Đỗ trọng nam: cây thuốc hành khí hoạt huyết

2017-11-10 12:27 PM

Tính vị, tác dụng, Đỗ trọng nam có vị hơi cay, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, hạ nhiệt, giúp tiêu hoá.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đỗ trọng nam, Đỗ trọng dây - Parameria Laevigata (Juss.) Moldenke (P. barbata (Bl.) Schum), thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.

Mô tả

Dây leo dài 5-10m, nhựa mủ màu trắng, khi gặp không khí thì khô, do đó nếu bẻ đôi vỏ hay lá ta đều thấy những sợi tơ kiểu như ở vỏ Đỗ trọng. Lá hình bầu dục, thuôn hay hình trái xoan ngược, dài 5 - 13cm, rộng 2 - 5cm, có mũi nhọn dài, nhọn hay tù ở chóp, có góc ở gốc, mặt trên sáng bóng, có mép hơi cong về phía dưới, dạng màng, thường mọc đối và có khi mọc vòng 3. Hoa trắng, thơm, xếp thành xim dạng ngù ở ngọn cây. Quả gồm hai quả đại, dài 15 - 30cm, rẽ đôi, nhọn, nhẵn; mào lông mềm, trắng, dài 2-5cm.

Mùa hoa quả từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau.

Bộ phận dùng

Vỏ cây - Cortex Parameriae; ở Trung Quốc gọi là Trường tiết châu, Ngân quang Đỗ trọng.

Nơi sống và thu hái

Cây của vùng Ân Độ - Malaixia, mọc hoang trong rừng thứ sinh và lùm bụi nhiều nơi ở miền Bắc. (Lạng Sơn, Bắc Thái), miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh đến các tỉnh Tây Nguyên). Có thể thu hái vỏ cây quanh năm, đem về thái nhỏ, sao rồi phơi khô.

Thành phần hoá học

Cây chứa chất nhầy, chất nhựa dẻo, tinh dầu, tanin.

Tính vị, tác dụng

Đỗ trọng nam có vị hơi cay, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, hạ nhiệt, giúp tiêu hoá.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Cũng dùng thay Đỗ trọng, chữa phong thấp, đau lưng, mỏi gối, thận hư liệt dương, sưng, tê phù, huyết áp cao. Liều dùng 4 - 12g dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các vị thuốc khác. Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây bỏ rễ trị phong thấp, đau nhức xương, dao chém thương tích, viêm thận. Ở Campuchia, vỏ thường được dùng chế loại thuốc uống hạ nhiệt khi bị sốt rét. Ở Ân Độ, người ta dùng nước sắc uống trị lỵ và cũng dùng trị vết thương. Ở Philippin, vỏ nghiền trong dầu dùng trị vết thương và dùng trị bệnh lao. Ở Malaixia và Inđônêxia, vỏ cây Đỗ trọng nam là một vị thuốc giúp làm tử cung co lại sau khi đẻ con.

Đơn thuốc

Lưng gối đau mỏi yếu liệt: Đỗ trọng nam, Cẩu tích, Ngưu tất, Thục địa, Dương quy, Ba kích, mỗi vị 12g, sắc uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Ngải cứu: tác dụng điều kinh

Ngải cứu đã phơi hay sấy khô có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu.

Lục lạc đỏ: phòng bệnh xơ vữa động mạch

Ở nước ta, cây mọc ở đồng cỏ, dựa rạch, lùm bụi vùng đồng bằng cho tới độ cao 500m từ Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hoá tới Bà Rịa.

Hành biển, cây thuốc trợ tim, lợi tiểu

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt và hắc đắng, không mùi, tính mát, hơi độc; có tác dụng trợ tim, lợi tiểu, long đờm, tiêu viêm

Mướp hỗ: cây thuốc chữa thổ huyết

Mướp hỗ, mướp tây và bí con rắn là những loại quả quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam . Chúng không chỉ là thực phẩm ngon mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng và dược liệu.

Đông quỳ: cây thuốc chữa bí đại tiểu tiện

Hạt dùng chữa trị đại tiện bí, trệ thai, sỏi đường tiết niệu, Cây lá dùng chữa nạn sản, viêm nhiễm đường tiết niệu, phong nhiệt sinh ho.

Kiều mạch: thuốc thanh nhiệt giải độc

Vị chát, hơi the, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, rutosid có tác dụng giống vitamin P, làm tăng độ chịu đựng.

Hồng câu: cây thuốc

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Trung quốc, Hồng câu có tên là Câu trạng thạch hộc cũng dùng như Thạch hộc.

Ba gạc Ấn Độ: cây thuốc hạ huyết áp

Vỏ rễ có vị đắng tính hàn, có tác dụng hạ huyết áp và an thần, thu nhỏ đồng tử, làm se mí mắt, làm chậm nhịp tim và kích thích hoạt động của ruột.

Mò mâm xôi: khư phong trừ thấp

Mò mâm xôi, với tên khoa học Clerodendrum philippinum Schauer var. simplex, là một loài thực vật thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Cây được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như vây trắng, bần trắng và thường được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới ẩm.

Huyền tinh, thuốc chữa đi tiểu ra máu

Dân gian dùng bột củ quấy sống với nước chín để nguội uống chữa đi tiểu ra máu, Ở Ân Độ người ta sử dụng rễ củ của loài Tacca pinnatifida Forst

Ngải nạp hương đầu to, thuốc lợi tiêu hoá

Ở Malaixia, lá và cuống lá được dùng như thuốc lợi tiêu hoá, sát trùng và làm ra mồ hôi. Rễ được dùng sắc uống trị ho. Rễ cũng có thể sắc uống bổ máu cho phụ nữ sau khi sinh

Kê chân vịt, thuốc làm săn da

Hạt ăn được như ngũ cốc, Có thể làm rượu, Ở Ân độ, hạt được dùng trong trường hợp giảm mật và làm săn da

Cau cảnh vàng: dùng lá nấu nước trị ghẻ

Người ta dùng lá nấu nước trị ghẻ, Ở Trung Quốc, người ta dùng làm thuốc cầm máu

Lọ nồi Hải Nam, thuốc trị bệnh ngoài da

Tính vị, tác dụng, Hạt Lọ nồi Hải Nam có vị cay, tính nóng, có độc, có tác dụng khư phong, công độc, sát trùng

Cò cò: tiêu viêm giảm đau

Cây mọc ở bờ các suối và cả trên đồng ruộng ở nhiều nơi miền Bắc vào tới các tỉnh Tây Nguyên, thu hái vào mùa hè và mùa thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.

Quao nước: làm thuốc điều kinh

Dân gian thường dùng lá Quao, phối hợp với ích mẫu, Ngải cứu, Cỏ gấu, Muồng hoè để làm thuốc điều kinh, sửa huyết, bổ huyết.

Cỏ chè vè: dùng nấu nước để rửa vết thương

Cây dùng làm giấy, làm củi đun nấu gạch và lấy lá làm tranh lợp nhà chòi, thân cây dùng nấu nước để rửa vết thương do hổ, báo gây ra cho người.

Bù ốc leo, thanh nhiệt tiêu viêm

Lá ăn được, thường dùng luộc ăn. lá cây giầm trong dầu dùng trị bệnh mọn nhọt ở giai đoạn đầu và làm cho chóng mưng mủ ở các giai đoạn sau

Hồ lô ba, cây thuốc bổ dưỡng

Thường dùng làm thuốc bổ dưỡng chung nhất là bổ thận, Ở Trung Quốc dùng trị tạng thận hư yếu, đau dạ dày, đau ruột, chân sưng, đi lại khó khăn do ẩm thấp

Biến hoa sông Hằng, lá làm thuốc trừ giun

Có tác dụng trừ giun, tiêu sưng, trừ thấp. Ở Ân Độ, người ta dùng dịch lá làm thuốc trừ giun xoa trị sưng viêm và đau thấp khớp

Mấm núi: thuốc bổ và lợi tiêu hoá

Mấm núi, hay còn gọi là lá ngạnh, là một loài cây thuộc họ Màn màn (Capparaceae). Cây mấm núi có giá trị dược liệu cao, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Điền thanh gai, cây thuốc giải nhiệt

Thân xốp dùng đan làm mũ, cũng dùng được làm nút chai, Hột ăn được, cũng được dùng làm thuốc giải nhiệt, điều kinh, trị mụn nhọt

Mã đề nước, tiêu viêm lợi tiểu

Cây của nhiều miền Malaixia, được truyền vào nước ta, mọc trong các ao hồ, ở chỗ có bùn, thông thường ở ruộng nước, suối. Phân nhiều ở vùng đồng bằng. Thu hái toàn cây quanh năm

Bưởi: trị đờm kết đọng

Vỏ quả Bưởi gọi là Cam phao, vị đắng cay, tính không độc, thông lợi, trừ đờm táo thấp, hoà huyết, giảm đau, trị tràng phong, tiêu phù thũng.

Cau chuột Bà na: cây thuốc

Loài đặc hữu trong rừng rậm trên núi ở miền Trung Việt Nam, Lõi thân có bột dùng ăn được. Quả dùng ăn trầu