- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đơn tướng quân, cây thuốc tiêu độc, chống dị ứng
Đơn tướng quân, cây thuốc tiêu độc, chống dị ứng
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đơn tướng quân, Trâm chụm ba, Cây rau chiếc - Syzygium formosum (Wall) Matsam, var. ternifolium(Roxb). Merr et Perry (Eugenia ternifolia Roxb.), thuộc họ Sim - Myrtaceae.
Mô tả
Cây gỗ lớn, cao 10 - 12m. Lá to, mọc đối xứng nhưng thường chụm 3 lá một, phiến lá cứng và nhẵn bóng, thuôn dài 12 - 17cm, rộng 4 - 5cm hay hơn; gân phụ 10 - 14 đôi; cuống ngửa. Cụm hoa ở nhánh già; hoa to, nụ cao 2,5mm, rộng đến 1,5cm; cánh hoa đỏ, rộng hơn 1cm; nhị dài 2cm. Quả mọng hình cầu thõng xuống mang vết tích của đài và vòi, chứa 2 hạt màu xanh lục, thịt nhạt.
Hoa tháng 4 - 5, quả tháng 6 - 7.
Bộ phận dùng
Lá - Folium Syzygii Formosi
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Capuchia, Việt Nam. Ởnước ta, cây mọc hoang gần sông suối, ven rừng phục hồi ở Hà Giang, Vĩnh Phú, Hà Tây, Bắc Thái, tới Đồng Nai và cũng được trồng ở Hà Nội để làm thuốc. Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Thu hái lá bánh tẻ quanh năm, thường dùng tươi nhưng có thể phơi hay sấy khô để dùng dần.
Thành phần hoá học
Trong lá có 2-3% tinh dầu.
Tính vị, tác dụng
Có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh với những vi khuẩn gram +, như cầu khuẩn.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Nhân dân thường dùng lá Đơn tướng quân chữa các loại đơn độc sưng tấy, sưng viêm mẩn ngứa, mày đay với liều 100g sắc uống hàng ngày; dùng riêng hay phối hợp với các loại lá đơn khác như Đơn châu chấu, Đơn kim, Đơn đỏ. Có thể dùng ngoài để tắm ghẻ. Còn dùng chữa các chứng viêm họng cấp và mạn, viêm bàng quang.
Đơn thuốc
Chữa dị ứng mày đay, hay nổi mẩn ngứa khắp mình: Đơn tướng quân, Tầm phỏng nấu nước tắm khi nước còn nóng, hoặc dùng mỗi vị 100 g sắc uống và xông.
Chữa viêm họng đỏ, viêm phế quản cấp và mạn tính. Lá Đơn tướng quân nấu cao đặc trộn với bột nếp và mật ong làm viên uống hoặc ngậm.
Bài viết cùng chuyên mục
Hoắc hương nhẵn: cây thuốc trị ho ra máu
Hoắc hương nhẵn, với tên khoa học là Agastache rugosa, là một loại cây thảo dược quý hiếm, từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là ho ra máu.
Ngọc nữ: trị viêm tai giữa mạn tính
Cây nhỡ nhẵn, nhánh gần như leo cuốn, sinh trưởng khoẻ. Lá mọc đối, xoan ngọn giáo, có mũi nhọn, mép nguyên dài.
Phong hà: chữa kinh nguyệt không đều
Vị ngọt, tính ấm, có tác dụng khư phong lợi thấp, hoạt huyết tán ứ, điều kinh, tiêu thũng giảm đau, thường được dùng chữa phong thấp tê đau, thiên đầu thống, kinh nguyệt không đều
Nấm thông, trị chứng phụ nữ bạch đới
Thịt dày, cứng, trắng, có mùi vị dễ chịu, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt giải phiền, đường huyết hoà trung, thư cân hoạt huyết, bổ hư đề thần
Đài hái: cây thuốc thanh nhiệt sát trùng
Nước sắc thân lá hay nước ép đều có tính kháng sinh, có thể dùng thân lá đốt xông khói chữa loét mũi, dây lá ngâm nước cho thối ra cũng có tính sát trùng mạnh.
Hoa hồng: cây thuốc hoạt huyết điều kinh
Hoa hồng ( Rosa chinensis Jacq), thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), từ lâu đã được biết đến với vẻ đẹp kiêu sa và hương thơm quyến rũ. Không chỉ là biểu tượng của tình yêu và vẻ đẹp, hoa hồng còn là một vị thuốc quý giá.
Luân kế: hoạt huyết tán ứ
Cây mọc hoang ở vùng núi cao lạnh, chỗ ẩm mát thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Sơn La, Nghĩa Lộ đến Kontum, Lâm Đồng. Cũng được trồng làm thuốc.
Lốp bốp, thuốc bổ
Thường dùng 8 đến 12g ngâm rượu uống. Dân gian còn dùng nó trị dị ứng do ăn uống, trị phong ngứa ban trái, trị gan nóng
Lấu bò, thuốc giảm đau
Cây của vùng Ân Độ, Malaixia, mọc hoang bám trên các cây gỗ hay trên đá. Thu hái toàn cây quanh năm dùng tươi hay phơi khô
Lục lạc kim: trị đau mình mẩy
Lục lạc kim là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), được biết đến với hình dáng đặc biệt và nhiều công dụng trong y học dân gian. Cây có kích thước nhỏ gọn, hoa vàng tươi và quả hình trụ dài, chứa nhiều hạt nhỏ.
Cau chuột núi: quả dùng ăn trầu
Ở Campuchia, phần ruột của thân được dùng ăn. Quả dùng ăn trầu
Dướng, cây thuốc bổ thận
Cây mọc hoang trong rừng ở nhiều nơi của nước ta và cũng được trồng quanh các làng và làm cảnh, Thu hái quả chín vào mùa hè, thu, rửa sạch, phơi khô
Lùng: trị viêm khí quản và ho suyễn
Loài phân bố từ Madagascar tới Việt Nam, Nam Trung Quốc, Philippin, ở nước ta, cây thường mọc nơi ẩm trong rừng; cũng thường được trồng lấy thân làm dây buộc.
Kim sương, thuốc trị cảm mạo
Lá dùng trị cảm mạo, rắn độc cắn, các vết thương nhiễm trùng hay sâu bọ đốt. Lá sao vàng ngâm rượu xoa bóp chữa tê thấp, teo cơ
Loa kèn đỏ, đắp cầm máu
Gốc ở Nam Mỹ, được nhập vào trồng làm cảnh khá phổ biến với tên Amaryllis, người ta cũng tạo được những thứ có màu trắng hay màu vàng cam
Nam sa sâm: trị ho ra máu
Loài của Xri Lanca, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào, Bắc Việt Nam. Thường gặp trong các ruộng hoang vùng chợ Cành, tỉnh Ninh Bình.
Giá co: cây thuốc thanh nhiệt mát gan
Lá nấu canh ăn được, Dân gian dùng toàn cây chữa rắn cắn và chữa chân tay co quắp, Ở Trung Quốc có nơi dùng chữa bệnh về gan và phổi.
Cà độc dược lùn, đắp nhọt loét và cá độc cắn
Vị cay, đắng, tính ấm, có độc, có tác dụng làm tê, chống đau, ngừng ho ngăn suyễn, trừ đàm, khử phong thấp như Cà độc dược, làm dịu thần kinh
Chóc: dùng trị nôn mửa ở phụ nữ có thai
Thường dùng trị nôn mửa ở phụ nữ có thai, nôn mửa trong trường hợp viêm dạ dày mạn tính, chữa ho, hen suyễn nhiều đờm, họng viêm có mủ, đau đầu hoa mắt.
Muối hoa trắng: lương huyết giải độc
Rễ, lá dùng trị viêm hầu họng, cảm mạo phát nhiệt, ong vàng châm, gãy xương ngoại thương, rắn cắn, phong thấp đau nhức khớp, ho.
Bạch xà (cây): cây thuốc hạ nhiệt
Được dùng làm thuốc long đờm trong trường hợp viêm khí quản và làm tiết mật, có tác dụng nhuận tràng nhẹ, Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hay tán bột uống.
Muồng xiêm: trị bệnh về âm đạo
Ở Campuchia, hoa, lá non và quả non để dùng được làm rau ăn với lẫu mắm. Gỗ lõi nghiền thành bột, trộn với dầu dừa, hoặc nấu nước dùng trị ghẻ.
Cói quăn bông tròn: cây thuốc trị cảm mạo, kinh nguyệt không đều
Thân rễ có vị cay, tính ấm; có tác dụng điều kinh giảm đau, hành khí giải biểu, Toàn cây có vị cay, hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong bổ dương, giải uất điều kinh
Nàng hai: dùng trị sốt kéo dài
Nàng hai, với tên khoa học Dendrocnide sinuata, là một loài thực vật thuộc họ Gai (Urticaceae). Cây này nổi tiếng với những chiếc lá chứa nhiều lông gai độc, gây cảm giác ngứa rát khi tiếp xúc.
Bứa nhà, trị dị ứng mẩn ngứa
Lá và vỏ quả thường dùng nấu canh chua. Quả chín ăn giải khát; áo hạt có vị chua ngọt. Vỏ thường dùng trị dị ứng, mẩn ngứa và bệnh ngoài da