- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Điều nhuộm: cây thuốc hạ nhiệt trừ lỵ
Điều nhuộm: cây thuốc hạ nhiệt trừ lỵ
Hạt có tác dụng thu liễm thoái nhiệt, Hoa có tác dụng bổ huyết trừ lỵ; lá cũng có tác dụng hạ nhiệt.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Điều nhuộm, Chầm phù hay cây cà ry - Bixa orellana L, thuộc họ Điều nhuộm - Bixaceae.
Mô tả
Cây gỗ nhỏ, cao 4 - 5m. Lá đơn, mềm nhẵn, hình tam giác, nhọn mũi, hình tim ở gốc, nhọn ở chóp, dài 12cm, rộng 7cm hoặc hõn; cuống phình ở đỉnh, dài 3 - 4cm. Hoa khá to, màu tím hay trắng, xếp thành chuỳ ngắn ở ngọn các nhánh. Quả nang màu đỏ tía, hình cầu, bao phủ bởi gai cứng hay mềm, mở thành 2 mảnh van mang mỗi cái một giá noãn ở mặt trong. Hạt rất nhiều, hình khối lập phương, có cuống hạt phồng lên thành một cái áo, hạt ngắn dạng ống tay áo; vỏ hạt có những hạt lổn nhổn màu đo đỏ.
Bộ phận dùng
Hạt và lá - Semen et Folium Bixae Orellanae.
Nơi sống và thu hái
Cây của châu Mỹ nhiệt đới được trồng ở khắp nước ta. Người ta trồng Điều nhuộm để chế bột cary và lấy chất nhuộm màu. Thu hái hạt cho ngay vào nước thật nóng, khuấy thật mạnh, rồi đổ hạt lên một cái rây để xát, tách hết hạt, và những tạp chất, được thứ cơm hạt, để yên cho lên men và loại bỏ chất nhầy. Màu sẽ lắng xuống dưới; gạn lấy chất màu này để cho hơi khô thì gói vào lá chuối thành từng bánh 1-2kg. Chất màu này mặt ngoài hơi xỉn, nhưng khi cắt, thì ở giữa có màu tươi hơn. Có khi để cho màu được tươi, người ta cho thêm vào một ít nước tiểu. Chất màu này dùng để nhuộm len, lụa, sợi bông. Còn dùng trong công nghiệp vecni, xi đánh sàn và do nó có độ tan trong chất béo, lại không có độc và có tính chất của vitamin A, nên được dùng để nhuộm bơ, pho mát, nấu canh (bột cary). Lá tươi được hái và dùng làm thuốc.
Thành phần hoá học
Vỏ quả chứa tinh dầu 0,05%, nhựa 1 - 1,65%, tamin, cellulose. Trong cơm quả có chất dễ bay hơi 20 - 28%, oclean 4,0 - 5,5%, sucrose 3,5 - 5,2%, saponin, palmitin, phytosterol, vitamin A. Hạt chứa bixin, dầu có bixola, Bixin là một chất có tinh thể màu đỏ tươi. Nó là một carotinoid và là thành phần của chất nhuộm màu đỏ. Ngoài ra còn có carotin và nhiều carotinoid màu vàng. Trong cơm của hạt, còn có chất orelin màu vàng, không có tinh thể.
Tính vị, tác dụng
Hạt có tác dụng thu liễm thoái nhiệt. Hoa có tác dụng bổ huyết trừ lỵ; lá cũng có tác dụng hạ nhiệt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở châu Mỹ, người ta dùng cơm quả và hạt làm thuốc tẩy giun. Ởnhiều nước nhiệt đới, người ta thường dùng nó chữa lỵ. Ở các nước Đông Dương, Inđônêxia, Trung Quốc, chất màu của Điền nhuộm dùng làm thuốc săn da và xổ nhẹ. Ở Campuchia, lá được xem như có tính chất hạ nhiệt, thường dùng chữa sốt phát ban, sốt rét và các chứng sốt khác. Nước chiết hạt là chất màu da cam dùng để nhuộm màu thức ăn, lụa, bông. Người ta dùng lá tươi đã sao khô sắc uống, 20-30g mỗi ngày; hoặc dùng lá tươi nấu nước tắm.
Dùng ngoài không kể liều lượng.
Bài viết cùng chuyên mục
Móng ngựa lá có đuôi, thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc Vân Nam, thân rễ được dùng chữa viêm ruột, lỵ, thực tích bụng trướng, viêm thận thuỷ thũng, đòn ngã tổn thương, viêm loét dạ dày và hành tá tràng
Quyết lông nhọn: cây được dùng trị bỏng
Vị hơi đắng, chát, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, kiện tỳ, giải độc, trấn kinh, cũng được dùng trị bỏng, trẻ em cam tích, lỵ, chó dại cắn
Kiều mạch: thuốc thanh nhiệt giải độc
Vị chát, hơi the, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, rutosid có tác dụng giống vitamin P, làm tăng độ chịu đựng.
Pison hoa tán: dùng trị băng huyết
Lá được dùng trị băng huyết, thường lấy lá tươi đâm lấy nước, cho thêm tí muối uống, trị đái đường, dùng lá tươi giã ra lấy nước thêm 2 chỉ Châu sa để uống
Muồng xiêm: trị bệnh về âm đạo
Ở Campuchia, hoa, lá non và quả non để dùng được làm rau ăn với lẫu mắm. Gỗ lõi nghiền thành bột, trộn với dầu dừa, hoặc nấu nước dùng trị ghẻ.
Móng bò trắng: hãm uống trị ho
Loài phân bố ở Ân Độ tới Inđônêxia và Philippin. Ở nước ta, thường thấy trồng ở đồng bằng Hà Nội, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, ít gặp cây mọc hoang.
Giổi nhung, cây thuốc chữa đau bụng, sốt
Cây cho gỗ tốt, phẩm chất tốt, dùng đóng đồ gỗ, Hạt dùng làm thuốc như loài Giổi khác, vỏ chữa đau bụng, sốt
Mía dò, lợi thuỷ tiêu thũng
Vị chua, đắng, cay, tính mát, hơi có độc; có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, giải độc, chẩn dương. Ở Ân Độ, rễ cây được xem như có tác dụng xổ, lọc máu, kích thích, bổ, trừ giun
Móng bò lông đỏ, uống trị đau bụng
Loài chỉ biết có ở Lào và vùng phụ cận của Bắc Việt Nam, như ở Lai Châu trên độ cao 900m. Cũng có trồng ở Hà Nội
Đa đa: cây thuốc trị ỉa chảy
Ở Campuchia, người ta dùng quả để trị nhọt ở gan bàn chân, Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ để chế thành dạng xi rô dùng uống trị sốt rét.
Mắt gà, thanh nhiệt giải độc
Cây mọc hoang dại ở các băi cỏ ven đường, các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai. Thu hái toàn cây vào mùa hè thu, rửa sạch phơi khô để dùng
Bơ: chống tăng độ acid của nước tiểu
Có thể dùng quả chín để ăn, hoặc chế biến thành những món thức ăn khác nhau, như trộn với nước Chanh, cho thêm đường sữa vào đánh đều thành kem để ăn.
Hoàng cầm râu: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu sung, giảm đau, chống khối u tan sinh.
Giềng Giềng, cây thuốc trị ỉa chảy và kiết lỵ
Nhựa cây có màu đỏ, đông lại ngoài không khí, phồng lên trong nước lã và làm cho nước có màu đẹp, Nhựa này có vị se. Hạt có tính tẩy và trừ giun
Quăng: dùng trị sốt và bệnh ngoài da
Ở Ấn Độ vỏ rễ được dùng trị sốt và bệnh ngoài da, cũng dùng làm thuốc chống nôn mửa, Ở Thái Lan, vỏ thân dùng trị hen suyễn và trị ỉa chảy; gỗ được xem là bổ, dùng trị bệnh trĩ.
Mây lộ, dùng ngoài trị phong, ghẻ ngứa
Dùng ngoài trị phong, ghẻ ngứa, giang mai. Dầu hạt nấu lên cũng dùng trị bệnh phong và các bệnh ngoài da như dầu Đại phong tử
Côm lá thon: cây thuốc chữa bệnh ngoài da
Cây của vùng Ân Độ, Malaixia, mọc hoang trong các rừng thưa, dọc các khe suối từ Lào Cai, Quảng Ninh tới Đồng Nai, An Giang, Ở Campuchia, người ta dùng vỏ làm thuốc chữa bệnh ngoài da
Bèo tấm: giải cảm sốt
Thường dùng uống trong giải cảm sốt, chữa bí tiểu, đái buốt, đái dắt. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da. Ngày dùng 10, 20g sắc hoặc tán bột uống.
Hà thủ ô, cây thuốc chữa thận suy, gan yếu
Hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng
Nghệ trắng: hành khí giải uất
Cũng thường được trồng trong các vườn gia đình để lấy củ thơm và có bột như bột Hoàng tinh.
Bèo lục bình: sơ phong thanh nhiệt
Bèo lục bình có thể dùng làm thức ăn cho người; người ta lấy cả đọt non và cuống lá mang về, rửa sạch, nấu canh, chỉ cần cho chín tái, không nên chín nhừ.
Nấm cựa gà, dùng trong khoa sản
Do tác dụng mạnh, nên ở nước ngoài, Nấm cựa gà chỉ được chỉ định dùng theo ý kiến của thầy thuốc, thường được dùng trong khoa sản
Lức, chữa ngoại cảm phát sốt
Rễ thường được dùng chữa ngoại cảm phát sốt nóng hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu. Lá có hương thơm, thường dùng để xông
Long đởm: thanh nhiệt giải độc
Cây mọc ở đất hoang vùng cao, thông thường ở Đà Lạt. Thu hái toàn cây vào mùa xuân, mùa hạ. Rửa sạch và phơi khô.
Mơ: giáng khí chỉ khái
Mơ là một loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Quả mơ không chỉ ngon ngọt mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng và dược liệu.