- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Dũ sang: cây thuốc nhuận tràng
Dũ sang: cây thuốc nhuận tràng
Gốc ở các đảo vùng biển Caribê và bờ biển Bắc của Bắc Mỹ, thường ở nơi khô hạn, Ta có nhập trồng làm cảnh ở Thảo cẩm viên thành phố Hồ Chí Minh vì tán lá đẹp.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Dũ sang, Gaiac - Guaiacum officinale L., thuộc họ Gai chống - Zygophyllaceae.
Mô tả
Cây gỗ cao 3 - 5m, luôn luôn xanh, vỏ thân màu nâu, có lông. Lá mọc đối, kép chẵn, lá chét 4 - 6, xoan thon ngược, rất tù, không cuống, không lông; lá kèm ngắn. Xim ở nách lá; hoa nhỏ; lá đài 5, bằng nhau; cánh hoa 5, màu lam; nhị 10, rời nhau; bầu có cuống ngắn, 2 - 3 ô. Quả nang tròn tròn có 2 cạnh như cánh, không lông, vàng khi chín.
Bộ phận dùng
Gỗ và nhựa - Lignum et Resina Guaiaci.
Nơi sống và thu hái
Gốc ở các đảo vùng biển Caribê và bờ biển Bắc của Bắc Mỹ, thường ở nơi khô hạn. Ta có nhập trồng làm cảnh ở Thảo cẩm viên thành phố Hồ Chí Minh vì tán lá đẹp.
Thành phần hoá học
Cây chứa nhựa (20 - 25%), chứa acid guaiaconic a và b (20%), acid guaiaretic (10%) acid guaiacic, nhựa b-guaiacic, chất màu vàng, vanilin, saponin, acid guaicosaponic, guaiaguttin.
Tính vị, tác dụng
Lõi gỗ thơm, nhựa nâu trong có tác dụng kích thích tại chỗ, phấn khích, hơi nhuận tràng, chống viêm. Lá có tác dụng làm ra mồ hôi.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở Âu châu, người ta dùng lõi gỗ sắc uống nóng làm thuốc ra mồ hôi; cũng có hiệu quả đối với chứng đau họng. Cồn guaiac dùng làm đối chứng cho sự hiện diện của các yếu tố oxy hoá, nó biến đổi thành màu lam. Gỗ rất cứng, dùng làm hòn ném. Nhựa được dùng như chất chống oxy hoá đối với các chất béo và dầu ăn.
Ở Ân Độ, nhựa cũng được dùng làm thuốc nhuận tràng nhẹ và dùng điều trị thấp khớp mạn tính và thống phong. Dùng dưới dạng viên thuốc ngậm để điều trị sưng amygdal, viêm hầu họng với thấp khớp. Cây dùng làm chất giữ màu của thức ăn đóng hộp và chống oxy hoá cho mỡ. Được sử dụng dưới dạng cồn thuốc để thăm dò sự biến màu của máu và thử sự hiện diện của các glucosid cyanogenetic. Vỏ thân cũng chứa một chất nhựa khác nhưng cũng tương đồng với nhựa của gỗ, nó có vị cay và kích thích, được sử dụng làm cồn thuốc và làm thuốc viên.
Bài viết cùng chuyên mục
Cách lông vàng: khư phong giảm đau
Cách lông vàng là một loại cây dược liệu quý hiếm, thuộc họ Cỏ roi ngựa. Cây này có nhiều tác dụng trong việc điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp, thần kinh.
Guồi, cây thuốc trị lỵ và bệnh gan
Ở Campuchia, thân cây được sử dụng làm các chế phẩm thuốc trị lỵ và bệnh về gan và bệnh ghẻ cóc, Có khi người ta ngâm rượu làm thuốc cho phụ nữ
Giáng hương, cây thuốc điều kinh
Ở Campuchia, rễ cây Giáng hương, phối hợp với những vị thuốc khác, dùng để điều kinh, Dịch đỏ chảy ra từ vỏ cây, nếu sấy khô sẽ cho một chất nhựa
Hồng: cây thuốc giáng nghịch hạ phong
Hồng (hay còn gọi là hồng táo, táo tàu) là một loại quả quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, hồng còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, đặc biệt có tác dụng giáng nghịch hạ phong, bổ huyết, nhuận táo.
Ba gạc Vân Nam, cây thuốc chữa huyết áp cao
Cụm hoa ở nách lá, ngắn, hoa không lông, tràng có ống dài, 4 thuỳ tròn, nhị đính ở nửa dưới ống tràng; bầu không lông, Quả màu hồng
Nghể: giải nhiệt chữa ho
Ở Ấn Độ và Malaixia, người ta thường xem Nghể như là thuốc bổ và dùng lá để nấu ăn như các loại rau. Phụ nữ thích dùng nó xem như thuốc lọc máu.
Khóm rằn, thuốc trị ung sang thũng độc
Loài của Nam Mỹ được nhập trồng làm cảnh vì lá và hoa đẹp, Người ta còn trồng một loài khác là Billbergia zebrina Lindl có hoa màu lục
Nghể thường: chữa đau ruột
Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ sắc uống chữa đau ruột và cây được dùng tán bột uống chữa viêm phổi
Nhàu lông: làm săn da
Loài của các nước Đông Dương, Thái Lan, Ấn Độ, Mianma. Ở nước ta, cây thường mọc ở rừng thưa, rừng còi Tây Nguyên
Khế rừng: thuốc tăng lực bà đẻ
Dân gian thường dùng nấu nước cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho chóng lại sức, Có khi thêm các vị rễ Bổ béo, Ké hoa vàng, Dạ cẩm với liều bằng nhau.
Cải rừng tía, làm mát máu
Các phần non của cây dùng làm rau ăn luộc, xào, hay nấu canh. Cây còn được dùng chữa viêm họng, đau mắt viêm tuyến vú và sưng lở
Bên bai: chữa huyết áp cao
Lá thuôn, thuôn ngọn giáo, nhọn mũi hay hơi có đuôi và tù ở đầu, nhọn ở gốc, bóng loáng ở mặt trên; cuống dài 1,5cm. Hoa trắng, rất thơm, thành xim ở ngọn dạng ngù.
Gõ đỏ, cây thuốc chữa đau răng
Vỏ được dùng trong thú ý giúp ăn ngon và bổ đối với động vật nuôi, như ngựa, người ta dùng hạt sắc nước xoa ngậm chữa đau răng
Chìa vôi bốn cạnh: trị rối loạn tiêu hoá
Ở nước ta, nhân dân thường dùng dây sắc uống làm trà cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho lại sức, Còn Ấn Độ, người ta dùng lá và chồi hoa giã làm bột để trị rối loạn tiêu hoá.
Kim cang quả to: thuốc chữa tê thấp
Cây này cũng được sử dụng trong y học dân tộc của Lào làm thuốc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ và làm thuốc chống ho.
Đắng cay ba lá: cây thuốc chữa đau bụng
Dân gian sử dụng như Đắng cay; lấy quả, hạt ngâm rượu uống để làm nóng, chữa đau bụng, chống nôn, tả, lỵ, Quả nhai ngậm chữa chảy máu răng.
Gai dầu, cây thuốc trị huyết hư
Dùng trị huyết hư, tân khụy trường táo tiện bí, Dùng tốt cho chứng táo bón kéo dài ở người già và phụ nữ bị đại tiện sau khi đẻ
Hồng nhiều hoa: cây thuốc chữa phong thấp nhức mỏi
Quả già thường được chữa phong thấp nhức mỏi, kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, Ở Ân Độ, quả dùng đắp các vết loét, vết thương.
Cải củ: long đờm trừ viêm
Củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng làm long đờm, trừ viêm, tiêu tích, lợi tiểu, tiêu ứ huyết, tán phong tà, trừ lỵ.
Gáo tròn, cây thuốc sát trùng
Ở Ân Độ, người ta dùng vỏ làm thuốc sát trùng các vết thương, Ở Campuchia, người ta dùng rễ trị ỉa chảy và lỵ
Cam hôi: thuốc trị ho
Cây mọc trên các đồi cát, dọc theo biển từ Khánh Hoà tới Bình Thuận. Có thể thu hái rễ, lá quanh năm
Chi tử bì: rễ cây được dùng trị phong thấp
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Vân Nam Trung Quốc, rễ cây được dùng trị phong thấp, đòn ngã và bệnh bạch huyết
Quýt rừng: chữa các bệnh đường hô hấp
Quả ăn được, quả và lá dùng để chữa các bệnh đường hô hấp, dân gian cũng dùng rễ nấu nước uống cho phụ nữ sau khi sinh đẻ
Bù dẻ lá lớn: trừ phong thấp
Rễ có vị cay, đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, bổ gân cốt. Lá có vị nhạt, hơi thơm, tính bình; có tác dụng tán ứ tiêu thũng, ngừng ho.
Mã liên an, chữa bệnh dạ dày
Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ để chữa Dạ dày, ruột quặn đau, tiêu hoá không bình thường, cảm mạo, viêm ruột ỉa chảy, đau bụng, viêm ruột thừa, viêm thận mạn tính