Đay, cây thuốc tiêu viêm

2017-11-08 11:52 AM
Đay có vị đắng, tính nóng có độc, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, giải nắng nóng. Hạt Đay có vị đắng, tính nóng, có độc, có tác dụng hoạt huyết, trợ tim

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đay hay Đay quả tròn - Corchorus capsularis L,, thuộc hộ Đay - Tiliaceae.

Mô tả

Cây thảo hằng năm cao 1 - 2m, màu tím nhạt, ít phân nhánh. Lá hình bầu dục nhọn, hẹp ngang, tròn ở gốc, có mũi nhọn ở chóp, nhẵn, có răng, dài 6 - 10cm, rộng 15 - 30mm; răng nhọn; đều, 2 răng dưới có lông dài, gân gốc 3 - 5. Hoa họp 2 - 3 cái một ở nách lá. Quả hình cầu hay hình quả lê dài 12mm, rộng 10 - 11mm, có cạnh lồi, mở thành 5 mảnh van. Hạt dẹp, có góc.

Cây ra hoa tháng 6.

Bộ phận dùng

Rễ, lá và hạt - Radix, Folium et Semen Corchori Capsularis.

Nơi sống và thu hái

Cây của Ân Độ, nhập trồng làm rau ăn và lấy sợi. Thu hái rễ và lá vào mùa hè; thu hạt vào mùa thu khi quả chín, phơi khô.

Thành phần hoá học

Lá Đay chứa một glucosid gọi là capsulin, một hoạt chất đắng và bổ, tác dụng lên tim như digitalin của cây Dương địa hoàng. Hạt chứa một chất đắng là corchorin và 2 glucosid digitalin là corchoroside A và corchoroside B, tác dụng tương tự như digitalin đối với tim.

Tính vị, tác dụng

Đay có vị đắng, tính nóng có độc, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, giải nắng nóng. Hạt Đay có vị đắng, tính nóng, có độc, có tác dụng hoạt huyết, trợ tim. Ở Ân Độ, nước hãm lá được xem như làm nhầy, lợi tiêu hoá, nhuận tràng, lợi trung tiện, kích thích, gây cảm giác ngon miệng như một chất bổ đắng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng 1. Đề phòng say nắng và sốt do say nắng, 2. Lỵ; 3. Ho ra máu, nôn ra máu; 4. Ngộ độc cá thối. Dùng 15 - 30g dạng thuốc sắc. Kỵ thai. Hạt dùng khi bị sài uốn ván, vô kinh, kinh nguyệt không đều. Liều dùng 10 - 15g, dạng thuốc sắc. Ở Ân Độ, nước hãm lá dùng trị lỵ, sốt, khó tiêu và rối loạn của gan; nước sắc rễ và quả chưa chín dùng trị ỉa chảy.

Đơn thuốc

Lỵ: Lá Đay tươi 15 - 30g sắc uống.

Ho ra máu, nôn ra máu: Lá Đay, Cốt khí củ, Long nha thảo, mỗi vị 9g sắc uống.

Ngộ độc cá thối: Lá Đay tươi 90g sắc với 1 lượng đường đỏ mà uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Đương quy: cây thuốc trị thiếu máu suy nhược

Đương quy được dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại.

Cỏ bươm bướm: dùng trị bệnh tâm thần động kinh

Cây mọc hoang ở vùng núi Tam Đảo, dọc theo đường đi; cũng gặp ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, còn phân bố ở nhiều nước nhiệt đới châu Á

Anh đào

Quả có vỏ quả khá dày, thịt đỏ, mọng nước, mùi dễ chịu, có thể ăn được và chế rượu uống, người ta đã chế ra loại rượu Anh đào của Đà Lạt

Hoa tiên to: cây thuốc tán hàn chỉ khái

Thành phần hóa học, Có tinh dầu, Hoa chứa anthocyanosid, Tính vị, tác dụng, Vị cay, tính ấm; có tác dụng tán hàn chỉ khái, khu đàm trừ phong.

Dung mốc, cây thuốc trị cảm mạo

Gỗ xấu, chỉ làm được vật dụng không tiếp xúc với đất, Ở Trung Quốc, vỏ cây dùng trị cảm mạo, Dầu hạt cũng được sử dụng trong công nghiệp

Hòe Bắc bộ, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Ở Trung Quốc, có nơi, người ta dùng rễ cây này chữa ung thư, cho rằng nó có khả năng ức chế sự phân liệt của tế bào ung thư

Bìm bìm tía, trừ thấp nhiệt

Cây mọc tự nhiên ở độ cao 2000m, và cũng được trồng ở Himalaya. Thu hái vào mùa thu, đông, phơi khô đập lấy hạt

Nấm đỏ, làm bả diệt ruồi

Nấm gây ngộ độc mạnh với ảo giác và rối loạn gan, nhưng cũng thường không chết người. Nhân dân dùng nấm này để làm bả diệt ruồi

Duối cỏ: cây thuốc giải độc

Loài phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Ôxtrâylia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng ẩm trên triền núi cao các tỉnh Lạng Sơn, Hà Tây.

Bí thơm: tác dụng khu trùng

Hạt bí thơm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng khu trùng, tiêu thũng. Quả bổ dưỡng, làm dịu, giải nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu.

Nhài nhiều hoa: thuốc đắp trị loét

Ở Ấn Độ, lá khô nhúng nước cho mềm làm thành thuốc đắp trị loét ngoan cố làm cho chóng lành

Ớt bị: dùng ngoài trị nẻ da

Thứ ớt này có quả to, tròn hay hình túi, nhăn nheo, khi còn non màu xanh lục, khi chín màu vàng hay đỏ cam, vỏ quả dày, rất thơm nhưng không cay

Mua leo, dùng chữa sưng tấy

Loài của Việt Nam, Lào. Cây mọc ở ven rừng thưa, nơi hơi ẩm và có nhiều ánh sáng ở Bắc bộ và Trung bộ Việt Nam. Thu hái dây lá quanh năm, thái ngắn, phơi khô

Nụ: cây thuốc chữa phù và đau bụng đầy hơi

Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam, trong các rừng ở độ cao 100 đến 800m trên mặt biển từ Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Vĩnh Phú tới Ninh Bình, Thanh Hoá

Đại hoa đỏ: cây thuốc trừ ho

Hoa có vị ngọt, mùi thơm nhẹ, tính bình, có tác dụng tiêu đờm, trừ ho, thanh nhiệt, trừ thấp, lương huyết, nhựa mủ có tác dụng tiêu viêm, sát trùng

Đậu tương dại: cây thuốc hạ sốt

Cây thảo leo hoặc trườn, nhánh dạng sợi, có lông mịn màu vàng hoe. Lá kép với 3 lá chét hình bầu dục hẹp, dày, dài 2-3,5cm, rộng 1-1,5cm.

Bù dẻ trườn, lợi tiêu hóa

Vị đắng, ngọt, tính hơi ấm; có tác dụng lợi tiêu hóa, kiện tỳ hành khí, trừ thấp, giảm đau

Đại hoàng: cây thông đại tiện

Đại hoàng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thông đại tiện, tiêu tích trệ, làm tan máu ứ, hạ hoả giải độc.

Chè hàng rào: dùng làm thuốc tẩy trị giun

Hoa và lá thường dùng nấu nước hay hãm uống như trà, là một loại thức uống lợi tiểu, Cũng dùng làm thuốc tẩy, trị giun và làm thuốc long đờm, gây nôn

Lòng mang lá lệch, chữa phong thấp

Loài phân bố ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Mianma. Ở nước ta cây chỉ gặp ở miền Nam từ Kontum, Gia Lai đến Tây Ninh và An Giang ở độ cao dưới 500m

Bùm bụp nâu, đắp chữa các vết thương

Hạt có chất mỡ đặc có thể dùng để thắp. Rễ và quả dùng đắp chữa các vết thương đụng giập, sưng tấy. Cần chú ý là vỏ cây có nhiều sợi, có thể dùng để bện thừng

Kim cang lá quế, thuốc trị đòn ngã phong thấp

Dân gian lấy lá non dùng ăn như rau; lá già dùng làm trà nấu nước uống bổ gân cốt. Ở Trung quốc, thân rễ dùng trị đòn ngã phong thấp

Lục lạc: bổ can thận

Hạt Lục lạc có vị ngọt, hơi chát, tính mát; có tác dụng bổ can thận, sáng mắt, ích tinh. Thân và Lá lục lạc có vị đắng, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.

Nhót Loureiro: cây thuốc có tác dụng trừ ho chống hen

Dùng ngoài trị bệnh nấm ecpet mọc vòng, trĩ nhức nhối, đòn ngã bầm giập, nghiền quả thành bột và đắp vào chỗ đau hoặc nấu nước để xông và rửa

Cầm mộc: chữa lở ngứa

Gốc ở Trung Mỹ, được nhập trồng ở Hà Tây, Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ làm cây cảnh vì dáng cây, hoa đẹp và rất thơm