- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đề: cây thuốc chữa đau răng
Đề: cây thuốc chữa đau răng
Vỏ thân được dùng ở Trung Quốc làm thuốc súc miệng chữa đau răng và làm chắc răng, Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ trị bệnh lậu.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đề hay Đa bồ đề - Ficus religiosa L., thuộc họ Dâu tằm - Moraceae.
Mô tả
Cây gỗ lớn, hoàn toàn nhẵn. Lá hình thoi - tam giác, cụt hay hơi hình tim ở gốc, hầu như tù và đột nhiên thành đuôi ở chóp dài 2 - 3cm, mỏng, giòn, dài 7 - 12cm, rộng 7 - 10cm; cuống mảnh, dài 5 - 8 cm. Quả dạng sung, xếp 1 - 2 cái trên các nhánh có lá, không cuống, hình cầu, đường kình 7- 8mm, lúc chín có màu đỏ đậm.
Hoa quả tháng 1 - 4.
Bộ phận dùng
Vỏ cây, quả, lá - Cortex, Ficus et Folium Fici Religiosae.
Nơi sống và thu hái
Gốc ở Ấn Độ, trồng ở đồng bằng và vùng núi, thường trồng ở các đình chùa, các chợ, công viên.
Thành phần hoá học
Vỏ cây chứa 4% tanin. Mủ chứa nhựa; trong mủ đông khô có 85% nhựa và 12% cao su.
Tính vị, tác dụng
Vỏ làm săn da; quả nhuận tràng, làm toát mồ hôi, trấn kinh; hạt làm mát, giải nhiệt; lá và nhánh non xổ. Nước chiết vỏ có tác dụng ngăn cản hoạt động của các vi khuẩn Staphylococcus và Escherichia coli.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Vỏ thân được dùng ở Trung Quốc làm thuốc súc miệng chữa đau răng và làm chắc răng. Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ trị bệnh lậu. Ta thường dùng vỏ cây nấu nước rửa chữa lở loét và bệnh ngoài da. Ở Ấn Độ, nước pha vỏ dùng uống trong trị bệnh ghẻ. Vỏ cây có thể dùng thay chay để ăn với trầu. Quả (cụm hoa) dùng giải nhiệt, làm dễ tiêu hoá; hạt giúp giải khát. Lá và nhánh non gây tẩy, nhưng dịch lá tươi lại trừ được ỉa chảy và cả trong trường hợp nghi là dịch tả, mỗi lần dùng 1 thìa cà phê dịch tươi và đường, cách 2 giờ lại uống cho đến khi hết nô n tháo ra.
Bài viết cùng chuyên mục
Ngõa vi: thanh nhiệt lợi niệu
Vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, hoạt huyết giải độc, tiêu thũng, chỉ huyết, chỉ khái
Ngải đắng, lợi tiêu hóa
Vị đắng, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng bổ, lợi tiêu hóa, hạ nhiệt, làm dịu đau, chống ho, trừ giun và điều kinh. Hoa có tác dụng trị giun và bổ
Huệ: thuốc lợi tiểu gây nôn
Ở Ấn Độ, người ta dùng hành phơi khô và tán bột dùng làm thuốc trị lậu, Có nơi, như ở Vũng Tàu, người ta thường dùng củ chữa bệnh sốt rét.
Chòi mòi: dùng chữa ho sưng phổi
Quả ăn được, có vị chua, dùng chữa ho, sưng phổi. Hoa chữa tê thấp, Ở Campuchia, vỏ, cành non và lá được sử dụng nhiều hơn
Húng giổi, thuốc làm ra mồ hôi, lợi tiểu
Cây có vị cay, tính nóng, mùi thơm dịu, có tác dụng kích thích sự hấp thụ, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, lương huyết, giảm đau, Quả có vị ngọt và cay, tính mát
Đa lông, cây thuốc giảm phù
Tua rễ cả vỏ lẫn lõi được dùng trị phù nề cổ trướng do xơ gan; nó làm tăng bài tiết nước tiểu, làm hết hoặc giảm phù nề cổ trướng
Khuy áo nhẵn, thuốc khư phong
Rễ có vị ngọt và cay, tính hơi ấm, có mùi thơm; có tác dụng khư phong, giảm đau, tán ứ. Hạt có vị đắng, tính bình, có tác dụng tiêm viêm
Lan cuốn chiếu, thuốc thanh nhiệt
Vị ngọt và đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, tiêu viêm, chỉ thống, chỉ huyết, kháng sinh
Đơn tướng quân, cây thuốc tiêu độc, chống dị ứng
Có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh với những vi khuẩn gram dương, như cầu khuẩn
Cau Lào: dùng ăn với trầu
Cây mọc hoang trong rừng thường xanh các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, cho tới Khánh Hoà, Lâm Đồng... Còn phân bố ở Lào.
Mua tép có mào, tác dụng kháng nham
Lá khô, được đồng bào miền núi cao dùng trị đau răng. Người ta lấy một nắm lá, đem sắc lên còn nửa nước, dùng nước sắc để ngậm và lưu giữ một thời gian trong miệng
Nàng hai: dùng trị sốt kéo dài
Nàng hai, với tên khoa học Dendrocnide sinuata, là một loài thực vật thuộc họ Gai (Urticaceae). Cây này nổi tiếng với những chiếc lá chứa nhiều lông gai độc, gây cảm giác ngứa rát khi tiếp xúc.
Lá móng: thuốc chữa bệnh ngoài da
Lá được dùng làm thuốc trị bệnh ngoài da như hắc lào, ghẻ lở, mụn nhọt, cũng dùng trị ỉa chảy, trừ giun sán và bệnh bại liệt.
Dương địa hoàng, cây thuốc cường tim
Với liều dược dụng, nó làm cho tim hoạt động, làm cho hưng phấn, cường tim, tăng thêm sức co bóp của tim và làm cho tim đập dịu; còn có tác dụng lợi tiểu
Hổ vĩ xám: thuốc chữa sốt nóng khát nước
Alcaloid trong rễ có tác dụng trên hệ tim mạch tương tự như Digitalin, nhưng không mạnh bằng, lại có tác dụng nhanh và thải trừ nhanh hơn.
Nhàu: được dùng chữa cao huyết áp
Rễ cây được xem như có tác dụng nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm, hạ huyết áp.
Chay lá bóng: làm thuốc chữa ho ra máu thổ huyết
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở nước ta, cây mọc hoang trong rừng và đất khai hoang ở Khánh Hoà, Đồng Nai
Ắc ó
Lá mọc đối, phiến nguyên mỏng, bóng, xanh đậm; cuống 1cm. Hoa ở nách lá, to. màu trắng; dài do 5 lá dài hẹp
Bại tượng hoa trắng: cây thuốc chữa kiết lỵ
Chuỳ hoa dạng ngù ở ngọn. Hoa nhỏ màu trắng, đài là ống có răng nhỏ; tràng có ống dài mang 5 tai gần bằng nhau; nhị 5, đính trên ống tràng, bầu 3 ô.
Mao quả: cây thuốc uống sau khi sinh
Mao quả, ngẩng chày là một loại cây thuộc họ Na, có quả đặc trưng với nhiều ngấn. Cây được sử dụng trong y học dân gian với nhiều công dụng khác nhau.
Lan gấm, thuốc tiêu viêm
Vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng tư âm nhuận phế, làm mát phổi, mát máu sinh tân dịch, tiêu viêm, lọc máu
Mã liên an, chữa bệnh dạ dày
Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ để chữa Dạ dày, ruột quặn đau, tiêu hoá không bình thường, cảm mạo, viêm ruột ỉa chảy, đau bụng, viêm ruột thừa, viêm thận mạn tính
Báo xuân hoa: cây thuốc kiện tỳ
Hoa nhỏ có cuống hoa dài; lá đài có lông, tràng có ống mang 5 thuỳ, có vẩy ở miệng, nhị gắn ở nửa dưới của ống; bầu 1 ô, Quả nang nở thành 5 thuỳ từ đỉnh.
Khế rừng: thuốc tăng lực bà đẻ
Dân gian thường dùng nấu nước cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho chóng lại sức, Có khi thêm các vị rễ Bổ béo, Ké hoa vàng, Dạ cẩm với liều bằng nhau.
Mướp khía: trị gân cốt tê đau
Xơ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng.