- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đỗ trọng: cây thuốc bổ gan thận
Đỗ trọng: cây thuốc bổ gan thận
Đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ấm, có tác dụng bổ gan thận, mạnh gân xương, dưỡng huyết, ấm tử cung, an thai.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đỗ trọng - Eucommia ulmoides Oliv, thuộc họ Đỗ trọng - Eucommiaceae.
Mô tả
Cây nhỡ hay cây to cao 10 m hay hon. vỏ thân và lá có nhựa mủ trắng, vỏ màu xám, khi bẻ đôi sẽ thấy những sợi nhựa trắng mảnh như to nối giữa các mảnh vở. Lá mọc so le, hình trứng rộng, dài 6 - 8cm, rộng 3 - 7,5cm, màu lục bóng, mép khía răng. Lá cũng có gôm tựa gutta percha như ở vỏ. Hoa đơn tính khác gốc; hoa đực và hoa cái không có bao hoa; hoa đực mọc thành chùm; hoa cái tụ tập 5 - 10 cái ở nách lá. Quả hình thoi dẹt, màu nâu.
Hoa tháng 3 - 5; quả tháng 7 - 9.
Bộ phận dùng
Vỏ cây - Cortex Eucommiae, thường gọi là Đỗ trọng Nơi sống và thu hái: Cây của Trung Quốc mọc hoang ở vùng lạnh và cũng được trồng nhiều. Ta nhập giống vào trồng năm 1958, đến năm 1960, việc trồng thử ở Sapa đạt kết quả tốt. Ta đã nhân giống và trồng ở một số noi khác ở Vĩnh Phú. Lai Châu, Thanh Hoá, Gia Lai, Lâm Đồng thì nhận thấy cây sinh trưởng tốt ở vùng núi cao trên 1000m. Trồng 10 năm, cây chu vi 50 - 60cm mới thu hoạch được vỏ tốt. Có thể thu vỏ vào mùa xuân bằng cách bóc trừ lại 1/3 chu vi thân đảm bảo cho cây vẫn sinh trưởng bình thường, để sau vài năm lại tiếp tục thu hoạch. Vỏ bóc ra, đem ép phẳng, xếp thành đống, ủ 6 - 7 ngày đến khi mặt trong có màu đen. Phơi hay sấy khô. Cạo vỏ ngoài cho nhẵn bóng.
Thành phần hoá học
Vỏ cây chứa gutta-pereha, còn có pino-resinol-diglucosid, geniposid, acid geniposidic, ulmoprenol, acid chlorogenic, aucubin, loganin, chất màu, albumin chất béo, tinh dầu và muối vô cơ. Có tài liệu cho rằng thành phần chính là Eucommin (Olivil), genipin, acid hữu cơ, vitamin C.
Tính vị, tác dụng
Đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ấm, có tác dụng bổ gan thận, mạnh gân xương, dưỡng huyết, ấm tử cung, an thai.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Vỏ Đỗ trọng dùng trị thận hư, đau lưng, chân gối yếu mỏi, phong thấp, sưng tê phù, cao huyết áp, di tinh, liệt dương, có thai đau bụng, động thai ra huyết, hay đi đái đêm, bại liệt. Ngày dùng 12 - 20g, dạng thuốc sắc, cao lỏng rượu thuốc hoặc hoàn tán. Khi dùng có thể tẩm muối sao.
Đơn thuốc
Hải thượng Lãn Ông đã sử dụng một số đơn thuốc có Đỗ trọng.
Chữa đau vùng thắt lưng: Đỗ trọng, hạt Quít mỗi vị đều 80g, sao, tán nhỏ uống dần với thang nước muối và rượu. Hoặc dùng Tỳ giải, Địa cốt bì sắc cách thuỷ với rượu, uống thường ngày.
Chữa ra mồ hôi trộm: Đỗ trọng, Mẫu lệ đều bằng nhau tán nhỏ, uống với rượu, mỗi lần một thìa.
Chữa các chứng trẻ em thuộc hư hàn và bẩm sinh ốm yếu, kinh giản, hen suyễn, lỵ mạn tính, mất tiếng, cam tích, bị trướng, còi xương, chậm nói, chậm đi: Đỗ trọng 4g, Thục địa 4g, Sơn dược 4g, Sơn thù 4g, Phục linh 4g, Ngưu tất 4g, Mẫu đơn 3g, Ngũ vị 2g, Trạch tả 3g, Phụ tử chế 1,2g, Nhục quế 0,8g, sắc uống.
Lương y Lê Trần Đức giới thiệu vài đơn thuốc:
Chữa phụ nữ sẩy thai quen lệ (uống dự phòng khi thai được 2 - 3 tháng): Đỗ trọng, Cẩu tích, Ba kích, Thục địa, Vú bò, Củ gai, Dương quy, Tục đoạn, Ý dĩ sao, mỗi vị đều 10g, sắc uống.
2. Chữa thận yếu, đau lưng, mỏi gối, liệt dương: Đỗ trọng, Ngưu tất, Tục đoạn, Đương quy, Thục địa, Ba kích, Cẩu tích, Cốt toái bổ, Mạch môn, Hoài sơn, mỗi vị đều 12g, sắc uống hoặc tán bột làm viên với mật ong, mỗi ngày dùng 15-20g, chia làm 2 lần. Hoặc dùng Đỗ trọng 16g, Tỳ giải 16g, Cẩu tích 20g, Dây đau xương 12g, rễ Gốc hạc 12g, Thỏ ty từ 12g, rễ Cỏ xước 12g, Cốt toái bổ 16g, Củ mài 25g, Sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Mộc thông nhỏ: trị viêm nhiễm niệu đạo
Là một loài dây leo, Mộc thông nhỏ có thân dài và lá kép hình chân vịt, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên. Hoa của cây có màu trắng tinh khiết, khá lớn và bắt mắt.
Cói dùi Wallich: cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Loài của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ân Độ và Việt Nam, Ở nước ta, thường gặp trên đất lầy từ Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình tới Thừa Thiên Huế
Kim vàng, thuốc chữa rắn cắn
Chỉ mới được dùng trong dân gian làm thuốc chữa rắn cắn, cắt cơn suyễn, cảm cúm, ho, thổ huyết, băng huyết, đau nhức răng, tê bại nhức mỏi, bong gân
Cà chắc: ăn để ngừng sinh sản
Có nhựa màu trắng vàng, dễ đông đặc, Ở Campuchia, người ta dùng nhựa cây cho lợn nái ăn để làm ngừng sinh sản.
Muồng xiêm: trị bệnh về âm đạo
Ở Campuchia, hoa, lá non và quả non để dùng được làm rau ăn với lẫu mắm. Gỗ lõi nghiền thành bột, trộn với dầu dừa, hoặc nấu nước dùng trị ghẻ.
Bạch chỉ nam, cây thuốc trị cảm mạo
Cây của miền Đông Dương, mọc hoang và cũng được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du, Có thể thu hái rễ quanh năm, thường lấy ở những cây nhỏ
Móc cánh hợp: cây thuốc
Móc cánh, với tên khoa học Caryota sympetala Gagnep, là một loài cây thuộc họ Cau (Arecaceae). Cây thường được tìm thấy ở các khu vực rừng nhiệt đới ẩm, đặc biệt là ở các vùng núi cao.
Hèo, cây thuốc trị chảy máu
Ở Trung Quốc, rễ Hèo dùng trị lao thương, Sợi của bẹ lá trị chảy máu, khạc ra máu, sản hậu băng huyết
Chìa vôi: thường dùng chữa đau nhức xương
Chìa vôi là một loại dây leo thân gỗ, thuộc họ Nho (Vitaceae). Cây có thân quấn, lá đơn, mọc đối, hình tim. Hoa nhỏ, màu vàng xanh, mọc thành chùm. Quả mọng, hình cầu, khi chín có màu đen.
Lài trâu núi Lu: thuốc trị bệnh nấm
Quả dùng trong y học dân gian để trị bệnh nấm. Rễ cũng được dùng đắp ngoài trực tiếp trên các vết rắn cắn.
Nóng Nêpan: dùng làm thuốc đắp rút gai dằm
Ở vùng Sapa tỉnh Lào Cai, người Mèo thường dùng dịch quả làm giả mật ong. Vỏ cây có thể dùng làm thuốc đắp rút gai, dằm, mảnh vụn găm vào thịt
Mạn kinh lá đơn: phát tán phong nhiệt
Lá dùng chữa đòn ngã tổn thương, giã ra và ngâm vào rượu, lấy nước uống, bã đắp. Ở Thái Lan người ta dùng lá làm thuốc lợi tiêu hoá, làm long đờm và dùng trị bệnh ngoài da và ghẻ, rễ được dùng trị bệnh về gan.
Đuôi chuột, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Trong cây có một chất glucosidic, Tính vị, tác dụng, Đuôi chuột có vị đắng, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu
Quả nổ: dùng chữa sốt gián cách, ho gà
Cây được dùng chữa sốt gián cách, ho gà, viêm màng bụng khi đẻ và cũng dùng trị cảm nóng và cảm lạnh, dân gian thường dùng rễ củ nấu nước uống làm thuốc bổ mát
Nóng: cây thuốc trị viêm gan mạn tính
Cây có hình dáng khá đặc biệt với lá to bản và hoa nhỏ xinh xắn. Trong y học cổ truyền, cây Nóng được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Câu đằng cành leo: dùng trị trẻ em sốt cao
Cành Móc câu dùng trị trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, đầu choáng mắt hoa, cao huyết áp, đau đầu do thần kinh.
Nghể hình sợi: tác dụng tán ứ
Đòn ngã tổn thương, gẫy xương, đau lưng, đau dạ dày, đau bụng kinh, sản hậu đau bụng, phổi nóng ho ra máu, lao hạch và kiết lỵ.
Cáng lò: dùng trị cảm mạo
Cây cáng lò là một loài cây gỗ nhỏ có giá trị kinh tế và dược liệu. Với những đặc điểm sinh thái và thành phần hóa học đặc trưng, cây cáng lò đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Cao su: làm thuốc dán, thuốc cao lá
Cao su được dùng ỏ trạng thái nguyên để làm thuốc dán, thuốc cao lá. Nó cũng được sử dụng làm các đồ phụ tùng
Quyết: cây thuốc dùng trị viêm khớp xương
Thân rễ có thể dùng ăn, chế bột nhưng rất đắng, phải rửa lọc kỹ nhiều lần mới hết đắng, Có thể dùng cho gia súc ăn nhưng cũng không thể cho ăn nhiều.
Cát đằng cánh: dùng đắp trị đau đầu
Loài của miền Đông Châu Phi, được gây trồng, nay trở thành cây mọc hoang trong các lùm bụi ở Huế, Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh
Cải bẹ: phá huyết tán kết
Ngoài việc dùng lá làm rau nấu canh hay làm dưa ăn, người ta còn dùng lá đắp ngoài trị ung thũng. Rễ củ và hạt được dùng chống bệnh scorbut.
Đơn núi, cây thuốc chữa dị ứng
Lá cây dùng ăn gỏi và làm thuốc chữa dị ứng, mẩn ngứa, ghẻ lở như các loài Đơn khác
Bù ốc leo, thanh nhiệt tiêu viêm
Lá ăn được, thường dùng luộc ăn. lá cây giầm trong dầu dùng trị bệnh mọn nhọt ở giai đoạn đầu và làm cho chóng mưng mủ ở các giai đoạn sau
Mùi: làm dễ tiêu hoá
Rau mùi có vị cay, tính ấm. Dùng uống trong, nó có tác dụng gây trung tiện, dễ tiêu hoá, kích thích. Nó cũng là loại thuốc phát tán, làm cho sởi mọc và tiêu đờm trệ.