- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đình lịch, cây thuốc đắp vết thương
Đình lịch, cây thuốc đắp vết thương
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đình lịch, Thốp nốp - Hygrophila Salicifolia (Vahl) Nees (ll. angustifolia R.Br). thuộc họ Ô rô - Acanthaceae.
Mô tả
Cây thảo rất đa dạng, cao đến 1m, không lông hay có rất ít lông nhất là dưới cụm hoa; thân vuông, mọc đứng hay mọc nằm, phình ở các mấu. Lá có phiến xoan, thường thon dài hay thuôn, nguyên hay khía tai bèo. Hoa thành xim co ở nách lá, tiền diệp hẹp; lá đài 6-10 mm, dính nhau đến 1/2 hay toàn bộ; tràng màu tim tím, dài 12 - 18mm; nhị sinh sản 4. Quả nang nâu đậm, chứa 20 - 35 hạt có lông hút nước.
Hoa tháng 5 - 12.
Bộ phận dùng
Hạt và toàn cây - Semen et Herba Hygrophilae Salicifoliae.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc ở ruộng, đất hoang nhiều nơi, phổ biến khắp nước ta. Còn phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Thành phần hoá học
Lá chứa 18% tro giàu kalium. Hạt chứa 25% dầu béo và có vết của một alcaloid đắng.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoá ứ giảm đau.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở Malaixia, lá thường được dùng làm thuốc đắp chữa vết thương và sưng phù. Ở Malaixia, dịch lá hơi se dùng làm thuốc lọc máu và làm săn da. Hạt dùng ở Java làm thuốc đắp trị đau đầu và sốt.
Ở Vân Nam Trung Quốc, dây được dùng trị viêm hầu họng, viêm tuyến vú, thổ huyết, chảy máu mũi, ho gà; dùng ngoài trị gãy xương, đòn ngã tổn thương.
Ghi chú
Một số loài Đình lịch khác, như Đình lịch lông trắng - Hygrophila phlomoides Ness, cũng có lá dùng làm thuốc đắp trị mụn nhọt và đau đầu; Đình lịch lông xám - Hygrophila incana Nees, có hạt dùng trị ghẻ.
Bài viết cùng chuyên mục
Bù dẻ, bổ dưỡng hồi phục sức khoẻ
Quả ăn được, có vị chua. Hoa rất thơm. Rễ cũng được dùng nấu nước cho phụ nữ sinh đẻ uống như là thuốc bổ dưỡng để hồi phục sức khoẻ
Cải rừng bò lan: cây thuốc
Cải rừng bò lan, hay còn gọi là Hoa tím lông (Viola serpens), là một loài thực vật thuộc họ Hoa tím. Cây thường mọc ở vùng núi cao, có nhiều tác dụng trong y học dân gian.
Muồng lông: bổ gân cốt và chữa tê thấp
Cây cũng được dùng như Cốt khí muồng, lấy hạt ngâm rượu uống bổ gân cốt và chữa tê thấp. Cũng dùng chữa lỵ, bí đại tiểu tiện. Lá dùng chữa bệnh ngoài da.
Cói túi quả mọng: cây thuốc dùng trị kinh nguyệt không đều
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị kinh nguyệt không đều, chó dại cắn, huyết hư, sưng vú, khạc ra máu, băng huyết, dạ dày ruột xuất huyết
Đậu biếc: cây thuốc lợi tiểu nhuận tràng
Rễ có vị chát, đắng, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ, làm dịu và săn da, Vỏ rễ cũng lợi tiểu và nhuận tràng.
Lấu tuyến, thuốc chữa bệnh đường hô hấp
Cây mọc ở rừng thường xanh bình nguyên từ Đắc Lắc đến Kiên Giang (Phú Quốc). Cũng phân bố ở Campuchia, Lá được dùng chữa các bệnh về đường hô hấp
Chòi mòi: dùng chữa ho sưng phổi
Quả ăn được, có vị chua, dùng chữa ho, sưng phổi. Hoa chữa tê thấp, Ở Campuchia, vỏ, cành non và lá được sử dụng nhiều hơn
Đen, cây thuốc bổ dưỡng
Gỗ xấu, dễ bị mối mọt nên ít được sử dụng, Hạt luộc ăn được hay ép lấy dầu dùng ăn thay mỡ có tính bổ dưỡng
Môn bạc hà: làm xuống đờm
Cuống lá có thể dùng làm rau thái ăn sống, nấu với canh chua. Củ Môn bạc hà mài ra đổ cho người bị kinh phong sôi đờm, nhất là ở trẻ em, sẽ làm xuống đờm.
Bàng hôi, cây thuốc gây sổ
Ở Ấn Độ, quả được dùng trị bệnh trĩ, phù, ỉa chảy, phong hủi, giảm mật, đầy hơi và đau đầu. Nếu ăn nhiều nhân hạt sẽ buồn ngủ
Mỏ quạ ba mũi: thanh nhiệt lương huyết
Mỏ quạ ba mũi (Maclura tricuspidata Garr) là một loài cây thuộc họ Dâu tằm, có nhiều ứng dụng trong y học dân gian và đời sống hàng ngày. Cây có nhiều tên gọi khác như Vàng lồ ba mũi, Cây chá.
Long màng: trị đau dạ dày
Cây mọc nhiều ở miền Nam nước ta, trong rừng thường xanh, dựa suối đến 400m, tại các tỉnh Đồng Nai, Sông Bé, Kiên Giang.
Chua me đất hoa hồng: tác dụng lợi tiểu và giải nhiệt
Lá nghiền ra hãm trong nước sôi vài giờ, hoặc toàn cây sắc uống có tác dụng giải nhiệt và trị kiết lỵ
Nhàu lá nhỏ: dùng rễ trị thấp nhiệt sinh ỉa chảy
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta chỉ gặp ở Quảng Bình
Bạch đầu ông, cây thuốc trị sổ mũi
Tràng hoa màu hồng hay đo đỏ, các thuỳ thuôn, hình chỉ. Bao phấn có tai rất ngắn. Quả bế có lông nhung dày, có rạch hay không
Nhài nhiều hoa: thuốc đắp trị loét
Ở Ấn Độ, lá khô nhúng nước cho mềm làm thành thuốc đắp trị loét ngoan cố làm cho chóng lành
Kim ngân lông, thuốc dùng trị mụn nhọt
Cây leo bằng thân quấn, nhiều khi cao tới 9m, Cành có nhiều lông xù xì gồm lông đơn, cứng, hơi xám và lông tuyến có cuống, sau nhẵn, hơi đỏ
Đàn hương trắng, cây thuốc chữa đau bụng
Chữa các chứng đau bụng vùng dạ dày và bụng dưới, đái buốt do viêm đường tiết niệu, nôn ra máu, nấc, ho có nhiều đờm lâu khỏi; chữa phong thấp đau nhức xương
Ô môi: chữa đau lưng nhức mỏi
Người ta cũng dùng cơm quả ngâm rượu hoặc nấu cao mềm uống làm thuốc bổ, chữa đau lưng, nhức mỏi, kích thích tiêu hoá, nhuận tràng, chữa kiết lị và ỉa chảy.
Hoa cánh giấy: cây thuốc chữa lỵ
Hoa cánh giấy (Zinnia elegans Jacq.) là một loài hoa thuộc họ Cúc, nổi tiếng với những bông hoa rực rỡ sắc màu và cánh hoa mỏng manh như giấy. Cây có chiều cao trung bình, thân cứng cáp, lá đơn, mọc đối.
Mã tiền Trung Quốc, chữa đau đầu
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc ở rừng rậm và rừng vùng núi cao, trên đất sét hay cát, ở nước ta chỉ gặp ở tỉnh Quảng Ninh
Chòi mòi nam: dùng lá hãm uống
Loài đặc hữu của Trung Việt Nam, Nam Việt Nam và Campuchia, Ở Campuchia, nhân dân dùng lá hãm uống xem như là bổ
Muối (cây): dưỡng huyết giải độc
Rễ, lá có vị mặn, tính mát; có tác dụng dưỡng huyết giải độc, hoạt huyết tán ứ. Vỏ rễ cũng có vị mặn, chát, tính mát, có tác dụng tán ứ, sinh tân, tiêu viêm giải độc, chỉ huyết, lợi niệu.
Đuôi chồn màu: cây thuốc chống độc
Cây được xem như chống độc, dùng trị rắn cắn, Ở Trung Quốc, người ta sử dụng rễ cây xem như có tác dụng mát gan, yên tim, giúp tiêu hoá, giảm đau.
Ngấy lá hồng: sắc uống chữa đau bụng
Dùng ngoài trị bỏng lửa và bỏng nước. Nghiền hạt hay lá và hoà với dầu Vừng để bôi. Có nơi người ta dùng nước nấu lá uống để điều trị chứng tim đập nhanh.