Đơn rau má, cây thuốc trừ phong thấp

2017-11-09 06:57 PM
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt và đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giải độc, hoạt huyết, tiêu sưng

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đơn rau má, Vẩy ốc đỏ, Cỏ bi đen - Pratia nummularia (Lam.) A. Br. et. Aschers. (P. begoniifolia Lindl.), thuộc họ Hoa chuông - Campanulaceae.

Mô tả

Cây thảo mọc nằm, bò, dài 30 - 50cm, bám rễ vào đất. Lá mọc so le, có phiến mỏng, mép lượn tai bèo hay có răng, nom như vẩy ốc hay lá rau má; cuống lá và mặt dưới lá có lông. Hoa màu hồng, trắng hay vàng ở nách lá, thường đơn độc, có 5 lá đài gắn liền với bầu; tràng hình môi có 5 thuỳ mà 2 cái trong hẹp, 3 cái ngoài hình trái xoan, nhị 5, bầu dạng trứng. Quả mọng, màu đen đen hay đỏ tím, tròn, to bằng quả bi, bao bởi 5 lá đài tồn tại. Hạt nhiều và nhỏ, hình trứng hẹp, nhẵn.

Ra hoa tháng 4 - 6, quả tháng 6 - 8.

Bộ phận dùng

Toàn cây hoặc quả - Herba seu Fructus Pratiae.

Nơi sống và thu hái

Đơn rau má phân bố ở nhiều nước châu Á. Ở nước ta, nó thường mọc ở nơi ẩm mát, ven rừng nương rẫy, nhất là dọc các lối đi vào rừng ở các vùng núi cao từ 700 - 2000m của nhiều tỉnh miền núi phía Bắc vào tận Lâm Đồng. Có thể thu hái cây vào mùa hạ-thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hoá học

Trong lá có các thành phần: nước 88,2%; protid 2,3%, glucid 6,9%, xơ 1,2%, tro 1,4%, caroten 3,6mg% và vitamin C 5mg%.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt và đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giải độc, hoạt huyết, tiêu sưng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ta thường dùng theo kinh nghiệm dân gian để chữa ngứa trong người, chữa đau dạ dày, chữa viêm thanh quản, sưng mắt. Cũng dùng giải nhiệt, chữa sốt, chữa đái buốt, đái vàng. Ngày dùng 20 - 30g. Ở Inđônêxia, người ta dùng chữa bệnh spru. Ở Trung Quốc, người ta dùng chữa 1. Đau thấp khớp; 2. Kinh nguyệt không đều, khí hư, di tinh, 3. Thoát vị bàng quang. Liều dùng 30 - 60g, dạng thuốc sắc. Không dùng cho người có thai. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, vết thương chảy máu, áp xe vú, đinh nhọt, viêm mủ da; lấy cây tươi giã đắp.

Đơn thuốc

Đau thấp khớp, đòn ngã: Dùng 120g Đơn rau má ngâm trong 500ml rượu trắng. Uống mỗi lần 10 - 15ml; ngày 3 lần; liên tục trong 2 - 5 ngày.

Di tinh, khí hư: Dùng quả Đơn rau má, quả Kim anh, rễ Bạch quả, rễ cây Hoa phấn mỗi vị 12g, sắc nước uống.

Thoát vị bàng quang: Quả Đơn rau má, quả Xoan, hạt Tiểu hồi, mỗi vị 12g, sắc nước uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Ké đầu ngựa, thuốc chữa phong hàn đau đầu

Ké đầu ngựa được dùng chữa phong hàn đau đầu, tay chân đau co rút, phong tê thấp, đau khớp, mũi chảy nước hôi, mày đày, lở ngứa, tràng nhạc

Bạch đậu khấu, cây thuốc chữa đau bụng lạnh

Thường dùng trị bị nhiễm lạnh đau bụng, khí trệ, bụng đầy trướng, nôn oẹ, hoặc sáng ăn tối nôn, ăn không tiêu, đau bụng ỉa chảy, hay ợ hơi, trúng độc rượu

Chiêu liêu nghệ: chữa đi ỉa lỏng và lỵ

Chiêu liêu nghệ có thể dùng chữa tất cả các chứng vô danh thũng độc, ung thư ruột, viêm phổi có mủ, các chứng thai tiền sản hậu của đàn bà, đàn ông đái đục

Khuy áo nhẵn, thuốc khư phong

Rễ có vị ngọt và cay, tính hơi ấm, có mùi thơm; có tác dụng khư phong, giảm đau, tán ứ. Hạt có vị đắng, tính bình, có tác dụng tiêm viêm

Lăn tăn: thuốc chữa đau dạ dày và ruột

Ở Inđônêxia cây được dùng chữa đau dạ dày và ruột. Ở Malaixia, người ta giã cây với một ít tỏi và muối và đặt vào bụng trẻ sơ sinh để trục giun ở ruột.

Lan giáng hương: thuốc chữa nhọt trong tai

Lan giáng hương, hay còn gọi là giáng xuân, là một loài lan biểu sinh rất được ưa chuộng bởi vẻ đẹp thanh tao và hương thơm quyến rũ. Ngoài giá trị thẩm mỹ, lan giáng hương còn được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh.

Đại quản hoa ba màu: cây thuốc gây sổ

Ở nước ta, cây phân bố từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tây, Ninh Bình, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Ở Hà Nội, thường gặp ký sinh trên cây sấu.

Mây dẻo, điều trị bệnh về buồng trứng

Ở Campuchia dân gian dùng làm dây buộc và đan lát. Rễ được dùng trong một chế phẩm để điều trị bệnh về buồng trứng. Quả dùng ăn được

Chùm lé: dùng lá đắp chữa mụn nhọt

Cây mọc dựa biển, dọc sông nước mặn và các vùng ngập mặn các tỉnh phía Nam nước ta, từ Ninh Thuận đến Minh Hải Bạc Liêu

Cậm cò: điều kinh dịch

Đồng bào Dao ở Bắc Thái dùng làm thuốc chữa vô sinh do viêm tắc buồng trứng. Họ cũng thường dùng cho phụ nữ tắm sau khi đẻ cho mau lại sức

Huyền sâm: thuốc chữa sốt nóng

Thường dùng làm thuốc chữa sốt nóng, nóng âm ỉ, sốt về chiều, khát nước, chống viêm, điều trị bệnh tinh hồng nhiệt, viêm họng, viêm thanh quản.

Cách vàng: xông chữa bại liệt

Loài của Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở các đồi và trong rừng phục hồi ở Vĩnh Phú, Bắc Thái, Ninh Bình, Nghệ An.

Cẩm cù: khư phong trừ thấp

Cây phụ sinh leo quấn hoặc bụi, cao tới 2m. Cành hình trụ, có lông tơ mịn. Lá mập, phiến bầu dục dài tới 7cm, rộng 2,5cm, tù hai đầu. Gần gân phụ có 5-7 cặp gân rất mảnh, màu đỏ đậm.

Nấm chân chim, trị thần kinh suy nhược

Loài phân bố rộng trên toàn thế giới. Ở nước ta, nấm chân chim mọc quanh năm, khắp nơi sau khi mưa; thường gặp trên tre gỗ, gỗ mục và những giá thể khác

Dứa sợi gai nhỏ, cây thuốc chiết hecogenin

Lá chứa các steroid sapogenin mà chất chính là Hecogenin, Lá cây chứa saponaza có thể chuyển đổi saponin của củ các loài Dioscorea thành diosgenin

Quản trọng: có tác dụng làm mát phổi hóa đờm

Quản trọng có vị ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát phổi, hóa đờm, Ở Malaixia người ta xem như là bổ và hạ nhiệt, Ở Ấn Độ xem như là nhuận tràng, chống độc và giảm đau

Bạch chỉ nam, cây thuốc trị cảm mạo

Cây của miền Đông Dương, mọc hoang và cũng được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du, Có thể thu hái rễ quanh năm, thường lấy ở những cây nhỏ

Mán đỉa trâu, thuốc tác dụng tiêu thũng

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Trung Quốc quả được xem như là có độc, cành lá được dùng làm thuốc có tác dụng tiêu thũng, khư thấp

Kim cang đứng, cây thuốc

Theo Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam, ở Campuchia và Lào, thân rễ và lá được dùng trong y học dân gian

Hoàng tinh hoa đỏ, cây thuốc bổ trung ích khí

Là vị thuốc bổ được dùng chữa các chứng hư tổn, suy nhược, chứng mệt mỏi, Còn được dùng chữa bệnh tăng huyết áp

Hèo, cây thuốc trị chảy máu

Ở Trung Quốc, rễ Hèo dùng trị lao thương, Sợi của bẹ lá trị chảy máu, khạc ra máu, sản hậu băng huyết

Bí ngô: tác dụng bổ dưỡng

Được chỉ định dùng trong trường hợp viêm đường tiết niệu, bệnh trĩ, viêm ruột, kiết lỵ, mất ngủ, suy nhược, suy thận, chứng khó tiêu, táo bón, đái đường và các bệnh về tim.

Kim cang lá xoan, thuốc trị tê thấp

Cũng như các loại Kim cang khác, thân rễ dùng được làm thuốc trị tê thấp, đau nhức chân tay, lỵ không chảy máu và bệnh hoa liễu

Lục lạc đài dài: trị cam tích của trẻ em

Lục lạc đài (Crotalaria calycina Schrank) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), được biết đến với nhiều công dụng trong y học dân gian và làm cảnh.

Nguyên tuy cúc: đắp ngoài trị phong thấp

Nước hãm cây dùng làm thuốc rửa mặt, còn nước sắc toàn cây có hiệu quả điều trị cảm lạnh đau đầu và đau ngực