Điên điển: cây thuốc đắp mụn nhọt

2017-11-09 10:17 AM

Hoa dùng làm bánh, hoặc xào hay nấu canh ăn rất ngon, dùng lá luộc ăn và hạt làm giá như giá đậu xanh, Lá và cành làm thức ăn gia súc.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Điên điển, Điền thanh hạt tròn, Muồng rút - Sesbania javanica Miq. (S. paludosa Prain), thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Cây dưới bụi, hay cây thảo hoá gỗ nhiều hay ít, cao 1- 4m, thân cành không gai màu xanh hoặc màu đỏ, có lõi xốp trắng. Lá kép lông chim, 10 - 30 đôi lá chét hình dải thuôn hẹp, dài 12 - 25cm, rộng 2 - 4 mm. Chùm hoa ở nách lá dài 5 - 12cm, mang 5 - 12 hoa. Hoa to, dài 25mm, màu vàng; các cánh hoa có tai nhỏ rất nhọn, cánh thìa cong, hơi có tai. Quả đậu thẳng, thõng xuống, dài 18 - 20cm, rộng 0,4cm, màu tím hay nâu; hạt nhiều, hình cầu, màu nâu bóng, có đường kính 3mm, có lông lởm chởm. Hệ rễ phát triển mạnh và có nhiều nốt sần.

Ra hoa tháng 8, có quả tháng 9 - 11.

Bộ phận dùng

Lá, hạt và toàn cây - Folium, Semen et Herba Sesbaniae - Javanicae.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Ân Độ, Malaixia, Đài Loan, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Inđônêxia và Philippin. Ởnước ta, thường gặp ở đầm lầy, ruộng từ nước lợi đến 500m, từ Hải Hưng đến Cần Thơ. Trồng bằng hạt hoặc bằng cành vào tháng 3-4. Nhân giống bằng cách giâm cành. Là cây sống nhiều năm, cũng có loại sống hằng năm, phân cành nhiều, chịu úng giỏi, chịu chua mặn cao, có khả năng tái sinh mạnh. Có thể thu hái lá quanh năm. Hoa thu vào tháng 8 -9, quả già thu vào tháng 10.

Thành phần hoá học

Trong lá khô, theo tỷ lệ % có: protid 26,30, lipid 4,2; glucid 39,2; cellulose 18. Trong hạt có protid 33,40, lipid 4,5; glucid 24,6, cellulose 14,6.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Điên điển có nhiều công dụng. Thân xốp dùng làm mũ và làm nút chai. Hoa dùng làm bánh, hoặc xào hay nấu canh ăn rất ngon; dùng lá luộc ăn và hạt làm giá như giá đậu xanh. Lá và cành làm thức ăn gia súc. Vỏ cho sợi tốt. Thân cây cũng làm củi đun. Ở Thái Lan, lá cũng được dùng làm rau, ở Campuchia hoa cũng được dùng ăn. Ở Ân Độ, lá được dùng để đắp mụn nhọt; còn hạt dùng làm thuốc điều kinh và làm săn da.

Bài viết cùng chuyên mục

Chó đẻ: dùng chữa đau yết hầu viêm cổ họng

Thường được dùng chữa đau yết hầu, viêm cổ họng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da thần kinh, lở ngứa, sản hậu ứ huyết, trẻ em tưa lưỡi, chàm má

Chanh rừng: dùng để chế loại nước uống tăng lực

Cây của Việt Nam và Campuchia, thường gặp trong rừng rậm ở Campuchia và trên đất cát nghèo ở Việt Nam tại tỉnh Đồng Nai và ra tới Côn Đảo.

Đại hoàng: cây thông đại tiện

Đại hoàng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thông đại tiện, tiêu tích trệ, làm tan máu ứ, hạ hoả giải độc.

Chùm gởi ký sinh: dùng sắc uống làm dịu đau dạ dày

Bụi bán ký sinh, nhánh mảnh, lá mọc đối, phiến xoan hay xoan bầu dục, dài 5 đến 10cm, rộng 3 đến 5cm, có gân không rõ, không lông, đen khi khô.

Mỏ bạc: phụ nữ uống sau khi sinh đẻ

Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Mianma, Ân Độ. Ở nước ta, cây mọc trong rừng ẩm, ven suối một số nơi ở Hà Tây, Vĩnh Phú tới Lâm Đồng.

Cỏ luồng: cây thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu

Trị xuất huyết, dùng Cỏ luồng phối hợp với rễ cây Muối 60g, sắc nước uống, Lỵ trực trùng, dùng Cỏ luồng phối hợp với Tai tượng Úc, Thằn lằn đều 30g sắc uống

Cóc kèn sét: làm thuốc sát trùng

Loài phân bố ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Việt Nam, ở nước ta, cây thường mọc dựa rạch một số nơi thuộc các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai

Cỏ diệt ruồi: dùng diệt ấu trùng sâu bọ

Người ta dùng toàn cây làm thuốc trợ sản và dùng ngoài làm thuốc trị sang độc, cũng dùng diệt ấu trùng sâu bọ, có thể dùng toàn cây hoặc rễ trị mụn nhọt và diệt sâu xanh ở rau

Cáp gai đen: thuốc về đường tiêu hoá và trị ỉa chảy

Vỏ rễ được sử dụng làm thuốc về đường tiêu hoá và trị ỉa chảy. Lá dùng đắp trị nhọt, sưng phù và trĩ

Bạch đàn đỏ: cây thuốc chữa cảm cúm

Dùng ngoài trị bỏng, viêm mũi, viêm tế bào, viêm vú, cụm nhọt, chốc lở, viêm quầng, mày đay, eczema, nấm tóc, viêm âm đạo do nấm Candida.

Nghể tăm: chữa chứng khó tiêu

Người Malaixia dùng lá sắc uống chữa chứng khó tiêu và dùng cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ

Lúa mì: chữa ỉa chảy

Dùng chữa ỉa chảy đi tiêu lỏng; rang lên sắc uống thì giải khát khỏi phiền nhiệt. Thường dùng trong các trường hợp rối loạn chung về sức khoẻ.

Quả nổ sà: làm thuốc gây nôn

Loài cây của á châu nhiệt đới, phát tán sang tận đông châu Phi và cũng gặp ở các đảo Antilles, Ở nước ta, cây chỉ mọc ở các tỉnh Nam Bộ: Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, An Giang.

Ngọc trúc hoàng tinh: chữa cơ thể suy nhược

Ngọc trúc hoàng tinh là thuốc bổ chữa cơ thể suy nhược, sốt nóng âm ỉ, mồ hôi ra nhiều, mồ hôi trộm

Nghể: giải nhiệt chữa ho

Ở Ấn Độ và Malaixia, người ta thường xem Nghể như là thuốc bổ và dùng lá để nấu ăn như các loại rau. Phụ nữ thích dùng nó xem như thuốc lọc máu.

Lá buông cao, cây thuốc

Ở Ân Độ, người ta dùng quả giã ra thành bột dùng để duốc cá. Hạt cứng như ngà, dùng làm chuôi, nút áo; thân cho nhiều bột màu nâu

Dung chụm, cây thuốc trị chấn thương

Cây gỗ nhỏ, vỏ nhẵn, nhánh non màu sét, rồi không lông, Lá có phiến dày, không lông, xanh đậm, lúc khô màu vàng, thường dài cỡ 10cm

Ngọc lan hoa vàng: khư phong thấp

Vỏ thân có tác dụng giải nhiệt, hưng phấn, khư đàm, thu liễm. Hoa, quả có tác dụng làm phấn chấn, trấn kinh, khư phong.

Chân chim núi đá: dùng làm thuốc trị hậu sản

Dân gian dùng làm thuốc trị hậu sản. Ở Trung Quốc Vân Nam rễ được dùng trị cam tích trẻ em, gân cốt đau nhức

Lan đầu rồng, thuốc điều trị bỏng

Ở Ân Độ, các bộ lạc miền núi rất thích dùng hành củ của cây này để điều trị bỏng giập, nhất là bỏng ở lòng bàn tay

Gội, cây thuốc tắm chữa ghẻ

Cây phân bố rộng khắp Việt Nam, gặp nhiều trong các rừng già ở miền Bắc cho tới Lâm Đồng, Cũng thường được trồng làm cây bóng mát vệ đường

Cây sữa trâu: thuốc uống lợi sữa

Nhân dân vùng Bằng Khánh, huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn dùng cây làm thuốc uống lợi sữa.

Mỏ hạc, thuốc cường cân cốt

Liệt quả tách thành 5 phân quả mắc vào ðỉnh vòi nhờ những lưỡi nhỏ hút ẩm. Phân quả nứt dọc mà giải phóng hạt ra ngoài

Lục lạc lá ổi tròn, trị ghẻ và ngứa lở

Nguyên sản ở Ân Độ, được nhập trồng ở miền Bắc nước ta, tại một số trại thí nghiệm và nông trường làm phân xanh; cũng gặp ở Đắc Lắc

Nai (cây): chữa vết thương

Lá chữa vết thương. Nước sắc lá hay toàn cây dùng làm thuốc trị bệnh về đường hô hấp.