- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đậu xanh, cây thuốc chữa ôn nhiệt
Đậu xanh, cây thuốc chữa ôn nhiệt
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đậu xanh, Đậu chè hay Dâu tằm - Vigna radiata (L.) Wilczek var. radiata (Phaseolus radiatus L.), thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả
Cây thảo mọc đứng cao cỡ 50cm. Lá có 3 lá chét, có lông ở cả hai mặt. Chùm hoa ở nách lá. Hoa màu vàng lục. Quả đậu hình trụ mảnh, có lông, chứa nhiều hạt nhỏ hình trụ ngắn, gần hình cầu, thường có màu xanh.
Hoa tháng 8 - 10; quả tháng 3 - 11.
Bộ phận dùng
Hạt - Semen Vignae Radiatae, thường gọi là Lục dâu Nơi sống và thu hái: Cây của vùng cổ nhiệt đới, được trồng rộng rãi ở đồng bằng và vùng núi, chủ yếu để lấy hạt làm thức ăn, làm bánh, ủ giá.
Tính vị, tác dụng
Đậu xanh có thành phần dinh dưỡng cao, hạt chứa nước 14%; protid 23,4%, lipid 2,4%, glucid 53,10%, cellulose 4,7%. Còn có các nguyên tố vi luợng Ca, p, Fe và các vitamin (tiền sinh tố A, Bl, B2, pp, C). Còn có phosphatidyl choline, phosphatidylethanolamine, phosphtidylinositol, phosphatidylserine; phosphatidicacid.
Tính vị, tác dụng
Hạt Đậu xanh có vị ngọt, hơi lạnh, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt đau sưng, ích khí lực, điều hoà ngũ tạng, nấu ăn thì bổ mát và trừ được các bệnh nhiệt. Vỏ hạt Đậu xanh có vị ngọt, tính mát không độc, có tác dụng giải nhiệt độc làm cho mắt khỏi mờ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ta thường dùng Đậu xanh nấu cháo ăn để 1. Đề phòng các loại bệnh ôn nhiệt mùa hè; 2. Trị cảm sốt; 3. Trị tiêu khát, khát nước uống nhiều và đái tháo đường; 4. Trị đau bụng cồn cào, nhức đầu, nôn oẹ, có thai nôn oẹ, không yên; 5. Giải các loại ngộ độc. Cũng dùng nhai sống nuốt nước. Dùng ngoài, lấy Đậu xanh nhai sống; lấy bã đắp chữa giời leo, ngứa ngáy khó chịu. Vỏ Đậu xanh sắc uống chữa bệnh ôn nhiệt, sốt cao, hôn mê, co giật. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Đơn thuốc
giải nhiệt, cảm sốt, dùng bột Đậu xanh (cả vỏ) 50g, lá Dâu non 18g, lá Tía tô 12g. Bột Đậu xanh cho thêm ít gạo nấu nhừ nát, Dâu và Tía tô thái nhỏ, bỏ vào nồi cháo, để sôi 5 - 10 phút, ăn nguội để tránh ra nhiều mồ hôi, và chữa cảm thể nóng, đã ra nhiều mồ hôi.
Bài viết cùng chuyên mục
Gùi da, cây thuốc trị bệnh lậu
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Quả ăn được, có thể là do áo hạt, Rễ đun sôi làm thành thuốc uống trị bệnh lậu
Câu đằng quả không cuống: làm thuốc chữa đau đầu
Ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, người ta dùng gai móc Câu đằng này làm thuốc như các loại Câu đằng khác.
Bảy lá một hoa: thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc, dân gian cho là thuốc chỉ đau, giải nhiệt và giải độc, có khả năng trị kinh phong, lắc đầu, lè lưỡi.
Châu thụ: dùng làm thuốc trị thấp khớp đau dây thần kinh
Lá phơi khô dùng pha nước uống thơm. Quả ăn được. Thường được dùng làm thuốc trị thấp khớp, đau dây thần kinh, chân tay nhức mỏi
Hà thủ ô, cây thuốc chữa thận suy, gan yếu
Hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng
Bồng nga truật, chữa loét aptơ miệng khô
Trong y học cổ truyền Thái Lan, người ta dùng củ làm thuốc chữa các bệnh về mồm miệng như loét aptơ, miệng khô và làm thuốc lợi tiểu
Lục lạc trắng: trị viêm niệu đạo
Ở Trung Quốc, vỏ và cây được dùng trị viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm gan, viêm dạ dày ruột, lỵ, viêm nhánh khí quản, viêm phổi, sốt rét; dùng ngoài trị mụn nhọt độc lở ngứa.
Cỏ lào: cây thuốc cầm máu vết thương
Cỏ lào có vị hơi cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm, Nước sắc Cỏ lào có tác dụng kháng khuẩn, ức chế được vi khuẩn gây mủ trên vết thương và trực trùng lỵ Shigella
Đậu đen: cây thuốc trị phong nhiệt
Đậu đen có vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng bổ huyết, bổ can thận, giải phong nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi tiểu.
Đa, cây thuốc thanh nhiệt hoạt huyết
Loài này được A Pételot nêu lên vì giá trị của nhựa có thể dùng như nhựa của những loài khác, Ở Trung Quốc, rễ phụ được dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc
Khế rừng: thuốc tăng lực bà đẻ
Dân gian thường dùng nấu nước cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho chóng lại sức, Có khi thêm các vị rễ Bổ béo, Ké hoa vàng, Dạ cẩm với liều bằng nhau.
Chòi mòi: dùng chữa ho sưng phổi
Quả ăn được, có vị chua, dùng chữa ho, sưng phổi. Hoa chữa tê thấp, Ở Campuchia, vỏ, cành non và lá được sử dụng nhiều hơn
Mí: trị đau nhức khớp
Loài phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng trung du miền Bắc. Thu hái rễ, thân lá quanh năm dùng tươi hay phơi khô dùng.
Máu chó: thuốc chữa ghẻ
Hạt có dầu mùi hắc. Khi dùng giã nhỏ, cho thêm ít muối rang đỏ lên rồi ép lấy dầu hoặc giã rồi nấu cho dầu nổi lên mà gạn lấy cũng được.
Phong vũ hoa: dùng trị mụn nhọt ghẻ lở
Ở Vân Nam Trung Quốc, cây và thân tươi được dùng trị mụn nhọt ghẻ lở, đòn ngã sưng đỏ, rắn độc cắn, thổ huyết, băng huyết
Ghẻ, cây thuốc trị ghẻ
Còn phân bố ở Campuchia, Ân Độ, Malaixia, Inđônêxia, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá, vò ra ngâm vào nước dùng trị ghẻ
Dung đen: cây thuốc chữa nấm ghẻ
Cây mọc trong rừng núi cao giữa 900m và 1500m một số nơi trên miền Bắc và qua Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hoà đến Lâm Đồng.
Hàn the: vị thuốc trị đái buốt bí tiểu tiện
Thường dùng chứa các chứng lậu ra máu, đái buốt, bí tiểu tiện do cơ thể bị nhiệt quá, dùng giải nhiệt, chữa sốt và ho khò khè, đau dạ dày.
Cẩm cù nhiều hoa: thuốc lợi tiểu
Ở Ân Độ, dịch của cây dùng làm thuốc lợi tiểu. Ở Java của Inđonêxia, người ta dùng lá giã ra đắp trị tê thấp.
Mù mắt, cây thuốc làm cay mắt
Gốc ở Trung Mỹ được nhập trồng ở các nước Ân Độ, Malaixia, Inđônêxia và Việt Nam. Cây được trồng làm cảnh và cũng phát tán hoang dại ở miền Bắc nước ta
Mò răng cưa, thanh nhiệt giải độc
Vị đắng cay, tính mát, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ sốt rét, làm liền xương, khư phong trừ thấp, tránh thai. Đây là một trong số ít cây thuốc có tác dụng kháng histamin
Đương quy: cây thuốc trị thiếu máu suy nhược
Đương quy được dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại.
Dung lá thon: cây thuốc trị chấn thương
Cây mọc trong rừng rậm hay thưa, ở độ cao thấp cho tới 2000m từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng.
Đậu tắc, cây thuốc chữa đau ngực
Nói chung khi ăn hạt, quả đậu tắc, thì nên luộc bỏ nước trước khi dùng. Hạt dùng làm tương, làm nhân bánh hay thức ăn cho vật nuôi
Đỗ trọng nam: cây thuốc hành khí hoạt huyết
Tính vị, tác dụng, Đỗ trọng nam có vị hơi cay, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, hạ nhiệt, giúp tiêu hoá.