Đót: cây thuốc trị ve chui vào tai

2017-11-10 12:23 PM

Thân lá dùng để lợp nhà, Cụm hoa già làm chổi, Lá dùng gói bánh chưng thay lá dong. Nước vắt chồi lá non dùng nhỏ tai trị ve chui vào tai.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đót, Chít - Thysanolaena latifolia (Roxb. ex Hornem.) Honda (T.maxima O. Ktze), thuộc họ Lúa - Poaceae.

Mô tả

Cỏ cao tới 3,5m hay hơn, giống sậy và lau. Thân to 5 - 8mm. Lá cứng, hình giáo rộng, nhọn mũi, ôm lấy thân, có mép, hơi ráp, dài 30 - 60cm, rộng 5 - 10cm. Chuỳ hoa ở ngọn, mềm, lúc đầu dựng đứng rồi mọc toả ra, dài 30-60cm, có nhánh mịn và rất nhiều. Bông nhỏ rất nhiều, h́nh dải thuôn, dài 1 - 1,5mm. Quả thóc nhỏ thuôn, gần h́nh cầu, nằm trong những mày nhỏ cứng.

Bộ phận dùng

Chồi lá và sâu thân - Gemma Thysanolaenae et Brihaspa.

Nơi sống và thu hái

Cây của vùng Ân Độ, Malaixia, thường gặp trên đất khô vùng núi, trong các savan ven các rừng của nước ta từ 50m đến độ cao 2000m.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thân lá dùng để lợp nhà. Cụm hoa già làm chổi. Lá dùng gói bánh chưng thay lá dong. Nước vắt chồi lá non dùng nhỏ tai trị ve chui vào tai. Ở miền Bắc nước ta, có một loài bướm (Brihaspa atrostigmella thuộc họ Lepidop tera) đẻ trứng ở ngoài thân cây và các con sâu nhộng chui vào lớn lên trong các chồi của cây Đót vào mùa đông. Người ta bắt những sâu này để bán và làm thuốc. Nhộng có màu trắng vàng dài khoảng 35mm, có thể ăn sống với một ít rượu hoặc xào với mỡ. Người ta dùng thay vị Đông trùng hạ thảo, có tính bồi dưỡng và bổ.

Ghi chú

Vị thuốc Đông trùng hạ thảo là một loài nấm có tên Cordyceps sinensis (Berk) Sace., thuộc họ Hypocreaceae. Nấm này mọc ký sinh trên sâu non của một loài sâu họ Cánh bướm. Nấm hút chất bổ từ con sâu non nằm dưới đất trong mùa đông làm sâu chết và đến mùa hè, nấm phát triển khỏi mặt đất nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu con sâu. Vào tháng 6 - 7, người ta đào lấy tất cả xác sâu và nấm mang về rửa sạch phơi hơi khô, phun rượu rồi phơi khô hẳn để dùng. Như vậy, vị thuốc gồm có phần sâu non dài 2 - 3cm và quả thể của nấm dài 3 - 5cm, có khi hơn, tới 11cm, có gốc phình, đầu nhọn, có thể đặc khi còn non hoặc rỗng khi già. Đông trùng hạ thảo thường xuất hiện trong các rừng ẩm ướt của các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Tây Khương, Tây Tạng của Trung Quốc; chưa được ghi nhận có ở nước ta. Dược điển của Trung Quốc ghi về tính vị, công năng và chủ trị của Đông trùng hạ thảo: Vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ phế, ích thận; chỉ huyết hoá đàm, dùng chữa hư la

Bài viết cùng chuyên mục

Lan vẩy rắn: thuốc nhuận phế hoá đàm

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng nhuận phế hoá đàm, chỉ khái bình suyễn, tư âm bổ thận, ích vị sinh tân.

Nhàu lông: làm săn da

Loài của các nước Đông Dương, Thái Lan, Ấn Độ, Mianma. Ở nước ta, cây thường mọc ở rừng thưa, rừng còi Tây Nguyên

Bí bái: khư phong hoạt huyết

Bí bái có vị ngọt, thơm, hơi cay, tính bình. Vỏ đắng và chát. Rễ, gỗ, lá có tác dụng khư phong hoạt huyết, hành khí giảm đau. Quả kiện tỳ tiêu thực.

Muồng Java, thanh nhiệt giải độc

Quả ăn với trầu, nhưng cũng gây ra những rối loạn như bị say rượu, Trung Quốc, người ta dùng quả trị đau dạ dày, sốt rét, cảm mạo, sởi, thuỷ đậu, bị tiểu tiện

Quế Bon: dùng trị cảm lạnh

Có vị ngọt cay, mùi thơm, tính nóng, cũng được dùng trị cảm lạnh, kích thích tiêu hoá, trị ỉa chảy và sát trùng.

Chanh rừng: dùng để chế loại nước uống tăng lực

Cây của Việt Nam và Campuchia, thường gặp trong rừng rậm ở Campuchia và trên đất cát nghèo ở Việt Nam tại tỉnh Đồng Nai và ra tới Côn Đảo.

Bài cành, cây thuốc lợi tiểu

Cây phân bố ở Ân Độ, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc trong rừng hơi ẩm, thuộc một số tỉnh phía Nam như Tây Ninh, Sông Bé

Đưng láng, cây thuốc trị ho

Loài phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanca, Inđônêxia, Ôxtrâylia, Ở nước ta, cũng chỉ gặp ở ven rừng vùng Sapa, tỉnh Lào Cai

Ốc tử: dùng làm thuốc kích thích

Chùm hay chùy có lông dày, hoa to, vàng tươi; lá đài 5, có lông, cánh hoa dài đến 6cm; nhị xếp 5 vòng; bầu 1 ô, 5 giá noãn bên

Mặt cắt: chữa viêm tuyến vú

Mắt cắt, xay trúc đào là một loại cây dược liệu có giá trị, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Cây có nhiều tên gọi khác nhau và được phân loại thuộc họ Đơn nem.

Chạc ba: đắp làm liền gân

Loài của ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanka và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh

Đậu rựa: cây thuốc trị hư hàn

Quả non có thể xào nấu, quả già ương thì lấy hạt hầm với thịt gà, thịt lợn rất ngon và bổ, Thường được dùng làm thuốc trị hư hàn, ách nghịch, nôn mửa.

Lá ngón, cây thuốc độc

Vị đắng, cay tính nóng rất độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, bạt độc, giảm đau, sát trùng, chống ngứa

Ba bông: cây thuốc chữa khô da

Ba bông (cỏ mao vĩ đỏ), hay còn gọi là Aerva sanguinolenta, là một loại cây thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền. Cây có hình dáng đặc trưng với thân và nhánh mềm mại, thường mọc lan rộng.

Muối hoa trắng: lương huyết giải độc

Rễ, lá dùng trị viêm hầu họng, cảm mạo phát nhiệt, ong vàng châm, gãy xương ngoại thương, rắn cắn, phong thấp đau nhức khớp, ho.

Cát đằng thon: dùng khi bị rong kinh

Ở Ấn Độ, dịch lá được dùng khi bị rong kinh và cho vào tai chữa điếc tai, ở Malaixia, lá giã ra dùng đắp vết đứt và nhọt

Mướp rừng, chữa sâu răng và đau răng

Ngọn hay lá non thái nhỏ xào hay nấu canh ăn như rau Mồng tơi. Dân gian dùng lá nhai nát ngậm rồi nhỏ cả nước lẫn bã để chữa sâu răng và đau răng

Bạch thược nam, cây thuốc chữa đau xương

Cây nhỏ, nhánh non có lông mịn, Lá đa dạng có lông mịn ở mặt dưới. Ngù hoa có lông mịn, rộng 8cm, Đài có lông mịn, hai môi, 5 răng

Luân rô đỏ: đắp trị đau mắt

Cây mọc ở lùm bụi, ven rừng, rừng còi, từ Khánh Hoà tới Đồng Nai. Công dụng: Dân gian dùng lá làm thuốc giã đắp trị đau mắt.

Me, thanh nhiệt, giải nắng

Cũng được trồng ở nước ta làm cây bóng mát và lấy quả ăn, chế mứt, làm nước giải khát hoặc nấu canh chua. Ta thu hái lá và vỏ quanh năm; thu quả vào mùa đông

Liễu tường hoa đỏ, thuốc trị ho

Công dụng, chỉ định và phối hợp Cành dùng làm thuốc trị ho, cảm, Ở Trung Quốc, cành lá được dùng trị đòn ngã gẫy xương

Cáp to: chữa phù và phát ban

Cây cáp to thường là cây nhỏ mọc đứng hoặc leo, có khi là cây gỗ lớn cao tới 12m. Cây có nhiều gai nhọn, nhánh non phủ lông vàng.

Lọ nồi, thuốc trị bệnh ngoài da

Người ta cũng dùng hạt chứa dầu mà người ta gọi là dầu Đại phong tử thật, Dầu này dùng trị bệnh phong hủi và các bệnh ngoài da khác

Khoai dái, thuốc tiêu viêm

Trong y học cổ truyền, thường dùng Dái củ, Nó có vị đắng, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, long đờm, cầm máu

Mắc coọc: thanh nhiệt giải khát

Quả có vị chua, hơi ngọt và hơi chát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch, mát phổi. Vỏ rễ có vị chua chát, tính hàn, có tác dụng giải độc, trừ ngứa.