Đậu ván trắng, cây thuốc chữa bệnh đậu lào

2017-11-08 11:49 AM
Đậu ván trắng có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng bổ tỳ vị, điều hoà các tạng, dịu phong, giải cảm nắng, trừ thấp và giải độc

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đậu ván trắng, Bạch biển đậu - Lablab purpureus (L.) Sweet subsp, purpureus (Dolichos purpureus L.D. lablab L.), thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Dây leo sống 1- 3 năm, dài tới 5m. Thân có góc, hơi có rãnh, có lông thưa. Lá kép mọc so le, có 3 lá chét hình trứng chỉ có ít lông ở mặt dưới. Hoa trắng hay tím nhạt, mọc thành chùm ở ngọn cành hay nách lá. Quả đậu màu lục nhạt, khi chín có màu vàng nhạt, đầu quả có mỏ nhọn cong. Hạt hình trứng tròn, dẹt, dài 8 - 15mm, rộng 6-8 mm, dày 2 - 4mm. Vỏ màu trắng ngà, có khi có chấm đen, nhẵn, hơi bóng, ở mép có rốn lồi lên, màu trắng. Ra hoa kết quả chủ yếu vào mùa thu - đông.

Bộ phận dùng

Hạt - Semen Dolichoris Album, thường gọi là Bạch biển đậu. Lá và rễ cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái

Loài cổ nhiệt đới, được trồng rải rác khắp các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi thấp, có nhiều ở Phú Yên, Bình Thuận. Do trồng trọt mà người ta tạo ra nhiều giống trồng khác nhau; thường trồng là giống leo, cho leo giàn hoặc trồng ven hàng rào quanh nhà hay trồng xen với ngô. Quả và lá non dùng làm rau ăn, hạt già dùng làm thuốc. Khi trời khô ráo, hái các quả đậu thật già có vỏ ngoài vàng khô, bóc vỏ lấy hạt, phơi hay sấy khô, khi dùng sao vàng. Lá tươi thu hái quanh năm.

Thành phần hoá học

Hạt chứa nước 82,4%; protid 4,5%; lipid 0,1%, glucid 10%, tro 1%, Ca 25.; P 0,06mg%; Fe 1,67mg%. Có các loại đường saccharoze, glucose, stachyose, maltose và raffinose. Còn có vitamin A, B2, C và nhiều B1. Các acid amin phổ biến là tryptophan, arginin, lysin và tyrosin. Ngoài ra còn có acid L-pipecolic và phytoagglutinin.

Tính vị, tác dụng

Đậu ván trắng có vị ngọt, tính hơi ấm; có tác dụng bổ tỳ vị, điều hoà các tạng, dịu phong, giải cảm nắng, trừ thấp và giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Nhân dân dùng quả non và hạt non, hoa và lá còn non làm rau luộc hay xào ăn. Hạt khô luộc bỏ vỏ dùng nấu chè, làm nhân bánh ăn ngon. Hạt đậu ván trắng có thể làm tương như đậu nành, chế biến bột dinh dưỡng sau khi rang vàng bỏ vỏ hay sấy ở nhiệt độ 100 - 1030C trong 3 - 5 giờ. Đậu ván trắng có giá trị dinh dưỡng cao thường được dùng làm thuốc bổ dưỡng và tăng sức tiêu hoá. Lại còn dùng trị cảm nắng, khát nước, bạch đới, tỳ vị hư yếu, ỉa chảy, kiết lỵ, viêm dạ dày và ruột cấp tính, đau bụng, nôn oẹ, ngộ độc rượu, nhân ngôn, ngộ độc cá nóc, ngộ độc thức ăn mà sinh nôn mửa. Lá được dùng chữa hóc xương, yết hầu sưng đau, đái ra máu và chữa rắn cắn. Rễ cũng dùng phối hợp với các vị thuốc khác chữa bệnh đậu lào; còn dùng chữa điên, đau giật, co quắp chân tay.

Cách dùng

Hạt dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bôi, mỗi ngày 8 - 16g. Rễ dùng sắc uống với liều cao hơn. Lá tươi nhai ngậm với muối nuốt nước chữa yết hầu sưng đau. Lá giã nát, trộn với nước vo gạo đặc, gạn uống, còn bã dùng đắp trị rắn cắn.

Đơn thuốc

Chữa bệnh mùa hè thổ tả đau bụng dữ dội, nôn mửa: Dùng Đậu ván trắng sao, tán bột, uống với giấm. Hoặc dùng lá Đậu ván, lá Hương nhu mỗi thứ 1 nắm, giã nhỏ, chế giấm vào vắt lấy nước cốt uống hay sắc uống. Có thể dùng riêng lá Đậu ván trắng cũng được.

Chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, kinh bế lâu ngày, kém ăn mỏi mệt: Dùng Đậu vắn trắng sao vàng tán nhỏ, uống 3 đồng cân với nước cơm; ngày uống 3 lần.

Chữa ngộ độc thịt chim: Dùng Đậu ván nghiền hoà với nước cho uống.

Ở Trung Quốc, người ta có các cách sử dụng Đậu ván trắng (Biển đậu) trong ăn uống để trị bệnh như sau:

Sau khi trẻ em đi lỏng, đại tiện hoặc lỏng hoặc khô, không còn bình thường; đem ngâm Biển đậu vào nước qua một đêm, bóc vỏ, nấu thành cháo loãng cho ăn. Có thể làm cho dạ dày tăng cường thu nạp, đại tiện bình thường.

Mùa hè nóng bức, ăn uống vô vị, thân mình mệt mỏi, có thể dùng Biển đậu, lá Sen non nấu chè uống, lợi thấp khai vị.

Người già sức dạ dày yếu, thần kinh dạ dày lỏng lẻo, đại tiện ít nát; nấu canh Bạch biển đậu với mì cán lát, hàng ngày ăn sáng trưa rất có ích.

Bài viết cùng chuyên mục

Cải đất núi: trị cảm mạo phát sốt

Thường được dùng trị cảm mạo phát sốt, sưng đau hầu họng, phổi nóng sinh ho, viêm khí quản mạn tính, phong thấp đau nhức khớp cấp tính, viêm gan hoàng đản.

Cát đằng thơm: trị tai điếc

Có thể dùng như rễ loài Thunbergia lacei Gamble để trị tai điếc, không muốn ăn; dùng riêng bột mịn thổi vào tai trị khí hư tai điếc

Lan tục đoạn Trung Quốc, thuốc thanh nhiệt dưỡng âm

Vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, hoá đàm chỉ khái, tư âm giải độc, lương huyết giảm đau, nhuận phế sinh tân

Anh đào

Quả có vỏ quả khá dày, thịt đỏ, mọng nước, mùi dễ chịu, có thể ăn được và chế rượu uống, người ta đã chế ra loại rượu Anh đào của Đà Lạt

Đưng hạt cứng: cây thuốc uống sau đẻ

Loài phân bố ở Ân Độ, Xri Lanca, Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Philippin, châu Phi, Châu Mỹ, Ở nước ta, chỉ gặp ở các đảo thuộc các tỉnh Khánh Hoà, Bà Rịa.

Mía lau, trị nhiệt bệnh thương tổn

Mía lau được dùng ở Trung Quốc, trị nhiệt bệnh thương tổn đến tân dịch, tâm phiền khẩu khát, phân vị ẩu thổ, ho do phổi khô ráo, đại tiện táo kết, hầu họng sưng đau, có thai bị phù

Ngải Nhật: thanh nhiệt giải độc

Vị đắng, hơi ngọt, tính bình, mùi thơm, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải thử, khư phong thấp, chỉ huyết.

Hà thủ ô, cây thuốc chữa thận suy, gan yếu

Hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng

Giổi nhung, cây thuốc chữa đau bụng, sốt

Cây cho gỗ tốt, phẩm chất tốt, dùng đóng đồ gỗ, Hạt dùng làm thuốc như loài Giổi khác, vỏ chữa đau bụng, sốt

Phi yến: đắp ngoài da điều trị chấy ở tóc

Hạt chứa dầu cố định 39 phần trăm và alcaloid toàn phần là 1 phần trăm, các alcaloid đã biết là ajacine, ajaconine, ajacinine, ajacinoidine và một base tương tự lycoctonine

Muồng trĩn, dùng trị ho

Chaksine là chất làm giảm sút hoạt động của tim, hô hấp và thần kinh, trung tâm hành tuỷ và cả ruột, không có tác dụng đối với cơ vân

Ké đầu ngựa, thuốc chữa phong hàn đau đầu

Ké đầu ngựa được dùng chữa phong hàn đau đầu, tay chân đau co rút, phong tê thấp, đau khớp, mũi chảy nước hôi, mày đày, lở ngứa, tràng nhạc

Bơ: chống tăng độ acid của nước tiểu

Có thể dùng quả chín để ăn, hoặc chế biến thành những món thức ăn khác nhau, như trộn với nước Chanh, cho thêm đường sữa vào đánh đều thành kem để ăn.

Nghể răm: khư phong lợi thấp

Vị cay, thơm, tính ấm, có tác dụng khư phong lợi thấp, tán ứ chỉ thống, giải độc tiêu thũng, sát trùng chỉ dương.

Găng tu hú: cây thuốc điều kinh

Rễ nghiền ra dùng duốc cá, Vỏ rễ và thân hãm uống để điều kinh, Quả dùng nhuộm vàng, lại dùng ngâm lấy nước trừ giun đất và đỉa.

Bìm bìm dại, tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng

Vị ngọt hơi cay, tính bình, có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, cường cân hoạt lạc. Rễ có tính tẩy; nhựa cũng tẩy tương tự như jalap nhưng kém hoạt động hơn

Quả ngọt: khư phong trừ thấp điều kinh hoạt huyết

Cây được dùng chữa Phong thấp, đau nhức khớp xương, đòn ngã tổn thương, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, bế kinh, dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết, rắn độc cắn.

Hồi núi: cây thuốc có độc

Người ta chỉ dùng hạt giã ra để duốc cá, không dùng uống được, Nếu dùng nhầm sẽ bị ngộ độc: có triệu chứng nôn mửa, rát họng, đau bụng.

Đuôi chồn Nam Bộ, cây thuốc lọc máu

Ở Ninh Thuận, người ta sử dụng cây này trong y học dân gian, được xem như có tác dụng lọc máu

Bạch truật: cây thuốc bổ

Khoảng năm 1960, ta nhập nội đem trồng thử ở Bắc Hà và Sa Pa tỉnh Lào Cai, nay được đem trồng ở nhiều nơi cả miền núi và đồng bằng.

Chiết cánh: rễ cây làm thuốc bổ phổi

Cây của miền Đông Dương, mọc hoang trong các rừng thưa từ Ninh Thuận, Đồng Nai đến Côn Đảo, An Giang

Mật sâm: thuốc điều kinh

Cây gốc ở châu Mỹ nhiệt đới, được trồng từ thấp cho đến 1000m, lấy bóng mát dọc các đường đi, trước sân nhà, có thể thu hái rễ và lá quanh năm.

Lài trâu núi Lu: thuốc trị bệnh nấm

Quả dùng trong y học dân gian để trị bệnh nấm. Rễ cũng được dùng đắp ngoài trực tiếp trên các vết rắn cắn.

Chua ngút: có tác dụng kháng sinh sát trùng

Chua ngút, với tên khoa học Embelia ribes, là một loài cây bụi leo quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam.

Bách hợp: cây thuốc chữa ho

Chữa lao phổi, ho khan hoặc ho có đờm quánh, ho ra máu, viêm phế quản, sốt, thần kinh suy nhược. Còn dùng chữa tim đập mạnh, phù thũng.