Đinh hương, cây thuốc sát trùng

2017-11-09 02:50 PM
Từ lâu, người ta đã biết dùng Đinh hương để làm thơm hơi thở. Trong y học Đông phương, Đinh hương đã được sử dụng từ lâu ở Trung Quốc làm chất kích thích thơm

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đinh hương - Syzigium aromaticum (L.). Merr et. Perry Eugenia caryophyllata Thunb,

Caryophyllus aromaticus L.), thuộc họ Sim - Myrtaceae.

Mô tả

Cây gỗ nhỏ, cao 5-10m, nhánh không lông. Lá xoan ngọn giáo dài 8 - 12cm, rộng 3,5 -  5cm, đầu có mũi ngắn, màu lục bóng, có đốm trong; gân phụ cách nhau 4-5mm; cuống dài 1,3 - 2,5cm. Cụm hoa ngù ít hoa; nụ dài 1 - 1,5cm, tiết diện vuông; răng đài nhỏ; cánh hoa trắng. Quả hình bầu dục xoan ngược, màu đỏ đậm, dài 2,5cm, thường chỉ chứa 1 hạt.

Bộ phận dùng

Nụ hoa khô - Flos Caryophylli, thường gọi là Đinh hương

Nơi sống và thu hái

Gốc ở đảo Molluques cây được nhập trồng từ thế kỷ 18 vào nhiều nước châu Á, châu Phi. Nơi sản xuất nhiều nhất là Zangibar. Ta có nhập trồng ở miền Trung, nhưng ít phát triển. Cây đòi hỏi khí hậu khô và ẩm, độ cao thấp (dưới 200 - 300m). Người ta dùng nụ hoa khô tán bột làm hoàn tán, hoặc giã giập. Khi vào thuốc thang, nên bỏ sau cùng (vì có tinh dầu). Có khi mài với nước để uống.

Thành phần hoá học

Nụ hoa chứa 10 - 12% nước, 5 - 6% chất khoáng, nhiều glucid, 6-10% lipid, tanin. Hoạt chất là tinh dầu 15 - 20% mà thành phần chính là eugenol (80-85%) acelylengenol (2 -  3%) các hợp chất carbon, trong đó có một chất sesquiterpen là caryophyllen và vết furfural, một lượng nhỏ methylamylceton tác động đến mùi thơm và các este. Nếu cắt cả cuống thì hàm lượng tinh dầu là 5 - 6%. Lá chỉ có 4 - 5% tinh dầu có engenol nhưng không chứa acetyleugenol.

Tính vị, tác dụng

Vị cay ngọt, mùi thơm, tính nóng, có tác dụng kích thích, làm thơm, lợi trung tiện, làm ấm bụng, sát trùng. Nước sắc nụ Đinh hương có tác dụng đối với một số loại vi khuẩn đường ruột thuộc chi Shigella. Tinh dầu có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Từ lâu, người ta đã biết dùng Đinh hương để làm thơm hơi thở. Trong y học Đông phương, Đinh hương đã được sử dụng từ lâu ở Trung Quốc làm chất kích thích thơm. Công dụng phổ biến của nó là dùng chế bột cary. Nó thuộc loại gia vị rất quí, kích thích tiêu hoá. Đinh hương được dùng làm thuốc chữa đau bụng, nấc cụt, kích thích tiêu hoá (sắc uống hoặc mài với các vị thuốc khác). Dùng ngoài để xoa bóp và nắn bó gẫy xương. Cũng dùng chữa phong thấp, đau xương, nhức mỏi, lạnh tay chân.

Ở Ân Độ, Đinh hương dùng chữa đầy hơi và rối loạn tiêu hoá. Nụ Đinh hương được dùng làm nguyên liệu cất tinh dầu dùng trong nha khoa làm thuốc tê và diệt tuỷ răng, và làm thuốc sát khuẩn và diệt sâu bọ mạnh. Người ta còn dùng Đinh hương trong kỹ nghệ chế biến nước hoa, chế vanilin tổng hợp.

Đơn thuốc

Chữa phong thấp, đau xương, nhức mỏi, lạnh tay chân. Đinh hương 20g, Long não 12g, cồn 90 độ 250ml, ngâm 7 ngày đêm, lọc bỏ bã, khi dùng lấy bông chấm thuốc, nắn bóp nơi đau nhức, mỗi ngày 1 - 2 lần.

Bài viết cùng chuyên mục

Hu đen, thuốc cầm máu, tán ứ tiêu thũng

Vị chát, tính bình, có tác dụng thu liễm cầm máu, tán ứ tiêu thũng, Cây cho gỗ và cho sợi dùng làm giấy và bông nhân tạo

Đăng tiêu: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều

Hoa có vị ngọt, chua, tính lạnh, có tác dụng hành huyết, làm tan máu ứ, mát máu, trừ phong, điều hoà kinh nguyệt, Rễ có tác dụng hành huyết, làm tan máu ứ, tiêu viêm.

Mật sâm: thuốc điều kinh

Cây gốc ở châu Mỹ nhiệt đới, được trồng từ thấp cho đến 1000m, lấy bóng mát dọc các đường đi, trước sân nhà, có thể thu hái rễ và lá quanh năm.

Hồng xiêm: cây thuốc trị táo bón

Quả chín ăn trị táo bón làm cho hoạt trường dễ đi tiêu, mỗi lần ăn 3, 4 quả, Vỏ cây, quả xanh dùng trị ỉa chảy, đi tả, trị sốt rét.

Điên điển: cây thuốc đắp mụn nhọt

Hoa dùng làm bánh, hoặc xào hay nấu canh ăn rất ngon, dùng lá luộc ăn và hạt làm giá như giá đậu xanh, Lá và cành làm thức ăn gia súc.

Ngải chân vịt, tác dụng hoạt huyết

Vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu sưng phù

Gối hạc, cây thuốc chữa sưng tấy

Rễ Gối hạc có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu sưng, thông huyết, Do có tác dụng này như vị Xích thược nên người ta gọi là Nam xích thược

Cau rừng: dùng để ăn trầu

Ở nước ta, cây mọc phổ biến ở trong rừng thường xanh từ Kontum, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, tới Kiên Giang

Lá hến, thuốc trị lỵ

Ở Ân Độ, nước hãm lá khô dùng trị lỵ, ỉa chảy, rong kinh và bạch đới. Cũng được dùng uống trục sỏi niệu đạo và tăng cường sự phát triển của bệnh sởi

Bùm bụp bông to, dùng rửa sạch vết thương

Nước sắc lá dùng rửa sạch vết thương và lá hơ nóng dùng làm thuốc đắp vết thương và mụn nhọt

Cải trời, thanh can hoả

Cải trời có vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can hoả, giải độc tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng

Lòng trứng, thanh nhiệt giải độc

Lá có vị nhạt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng, giảm đau, làm se, cầm máu, trừ phong, Quả có vị cay, tính ấm, Vỏ cây có vị đắng

Bạch đồng nữ: cây thuốc chữa cảm lạnh

Cây bụi nhỏ, cao khoảng 1m; thường rụng lá, nhánh vuông, có lông vàng, Lá mọc đối, hình tim, có lông cứng và tuyến nhỏ, mép có răng nhọn hay nguyên.

Ba chĩa, cây thuốc chữa sốt rét

Chuỳ hoa ở ngọn, có lông, hoa vàng cao 2mm; bao phấn 5; bầu 3 ô, Quả mọng xoan, cao 4cm, màu vàng; hạt 1 Một đoạn lá kép

Mây mật, làm thuốc hút độc

Cây mọc ở rừng, tới độ cao 1000m ở Hà Giang đến các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ cho tới Lâm Đồng, Đồng Nai. Cũng thường trồng khắp vùng nông thôn ở nước ta

Lấu bò, thuốc giảm đau

Cây của vùng Ân Độ, Malaixia, mọc hoang bám trên các cây gỗ hay trên đá. Thu hái toàn cây quanh năm dùng tươi hay phơi khô

Nấm phiến đốm chuông, chất độc gây ảo giác

Nấm mọc trên phân hoại mục ở các bãi cỏ từ tháng giêng tới tháng 9, thường riêng lẻ hoặc họp thành nhóm nhỏ. Có gặp ở Hà Nội, Hải Hưng

Ba chạc: cây thuốc chữa chốc lở

Lá thường được dùng chữa ghẻ, mọn nhọt, lở ngứa, chốc đầu, Chữa các chứng nhiệt sinh khát nước, ho đau cổ họng, mắt mờ, trẻ em sốt cao sinh kinh giật.

Bầu nâu: chữa táo bón

Thịt quả chín thơm, ăn mát, chữa táo bón, lỵ, trị lao và bệnh về gan. Quả chưa chín hay mới chín tới, se, bổ tiêu hoá, dùng trị ỉa chảy.

Bùm bụp, hoạt huyết bổ vị tràng

Bùm bụp có vị hơi đắng và chát, tính bình. Rễ có tác dụng hoạt huyết, bổ vị tràng, thu liễm, lá và vỏ đều có tác dụng tiêu viêm, cầm máu

Bùm sụm, chữa đau nhức lưng

Thân cành lá Bùm sụm có vị đắng, tính bình, không độc, có tác dụng tiêu ban nóng, hoá đờm thấp, hạ khí, tiêu thực. Rễ có vị dịu

Ké trơn, thuốc điều trị chân tay bị sai khớp

Ở Campuchia, rễ được sử dụng trong một số chế phẩm dùng ngoài để điều trị chân tay bị sai khớp

Ghi trắng, cây thuốc điều trị vết thương

Cây thường được dùng trị sưng lá lách và dùng điều trị vết thương, u bướu, đau tai, Ở Châu Âu, dùng trị huyết áp cao, dùng cây tươi tốt hơn

Bún một buồng: thanh nhiệt giải độc

Ở nước ta, cây thường mọc trong các rừng hỗn giao trên đất khô vùng thấp chờ đến độ cao 1.500m từ Hà Tây cho tới Nghệ An và Lâm Đồng.

Náng lá rộng: gây sung huyết da

Ở Ấn Độ, người ta dùng hành của cây xào nóng giã đắp làm thuốc trị bệnh thấp khớp, cũng dùng đắp mụn nhọt và áp xe để gây mưng mủ.