- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đơn nem: cây thuốc tiêu thũng
Đơn nem: cây thuốc tiêu thũng
Lá thường được dùng để ăn gỏi, ướp nem, ăn với thịt, cá nướng, Lá cũng được dùng nấu nước uống thay chè, Thường được dùng làm thuốc trị.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đơn nem, Đơn răng cưa - Maesa perlarius (Lour) Merr, (A sinensis A DC.), thuộc họ Đơn nem - Myrsinaceae.
Mô tả
Cây bụi thẳng cao 1 - 3m; nhánh non, mặt dưới lá, cuống lá và cụm hoa có lông mịn. Lá hình bầu dục dài, hơi nhọn hay gần tròn ở gốc, thót nhọn và có mũi sắc ở đầu, có răng ít ở 2/3 trên, mỏng dạng màng, dài 6 - 11cm, rộng 2,5 - 5cm, mặt trên lục đậm, mặt dưới lục vàng, gân phụ 6 - 9 cặp. Cụm hoa chùm kép ở nách lá. Hoa màu trắng rộng 4mm; ống tràng bằng đài; 5 nhị. Quả hình trứng có vòi nhuỵ và lá đài tồn rộng cỡ 4mm, màu trắng vàng, có vỏ quả giữa nạc. Hạt nhiều dài 0,5mm, màu đen, sần sùi, có gai.
Ra hoa tháng 4 - 5, có quả tháng 8 - 11.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Maesae Perlarii
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Ởnước ta, cây mọc nhiều ở miền Bắc cho tới Thừa Thiên - Huế, thường gặp ở các đồi núi, dọc đường đi ven các rừng. Khi dùng thu hái cành lá, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Tính vị, tác dụng
Vị đắng, tính bình; có tác dụng tiêu thũng, tiếp cốt, khư hủ sinh cơ, chống ho.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Lá thường được dùng để ăn gỏi, ướp nem, ăn với thịt, cá nướng. Lá cũng được dùng nấu nước uống thay chè. Thường được dùng làm thuốc trị 1. Đòn ngã tổn thương; 2. Dao chém; 3. Mụn nhọt sưng lở, viêm mủ da; 4. Ho và các bệnh đường hô hấp. Có thể dùng cây khô sắc uống hoặc dùng cây tươi giã đắp ngoài. Nhân dân thường dùng lá Đơn nem tươi nấu nước cho phụ nữ sinh đẻ uống để đỡ đau lưng mỏi gối. Người ta cũng dùng lá và rễ ngâm rượu uống để trừ giun.
Đơn thuốc
Chữa vết thương, chấn thương, giã cây tươi thêm rượu đắp chỗ đau.
Viêm mủ da: Giã cây tươi đắp và nấu nước rửa.
Bài viết cùng chuyên mục
Chóc roi: dùng trị ho có đờm nhiều
Nhân dân hái làm rau lợn hoặc lấy bẹ muối dưa ăn nên cũng gọi là rau Chóc, Củ được dùng trị ho có đờm nhiều, trị viêm khí quản
Cọ cảnh: trị nôn ra máu chảy máu cam ỉa ra máu
Cây cọ cảnh, với tên khoa học Trachycarpus fortunei, là một loài cây thuộc họ Cau, có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản.
Nấm sữa, ức chế báng nước
Nấm ăn ngon. Còn có hoạt tính kháng nham, nhất là đối với bướu thịt S-180 và còn có thể ức chế báng nước
Nguyên tuy cúc: đắp ngoài trị phong thấp
Nước hãm cây dùng làm thuốc rửa mặt, còn nước sắc toàn cây có hiệu quả điều trị cảm lạnh đau đầu và đau ngực
Cần thăng: lợi tiêu hoá và kích thích
Quả, vỏ Cần thăng có vị đắng, hôi, lá có mùi thơm, tính mát, không độc. Có tác dụng giải nhiệt, làm se, lợi tiêu hoá và kích thích
Cầm mộc: chữa lở ngứa
Gốc ở Trung Mỹ, được nhập trồng ở Hà Tây, Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ làm cây cảnh vì dáng cây, hoa đẹp và rất thơm
Nghệ ten đồng: phá huyết hành khí
Ở Inđônêxia, người ta dùng thân rễ sắc cho phụ nữ mới sinh đẻ uống. Còn ở Malaixia củ được dùng trị ho, hen suyễn và dùng ngoài trị gàu và vảy da
Mã tiền Trung Quốc, chữa đau đầu
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc ở rừng rậm và rừng vùng núi cao, trên đất sét hay cát, ở nước ta chỉ gặp ở tỉnh Quảng Ninh
Mơ: giáng khí chỉ khái
Mơ là một loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Quả mơ không chỉ ngon ngọt mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng và dược liệu.
Dừa nước: cây thuốc trị ỉa chảy
Quả có phôi nhũ trong ăn ngon, còn dùng nuôi lợn mau mập, quày quả non xào nấu với vọp có vị ngọt ngon, nõn non còn dùng làm thuốc lá.
Bồng bồng: giải nhiệt giải độc
Cụm hoa non ăn được. Rễ nghiền ra lẫn với các chất thơm khác, dùng làm hương thơm. Nước sắc lá dùng chữa lỵ, chữa bệnh bạch đới và bệnh lậu.
Đình lịch, cây thuốc đắp vết thương
Ở Malaixia, lá thường được dùng làm thuốc đắp chữa vết thương và sưng phù, Ở Malaixia, dịch lá hơi se dùng làm thuốc lọc máu và làm săn da
Mít: làm săn da
Mít là một loại cây ăn quả nhiệt đới nổi tiếng với quả to, thịt ngọt và thơm. Ngoài giá trị kinh tế, mít còn được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh.
Đạt phước, cây thuốc hạ sốt
Ở Inđônêxia, vỏ được dùng làm thuốc hạ sốt, Hoa có mùi thơm rất dễ chịu, dùng trộn với thuốc lào để ướp hương cho có mùi thuốc phiện
Ngấy lá hồng: sắc uống chữa đau bụng
Dùng ngoài trị bỏng lửa và bỏng nước. Nghiền hạt hay lá và hoà với dầu Vừng để bôi. Có nơi người ta dùng nước nấu lá uống để điều trị chứng tim đập nhanh.
Lục lạc đài dài: trị cam tích của trẻ em
Lục lạc đài (Crotalaria calycina Schrank) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), được biết đến với nhiều công dụng trong y học dân gian và làm cảnh.
Gùi da, cây thuốc trị bệnh lậu
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Quả ăn được, có thể là do áo hạt, Rễ đun sôi làm thành thuốc uống trị bệnh lậu
Han lình: cây thuốc trừ giun
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lông rất ngứa, nhưng rễ được dùng làm thuốc trừ giun, ỉa ra máu và làm dễ tiêu hoá.
Chân danh Trung Quốc: dùng thay vị đỗ trọng
Loài phân bố ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng, Khánh Hoà. Thu hái vỏ quanh năm.
Mua bà: trị ỉa chảy
Dân gian dùng lá chữa mụn nhọt, sâu quảng, chữa sưng khớp và tê thấp, chữa cam tẩu mã. Rễ dùng chữa sâu răng. Có thể sắc nước uống hoặc dùng lá giã đắp hay tán bột đắp.
Phấn phòng kỷ: thanh nhiệt giải độc lợi tiểu tiêu thũng
Có tác giả nghi ngờ sự có mặt của cây Stephania tetrandra S Moore vì trong Củ gà ấp lấy ở Yên Bái có alcaloid là tetrahydropalmatin không có trong củ Phấn phòng kỷ
Điên điển: cây thuốc đắp mụn nhọt
Hoa dùng làm bánh, hoặc xào hay nấu canh ăn rất ngon, dùng lá luộc ăn và hạt làm giá như giá đậu xanh, Lá và cành làm thức ăn gia súc.
Cẩm cù khác lá: trị đau tê thấp
Hoa rộng 8mm trước khi nở, xếp thành tán nhiều hoa, với cuống tán có lông, dài 4cm, cuống hoa có lông mềm, dài 1,5cm
Bạch cập, cây thuốc cầm máu
Rhizoma Bletilae, thường gọi là Bạch cập. Nơi sống và thu hái: Cây mọc trên đất rừng, đất đồi, rừng thứ sinh, vùng núi Tây Bắc, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phú, Lạng Sơn
Lan xương cá: thuốc chữa viêm họng
Loài của Ân Độ, Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta thường thấy bám trên cây chè, cà phê.