngoài ra còn có iod, magnesium, mangan, kalium, calcium, phosphor, sắt, lưu huỳnh.
Tính vị, tác dụng
Quả dứa có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giúp tiêu hoá; nước dứa nhuận tràng, tiêu tích trệ. Nõn dứa thanh nhiệt giải độc; rễ dứa lợi tiểu. Dịch ép lá và quả chưa chín có tác dụng nhuận tràng và tẩy.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Được chỉ định dùng trong các trường hợp thiếu máu, giúp sự sinh trưởng, dưỡng sức, thiếu khoáng chất, trong chứng khó tiêu, khi bị ngộ độc, trong các bệnh xơ cứng động mạch, viêm khớp, thống phong và sỏi, trong chứng béo phì. Bromelin được dùng chữa bệnh rối loạn tiêu hoá dạ dày - ruột, dùng làm thuốc tiêu viêm, giảm phù, chữa các vết thương, vết bỏng cho mau lành sẹo. Dứa còn là nguyên liệu chiết bromelin, có nhiều trong thân dứa (phần lõi trắng của chồi), trong quả (ở vỏ dứa có nhiều hơn trong dịch chiết quả. Thường dùng quả chín để ăn tươi hoặc ép lấy nước uống hoặc dùng bromelin.
Đơn thuốc
Chữa sốt nóng; nõn dứa 30-40g giã vắt lấy nước cốt, uống hay sắc uống.
Chữa tiểu tiện không thông, đái ra sạn, sỏi; dùng rễ cây Dứa 30 - 40g sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Giá: cây thuốc gây xổ, sẩy thai
Người ta thường dùng nhựa mủ làm thuốc duốc cá, có khi cũng dùng lá làm thành bột thả xuống nước, Mủ có thể dùng chữa loét mạn tính.
Gối hạc trắng: cây thuốc chữa tê thấp
Ta cũng thường dùng rễ cây này như rễ Gối hạc chữa tê thấp, rong kinh, đậu sởi, Ở Ân Độ, người ta dùng ngoài làm thuốc giảm đau.
Máu chó: thuốc chữa ghẻ
Hạt có dầu mùi hắc. Khi dùng giã nhỏ, cho thêm ít muối rang đỏ lên rồi ép lấy dầu hoặc giã rồi nấu cho dầu nổi lên mà gạn lấy cũng được.
Bướm bạc trà: trị bệnh sốt
Quả mọng hình bầu dục hay hình trứng, mang phần còn lại của lá đài, dài 8 đến 15mm, có gai, màu đen đen. Hạt rất nhiều, màu nâu, có chấm.
Nhãn: chữa trí nhớ suy giảm hay quên
Cùi Nhãn dùng chữa trí nhớ suy giảm hay quên, tý lự quá ðộ mất ngủ, thần kinh suy nhược, tâm thần mệt mỏi hồi hộp, hoảng hốt.
Cây se: làm liền sẹo
Để dùng ngoài có thể lấy rễ cây tươi giã đắp hoặc dùng nước nấu rễ cây khô để rửa hoặc dùng bông thấm thuốc để đắp
Móng bò Curtis: thuốc uống trị lỵ
Cây mọc ven rừng thường xanh, khô và thường là trên núi đá vôi đến độ cao 500m từ Thừa Thiên Huế qua Khánh Hoà, Bình Thuận đến Đồng Nai.
Gáo viên, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Lá thu hái giữa mùa hè và mùa thu, Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ, giảm đau
Chành ràng: dùng chữa thống phong và thấp khớp
Lá hãm uống dùng trị sốt. Còn dùng chữa thống phong và thấp khớp, trị các vết thương sưng phù và bỏng. Vỏ gỗ nấu nước tắm và chườm nóng làm se
Nóng: cây thuốc trị viêm gan mạn tính
Cây có hình dáng khá đặc biệt với lá to bản và hoa nhỏ xinh xắn. Trong y học cổ truyền, cây Nóng được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Ba bét hoa nhiều: cây thuốc trị đau dạ dày
Cây nhỡ, nhánh non không lông, Lá mọc so le hay mọc đối, phiến lá hình lọng dài 5, 9cm, không lông, mặt dưới có tuyến vàng, gân từ gốc 5, 7, cuống dài
Đậu biếc: cây thuốc lợi tiểu nhuận tràng
Rễ có vị chát, đắng, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ, làm dịu và săn da, Vỏ rễ cũng lợi tiểu và nhuận tràng.
Giềng Giềng, cây thuốc trị ỉa chảy và kiết lỵ
Nhựa cây có màu đỏ, đông lại ngoài không khí, phồng lên trong nước lã và làm cho nước có màu đẹp, Nhựa này có vị se. Hạt có tính tẩy và trừ giun
Phong vũ hoa: dùng trị mụn nhọt ghẻ lở
Ở Vân Nam Trung Quốc, cây và thân tươi được dùng trị mụn nhọt ghẻ lở, đòn ngã sưng đỏ, rắn độc cắn, thổ huyết, băng huyết
Câu kỷ: dùng làm thuốc cường tráng
Câu kỷ tử có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, nhuận phế, mạnh gân xương, lại có tác dụng làm hạ đường huyết.
Hoàng đàn giả, cây thuốc trị đau bụng và tê thấp
Còn dùng để cất tinh dầu thơm hay tán bột làm hương trầm, làm thuốc chữa đau bụng và tê thấp
Quyển bá bám đá: tác dụng thanh nhiệt lợi thấp tiêu viêm
Được dùng trị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, lưng eo đau nhức, mồ hôi trộm, trướng bụng, phù thũng toàn thân, tiểu tiện bất lợi, bỏng lửa, bỏng nước, dao chém xuất huyết, rắn cắn
Mao lương: tiêu phù tiêu viêm
Cây có tác dụng tiêu phù, tiêu viêm, trừ sốt rét, điều kinh, lợi sữa. Lá làm rộp da, khi dùng các bộ phận của cây tươi xát vào da, sẽ tạo ra một mảng đỏ thắm, sau đó phồng lên.
Cam đường: điều trị bệnh ghẻ
Cây nhỡ mọc thành bụi, cao tới 3m, có gai dài tới 4cm. Lá đơn, cứng và hơi dài, hình bầu dục rộng hay trái xoan ngược, dài khoảng 7cm, rộng 5cm
Ngút Wallich: trị các bệnh về đường khí quản
Ở Ấn Độ, người ta dùng quả trị các bệnh về đường khí quản và kích thích đường tiết niệu.
Bàng hôi, cây thuốc gây sổ
Ở Ấn Độ, quả được dùng trị bệnh trĩ, phù, ỉa chảy, phong hủi, giảm mật, đầy hơi và đau đầu. Nếu ăn nhiều nhân hạt sẽ buồn ngủ
Ốc tử: dùng làm thuốc kích thích
Chùm hay chùy có lông dày, hoa to, vàng tươi; lá đài 5, có lông, cánh hoa dài đến 6cm; nhị xếp 5 vòng; bầu 1 ô, 5 giá noãn bên
Mít tố nữ, hạ huyết áp
Khi rọc vỏ quả Mít theo chiều dọc, rồi rút cuống ra các múi mít dính vào cùi như một chum trái cây màu vàng. Cũng có loại Mít tố nữ có múi nhiều, ít xơ, lại có loại quả toàn là xơ
Muồng chét, chữa loét niêm mạc mũi
Ở Campuchia, các bộ phận của cây đều được sử dụng. Hoa dùng hãm hay sắc uống chữa sốt và lọc máu. Gỗ và lá dùng trị nấm ngoài da. Rễ dùng sắc uống trị kiết lỵ
Ba soi, cây thuốc rửa mụn nhọt
Gỗ làm đồ dùng thông thường, làm củi, vỏ cho sợi, Ở Malaixia, người ta dùng lá sắc nước cho phụ nữ sinh đẻ uống và dùng nấu nước rửa mụn nhọt