- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đu đủ rừng: cây thuốc chữa phù thũng
Đu đủ rừng: cây thuốc chữa phù thũng
Lõi thân dùng chữa phù thũng, đái dắt, tê thấp và làm thuốc hạ nhệt, làm phổi bớt nóng, Cũng được xem như là có tác dụng bổ; thường dùng nhầm với vị Thông thảo.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đu đủ rừng, Thông thảo gai, Thầu dầu núi - Trevesia palmata (Roxb.) Vis, thuộc họ Nhân sâm -Araliaceae.
Mô tả
Cây nhỡ cao 7 - 8m hay hơn, thân ít phân nhánh, cành có gai, ruột xốp. Lá đơn, phiến lá phân thuỳ chân vịt, xẻ sâu như lá thầu dầu, có 5 - 9 thuỳ nhọn có răng, gân nổi ở hai mặt, mép lá có răng cưa thô; cuống lá dài và có gai. Lá non phủ lông mềm, màu nâu nhạt, lá già nhẵn. Hoa mọc thành tán, tụ thành chuỳ ở nách. Hoa to khoảng 1cm, màu trắng: Quả dài 13 - 18mm, có khía; hạt dẹp.
Hoa tháng 5 - 6, quả tháng 7 - 9.
Bộ phận dùng
Lôi thân - Medulla Trevesiae, thường gọi là Thích thông thảo; tránh nhầm với vị Thông thảo là lõi thân của cây Thông thoát mộc (Tetrapanax papyriferrus). Lá cũng được dùng.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Việt Nam. Cây mọc ở chỗ ẩm dọc theo các sông, suối, ở thung lũng các rừng phục hồi. Thu hái lõi thân vào mùa thu, phơi khô. Lá thu hái quanh năm.
Tính vị, tác dụng
Lõi thân có tác dụng thông tiểu, tiêu phù, lợi sữa.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Lõi thân dùng chữa phù thũng, đái dắt, tê thấp và làm thuốc hạ nhệt, làm phổi bớt nóng. Cũng được xem như là có tác dụng bổ; thường dùng nhầm với vị Thông thảo. Liều dùng 20-30g dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với cây Mua đỏ. Lá được dùng nấu nước xông chữa tê liệt bại người và giã đắp chữa gẫy xương. Ở Trung Quốc, người ta dùng lá chữa đòn ngã tổn thương hay dao chém thương tích.
Bài viết cùng chuyên mục
Lan tục đoạn Trung Quốc, thuốc thanh nhiệt dưỡng âm
Vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, hoá đàm chỉ khái, tư âm giải độc, lương huyết giảm đau, nhuận phế sinh tân
Móng bò Champion: hoạt huyết
Thứ có lông xám phân bố ở vùng nam lục địa Trung Quốc đến các đảo Hải Nam, Đài Loan. Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi đá vôi Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Chóc roi: dùng trị ho có đờm nhiều
Nhân dân hái làm rau lợn hoặc lấy bẹ muối dưa ăn nên cũng gọi là rau Chóc, Củ được dùng trị ho có đờm nhiều, trị viêm khí quản
Dương đầu tà, cây thuốc trị vết thương
Cụm hoa ở nách lá gồm 1, 3 bông, Hoa trắng, khi khô chuyển sang màu vàng, Quả hình trứng, bao bởi đài hoa cùng lớn lên với quả
Ngọt nai: uống sau khi sinh đẻ
Vỏ cây được dùng trong y học dân gian Lào, sắc nước cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ.
Nhàu lá nhỏ: dùng rễ trị thấp nhiệt sinh ỉa chảy
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta chỉ gặp ở Quảng Bình
Ngâu: chữa sốt vàng da
Hoa và lá Ngâu được dùng chữa sốt, vàng da, hen suyễn. Ngày dùng 10 đến 16g, dưới dạng thuốc sắc.
Ba gạc Cuba, cây thuốc chữa sốt rét
Dạng cao chiết thô từ vỏ rễ R tetraphylla di thực vào Việt Nam có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt và kéo dài, ngoài ra còn có tác dụng an thần, thu nhỏ đồng tử
Cây sữa trâu: thuốc uống lợi sữa
Nhân dân vùng Bằng Khánh, huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn dùng cây làm thuốc uống lợi sữa.
Đỗ trọng: cây thuốc bổ gan thận
Đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ấm, có tác dụng bổ gan thận, mạnh gân xương, dưỡng huyết, ấm tử cung, an thai.
Han voi: cây thuốc chữa ho hen
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ: Thân cây có lông gai rất độc, chạm vào sẽ gây bỏng rát. Lá đơn: Hình trái tim, mặt trên có lông, mép lá có răng cưa. Hoa nhỏ: Mọc thành cụm ở nách lá. Quả hạch: Nhỏ, chứa hạt.
Bạch liễm, cây thuốc chữa trĩ, mụn nhọt
Thường dùng chữa trĩ rò, tràng nhạc, mụn nhọt sưng lở, bỏng lửa và bỏng nước, Liều dùng 6, 12g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy rễ giã đắp chỗ đau
Mã tiền, thông lạc, chỉ thống
Đến mùa quả chín, ta hái được quả già bổ ra lấy hạt, loại bỏ các hạt lép non hay thối đen ruột, phơi nắng hoặc sấy đến khô. Để nơi khô ráo tránh mối mọt
Hoàng cầm Ấn, cây thuốc thư cân hoạt lạc
Tính vị, tác dụng, Vị cay, hơi đắng, tính ấm, hơi thơm; có tác dụng thư cân hoạt lạc, tán ứ chỉ thống
Cỏ chét ba: chữa ho gà ho khản tiếng
Dùng trị cảm mạo, trẻ em kinh phong, ho gà, ho khản tiếng, sưng hầu họng, cũng dùng chữa mụn nhọt độc, apxe, rắn và trùng độc cắn, đòn ngã tổn thương
Cang mai: chữa ho, cảm sốt
Lá và rễ sắc uống dùng trị ho, viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, lao phổi. Lá còn được dùng trị thấp khớp và làm thuốc sát trùng
Hàm ếch, cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, giải độc tiêu thũng
Cỏ mật nhẵn: cây thuốc điều trị cảm sốt và tê thấp
Ở Nam Phi Châu, người ta dùng toàn cây hoặc rễ nấu nước pha vào nước tắm để điều trị cảm sốt và tê thấp, Rễ của cây Cỏ mật Chloris barbata Sw, cũng được dùng làm thuốc bổ máu, thông máu
Lá lốt, thuốc trị phong hàn thấp
Dùng trị phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại, rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng
Luân rô đỏ: đắp trị đau mắt
Cây mọc ở lùm bụi, ven rừng, rừng còi, từ Khánh Hoà tới Đồng Nai. Công dụng: Dân gian dùng lá làm thuốc giã đắp trị đau mắt.
Chân kiềng: cây thuốc rửa chữa vết thương
Nhị dài cỡ 1,5mm, có chỉ nhị ngắn, mào trung đới hình đĩa, hơi có lông ở đỉnh. Bầu có lông trên khắp bề mặt; núm nhuỵ hình phễu rộng, hơi dài hơn bầu
Cỏ bông: dùng sắc nước uống lợi tiểu
Cỏ sống hàng năm, thân cao 15 đến 45cm, thành bụi dày thường mảnh, lá hẹp, hình dải dài 2,5 đến 7,5cm, nhẵn, mép ráp bẹ lá nhẵn, họng có lông dài, lưỡi bẹ có dạng một vòng lông mi
Hoàng kỳ, cây thuốc giải độc
Tính vị, tác dụng, Hoàng kỳ có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng giải độc, lợi tiểu tiện, tiêu thũng, bổ khí, liễm hầu
Cà đắng ngọt: khư phong lợi thấp
Vị ngọt rồi đắng, tính hàn, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong lợi thấp, hoá đàm.
Ba chẽ, cây thuốc chữa lỵ
Mặt dưới lá màu trắng bạc, Lá non có lông trắng ở cả hai mặt, Hoa màu trắng tụ họp ở nách lá. Quả đậu có lông, thắt lại ở các hạt