Đậu tương dại: cây thuốc hạ sốt

2017-11-08 11:49 AM

Cây thảo leo hoặc trườn, nhánh dạng sợi, có lông mịn màu vàng hoe. Lá kép với 3 lá chét hình bầu dục hẹp, dày, dài 2-3,5cm, rộng 1-1,5cm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cây Đậu tương dại (Atylosia scarabaeoides).

Mô tả

Cây thảo leo hoặc trườn, nhánh dạng sợi, có lông mịn màu vàng hoe.

Lá kép với 3 lá chét hình bầu dục hẹp, dày, dài 2-3,5cm, rộng 1-1,5cm.

Hoa vàng hoặc xanh lục, mọc thành chùm 1-3 hoa.

Quả đậu thuôn, có ngấn giữa các hạt, có lông lởm chởm và tuyến.

Ra hoa tháng 6-12.

Bộ phận dùng

Toàn cây (Herba Atylosiae).

Nơi sống và thu hái

Phân bố rộng rãi ở châu Á, Tây Phi và châu Úc.

Ở Việt Nam, mọc ở nhiều nơi, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.

Thu hái toàn cây vào mùa hè và mùa thu.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, cay, tính bình.

Có tác dụng trừ sốt nóng, làm liền sẹo, lợi tiểu, cầm máu.

Công dụng

Chữa cảm lạnh, cúm, sốt đột quỵ.

Chữa thấp khớp, phù nề, đau ngang thắt lưng.

Dùng ngoài trị vết thương chảy máu.

Cách dùng

Sắc uống: 10-15g, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài: Giã lá tươi đắp hoặc phơi khô tán bột dùng.

Đơn thuốc

Cảm lạnh, cúm: Cây Đậu tương dại tươi 15g, rễ Ké đầu ngựa 15g, gừng củ 3g, sắc uống.

Sốt đột quỵ: Cây Đậu tương dại tươi 15g, Đam trúc điệp 15g, Cỏ mần trầu 15g, sắc uống.

Đau ngang thắt lưng: Cây Đậu tương dại 30g, Lấu bò 30g, sắc uống với tỷ lệ rượu:nước bằng nhau.

Bài viết cùng chuyên mục

Giam: cây thuốc dùng trị sốt

Lá non rất đắng; nếu phơi khô, nghiền bột và nấu chín có thể dùng làm thức ăn, gây kích thích sự ăn ngon miệng.

Nghể bún: dùng trị lỵ

Cây thường được dùng trị lỵ, xuất huyết, bệnh scorbut, vàng da, thấp khớp mạn tính. Rễ dùng trị ho và các bệnh về ngực.

Đa, cây thuốc thanh nhiệt hoạt huyết

Loài này được A Pételot nêu lên vì giá trị của nhựa có thể dùng như nhựa của những loài khác, Ở Trung Quốc, rễ phụ được dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc

Canh châu: thanh nhiệt giải độc

Lá thường dùng riêng hoặc phối hợp với lá Vối làm nước uống thay trà, vừa giải khát, vừa phòng bệnh sởi đậu.

Ngải mọi, chữa sốt và thấp khớp

Dân gian dùng cây chữa sốt và thấp khớp và có nơi dùng lá giã ra lấy nước uống giải độc rượu. Ở Malaixia, người ta cũng dùng cây trị thấp khớp và nấu nước cho phụ nữ mới sinh đẻ uống

Đậu cánh dơi, cây thuốc chống sốt rét

Ở Campuchia, người ta lấy hoa hãm uống trước các bữa ăn để chống sốt rét rừng, Ở Trung Quốc, người ta dùng lá trị rắn độc cắn, dùng ngoài để rịt nối xương do đòn ngã

Mộc thông ta: chữa tiểu tiện không thông

Chữa đau vùng tâm vị, ăn nuốt không xuôi, bị nghẹn, và đau tức vùng gan, đại tiện không thông, ợ hơi hoặc nôn oẹ, miệng thở hôi thối.

Hoa hiên: cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu

Hoa hiên (Hemerocallis fulva L.) là một loài cây thân thảo thuộc họ Hoa hiên (Hemerocallidaceae), thường được trồng làm cảnh và sử dụng trong y học cổ truyền.

Ngõa lông: kiện tỳ ích khí

Vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu thũng, chỉ tả, mạnh gân cốt, kiện tỳ ích khí, hoạt huyết khư phong

Đơn kim: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Cây thảo sống hàng năm: Thân mảnh, có lông, cao khoảng 30-100cm. Lá: Đối diện, hình mác, mép có răng cưa. Hoa: Cụm hoa đầu, màu vàng. Quả: Hình dẹt, có nhiều gai nhỏ.

Giáng hương ấn: cây thuốc ỉa chảy mạn tính

Dùng uống trong trường hợp ỉa chảy mạn tính, xuất huyết, bạch đới, lậu và dùng trám răng, ở Malaixia, dùng chữa đau dạ dày, tim hồi hộp.

Địa hoàng: cây thuốc chữa huyết hư

Sinh địa dùng chữa bệnh huyết hư phát nóng, thổ huyết, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai; bệnh thương hàn.

Mộc tiền: trị vết thương sưng đau

Ở Campuchia, người ta dùng phối hợp với các vị thuốc khác để nấu một loại thuốc uống tăng lực và làm thuốc trị sởi.

Ô rô: dùng làm thuốc gội đầu, làm mượt tóc

Ở Thái Lan dùng lá phối hợp với Hồ tiêu làm viên thuốc bổ tăng tuổi thọ, lá cũng dùng làm thuốc gội đầu, làm mượt tóc

Câu đằng lá to: làm thuốc trấn tĩnh, chữa đau đầu

Dùng làm thuốc trấn tĩnh, êm dịu, chữa đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, trẻ em kinh giật, nổi ban, lên sởi

Ô môi: chữa đau lưng nhức mỏi

Người ta cũng dùng cơm quả ngâm rượu hoặc nấu cao mềm uống làm thuốc bổ, chữa đau lưng, nhức mỏi, kích thích tiêu hoá, nhuận tràng, chữa kiết lị và ỉa chảy.

Đại hoa đỏ: cây thuốc trừ ho

Hoa có vị ngọt, mùi thơm nhẹ, tính bình, có tác dụng tiêu đờm, trừ ho, thanh nhiệt, trừ thấp, lương huyết, nhựa mủ có tác dụng tiêu viêm, sát trùng

Keo cắt: cây thuốc

Được sử dụng trong Y học dân gian ở Lào, Vỏ cũng được dùng chế nước gội đầu ở Campuchia, Ở Ân độ, hoa được phụ nữ sử dụng khi có triệu chứng rối loạn.

Ngái, tác dụng thanh nhiệt

Có vị ngọt dịu, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu tích hoá đàm. Ở Ấn Độ, quả, hạt và vỏ được xem như có tác dụng xổ, gây nôn

Đót: cây thuốc trị ve chui vào tai

Thân lá dùng để lợp nhà, Cụm hoa già làm chổi, Lá dùng gói bánh chưng thay lá dong. Nước vắt chồi lá non dùng nhỏ tai trị ve chui vào tai.

Hoắc hương núi, cây thuốc trị ngoại cảm phong nhiệt

Có vị cay se, tính ấm, mùi thơm hắc, có tác dụng khư phong giải độc, thanh thử hoá thấp, hoà trung chống nôn, tiêu thũng giảm đau

Mảnh bát: trị bệnh đái đường

Ở Ân Độ người ta dùng cả cây để làm thuốc trị bệnh lậu. Lá dùng đắp ở ngoài da trị phát ban da, trị ghẻ lở, mụn nhọt, các vết thương và các vết cắn của rắn rết.

Ké đay vàng, thuốc lợi tiểu và tiêu sạn sỏi

Rễ có vị đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu và tiêu sạn sỏi, thanh nhiệt và trừ được cảm lạnh. Lá, hoa và quả có chất nhầy, làm dịu và se

Nấm mối: tác dụng ích vị

Người ta thường xào lên rồi nấu canh hoặc chiên với trứng rồi chấm với nước tương hoặc nước mắm tỏi ớt, hoặc nấu với thịt gà làm canh ăn đều ngon.

Phấn phòng kỷ: thanh nhiệt giải độc lợi tiểu tiêu thũng

Có tác giả nghi ngờ sự có mặt của cây Stephania tetrandra S Moore vì trong Củ gà ấp lấy ở Yên Bái có alcaloid là tetrahydropalmatin không có trong củ Phấn phòng kỷ