Đơn lộc ớt, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

2017-11-09 06:01 PM
Ở nhiều vùng của nước ta, cũng như ở Ân Độ, người ta lấy lá làm gia vị, hoặc có thể lấy ngọn và lá non thái nhỏ xào hay nấu canh

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đơn lộc ớt, Đơn nem, Rau chua chát - Maesa indica Wall ex DG., thuộc họ Đơn nem -     Myrsinaceae.

Mô tả

Cây nhỡ cao 1 - 3m, trừ các nhánh non và các cụm hoa có lông mềm; thân mảnh, hơi khía theo chiều dọc, có lỗ bì. Lá mọc so le, hình bầu dục rộng nhiều hay ít hoặc hình trái xoan mũi mác, dạng góc hay gần tròn ở gốc, có mũi nhọn ở đầu, màu vàng vàng hay xanh ôliu ở mặt trên, có màu sáng hơn ở mặt dưới, dai, mép có răng to, dài 8-15cm, rộng 5,5 - 11cm; cuống lá có rãnh ở trên, dài 1- 2cm. Hoa nhỏ màu trắng, họp thành chùm đơn hay phân nhánh ở 1/3 trên. Quả tròn, đường kính khoảng 3mm, nhẵn bóng hay có vài đường dọc không rõ lắm, vỏ quả cứng, rất mỏng; hạt nhiều, có góc, dài 0,6mm.

Hoa tháng 1 - 2, quả tháng 10.

Bộ phận dùng

Quả, rễ và lá - Fructus, Radix et Folium Maesae Indicae. Có thể dùng toàn cây.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, thường gặp mọc ở ven suối, ven rừng, nơi ẩm từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội tới Thừa Thiên - Huế.

Thành phần hoá học

Trong lá và ngọn lá có 82,6% nước, 3,1% protein, 10,1% carbohydrat, 2,8% xơ, 1,4% tro; còn có 1,6mg% caroten, 45mg% vitamin C.

Tính vị, tác dụng

Vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Lá và hạt có tác dụng trừ giun, sát trùng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở nhiều vùng của nước ta, cũng như ở Ân Độ, người ta lấy lá làm gia vị, hoặc có thể lấy ngọn và lá non thái nhỏ xào hay nấu canh. Lá non được dùng để ăn gỏi và gỏi nem. Ở nước ta, cành lá dùng làm thuốc tẩy giun, sát trùng vết thương và duốc cá. Ở Ân Độ, người ta dùng quả làm thuốc tẩy giun, còn lá cũng dùng để duốc cá. Để trừ giun sán có thể lấy lá nấu canh ăn 3 - 4 bữa thì giun ra. Để trục giun kim dùng một nắm độ 50g lá non giã nát, chế thêm nước vắt lấy nước cốt uống vào lúc đói sáng sớm, hoặc dùng nước cốt thụt vào hậu môn lúc chập tối thì giun sẽ bò ra. Còn dùng chữa nổi mẩn ngứa, mày đay; lấy lá tươi non giã nát, chế thêm nước vắt lấy nước cốt uống, còn bã thì xoa xát chỗ ngứa. Ở Ân Độ, người ta dùng rễ trị giang mai.

Ở Trung Quốc, có nơi dùng toàn cây trị viêm gan hoàng ĐẢN cấp tính, còn lá dùng giã nát đắp mụn nhọt.

Bài viết cùng chuyên mục

Lan chân rết lá nhọn, thuốc chữa liệt dương

Phần trên của thân không lá, mang hoa nhỏ màu trắng với môi vàng vàng ở tâm, rộng 6mm, dài 8mm, phiến hoa tròn dài

Ngấy lá hồng: sắc uống chữa đau bụng

Dùng ngoài trị bỏng lửa và bỏng nước. Nghiền hạt hay lá và hoà với dầu Vừng để bôi. Có nơi người ta dùng nước nấu lá uống để điều trị chứng tim đập nhanh.

Đinh công, cây thuốc tiêu sưng giảm đau

Vị cay, tính ấm, có độc, có tác dụng khu phong thắng thấp, dãn gân hoạt lạc, tiêu sưng giảm đau

Muồng lông: bổ gân cốt và chữa tê thấp

Cây cũng được dùng như Cốt khí muồng, lấy hạt ngâm rượu uống bổ gân cốt và chữa tê thấp. Cũng dùng chữa lỵ, bí đại tiểu tiện. Lá dùng chữa bệnh ngoài da.

Cỏ chè vè: dùng nấu nước để rửa vết thương

Cây dùng làm giấy, làm củi đun nấu gạch và lấy lá làm tranh lợp nhà chòi, thân cây dùng nấu nước để rửa vết thương do hổ, báo gây ra cho người.

Móng rùa: dùng trị bệnh đau thận

Cây của miền Đông dương, mọc hoang ở rừng cùng với Tung hay Lá buôn ở Đồng Nai và nhiều nơi khác vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến tận núi Đài huyện Tịnh Biên, Tỉnh An Giang.

Đăng tiêu châu Mỹ: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều

Cây nhỡ leo dài đến 10m, có nhiều rễ bám, cành không lông, Lá có 7, 11 lá chét hình bầu dục nhọn mũi, có răng, có lông ở mặt dưới.

Mùi tây: kích thích hệ thần kinh

Mùi tây kích thích chung và hệ thần kinh, chống thiếu máu, chống còi xương, chống hoạt huyết, chống khô mắt, giúp khai vị, dễ tiêu hoá, giải độc, lọc máu, lợi tiểu, điều hoà kinh nguyệt.

Lười ươi: chữa bệnh nhiệt, nóng sốt âm

Chữa các bệnh nhiệt, nóng chưng sốt âm, ho khan, đau họng, nhức răng, đau mắt đỏ, lao thương thổ huyết, đại tiện ra máu, máu nóng mụn lở.

Cam thảo: giải độc nhuận phế

Người ta đã nghiên cứu thực nghiệm các tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm ho

Mùi chó quả mọng, cây thuốc

Thuốc đắp thường không có kết quả tốt, nhưng lá khô ngâm trong cồn chiết ether lại làm phồng da nhanh và không gây đau đớn. Nếu cho nước cồn chiết ether bay hơi thì phần còn lại là một chất nhựa

Muồng trĩn, dùng trị ho

Chaksine là chất làm giảm sút hoạt động của tim, hô hấp và thần kinh, trung tâm hành tuỷ và cả ruột, không có tác dụng đối với cơ vân

Mà: chữa bệnh chóng mặt nhức đầu

Ở Campuchia người ta khai thác vỏ để ăn trầu, còn dùng để chữa bệnh chóng mặt, nhức đầu. Ở Ân Độ, người ta dùng vỏ và rễ làm thuốc thu liễm.

Mao lương: tiêu phù tiêu viêm

Cây có tác dụng tiêu phù, tiêu viêm, trừ sốt rét, điều kinh, lợi sữa. Lá làm rộp da, khi dùng các bộ phận của cây tươi xát vào da, sẽ tạo ra một mảng đỏ thắm, sau đó phồng lên.

Giá co: cây thuốc thanh nhiệt mát gan

Lá nấu canh ăn được, Dân gian dùng toàn cây chữa rắn cắn và chữa chân tay co quắp, Ở Trung Quốc có nơi dùng chữa bệnh về gan và phổi.

Nhót: cây thuốc ngừng hen suyễn và cầm ỉa chảy

Ở Ấn Độ, người ta dùng hoa xem như bổ tim và làm săn da, còn quả dùng làm thuốc săn da

Dung đắng: cây thuốc chữa cảm lạnh

Cây nhỡ hoặc cây gỗ nhỏ, thường không quá cao, thân cây có vỏ màu xám, lá hình bầu dục hoặc thuôn, mép lá có răng cưa hoặc nguyên, mặt trên lá thường bóng.

Ngải thơm, trừ giun khai vị

Lá dùng làm gia vị, người ta dùng cây tươi hay khô, để tăng mùi vị cho thức ăn hoặc thay thế một số chất thơm hay rượu mùi

Hương nhu trắng: thuốc giải cảm nhiệt

Cũng dùng như Hương nhu tía làm thuốc giải cảm, làm ra mồ hôi, Đặc biệt là cây thường được trồng nhiều lấy ra cất tinh dầu có mùi thơm như tinh dầu Đinh hương.

Kháo nhậm: cây thuốc làm nhang trầm

Vỏ làm nhang trầm, Gỗ có dác hồng và lõi trắng hay xám có ánh hồng, được dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng thông thường.

Cải củ: long đờm trừ viêm

Củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng làm long đờm, trừ viêm, tiêu tích, lợi tiểu, tiêu ứ huyết, tán phong tà, trừ lỵ.

Cáp vàng: xông khói chữa bệnh

Ở Campuchia, người ta dùng các hoa tươi làm rau ăn. Gỗ nghiền thành bột dùng để xông khói chữa bệnh cho người bị choáng váng.

Lục lạc lá ổi dài, chữa sưng họng, quai bị

Chữa sưng họng, quai bị, lỵ và điều kinh. Ở Lào, người ta dùng rễ để trị sỏi bàng quang. Ở Trung Quốc, toàn cây dùng trị ho, nôn ra máu, huyết áp cao

Găng trắng, cây thuốc trị đái dắt

Quả chứa saponin, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá dùng giải nhiệt, chữa đái vàng, đái dắt, sôi bụng

Cocoa: dùng chữa lỵ

Quả ăn được, có vị dịu, rễ, vỏ và lá có tính se và trước đây ở Angti, người ta dùng chữa lỵ, hạt cho dầu cũng dùng để chữa lỵ