- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đậu tương, cây thuốc bổ dưỡng
Đậu tương, cây thuốc bổ dưỡng
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đậu tương, Đậu nành - Glycine max (L.) Merr, thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả
Cây thảo hàng năm, có thân mảnh, cao 50 - 150cm, có lông, các cành hướng lên trên. Lá mọc so le, có 3 lá chét hình trái xoan, gần nhọn mũi, hơi không đều ở gốc. Hoa trắng hay tím, xếp thành chùm ở nách. Quả thõng, hình lưỡi liềm, có nhiều lông mềm, màu vàng lục hay vàng nhạt, thắt lại giữa các hạt. Hạt 2 - 5, hình cầu hay hình thận, có màu sắc thay đổi tuỳ theo giống trồng.
Hoa tháng 6 - 7, quả tháng 7 - 9.
Bộ phận dùng
Hạt đã chế biến - Semen Sojae Preparatum, thường gọi là Đạm đậu xị
Nơi sống và thu hái
Cây gốc ở Trung Quốc, được trồng ở các xứ nóng. Ta thường trồng để lấy hạt làm thực phẩm. Để chế đậu xị nhạt, ta dùng hạt đậu nành ngâm nước một đêm, phơi qua cho ráo nước, đồ chín, tãi ra, đợi cho ráo, ủ kín trong 3 ngày, khi thấy lên men vàng đem phơi khô rồi phun nước cho đủ ẩm đều, cho vào thùng ủ kín bằng lá Dâu tới khi lên men vàng đều thì đem phơi 1 giờ, rồi lại phun nước ủ như trên. Làm như vậy đủ 5 lần, cuối cùng đem chưng, rồi lại phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 50 - 60 độ, đóng lọ kín để nơi khô ráo.
Thành phần hoá học
Trong hạt đậu nành có các thành phần đã biết tính theo tỷ lệ % Protid40, lipid 12 - 25, glucid 10 - 15; có các muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S; các vitamin A, B1, B2, D, E, F; các men, sáp, nhựa, celluloz. Trong đậu nành có đủ các acid amin cơ bản isoleucin, leucin, lysin, metionin, phenylalanin, tryptophan, valin. Trong đạm đậu xị ngoài protid, lipid, glucid, còn có xanthine, hypoxanthine, caroten, các vitamin B1, B2, vitamin PP.
Tính vị, tác dụng
Đậu nành là thức ăn đầy đủ nhất và dễ tiêu hoá giúp tạo hình (cơ, xương, gân), tạo năng lượng, cung cấp chất khoáng làm cân bằng tế bào. Đạm đậu xị có vị đắng, cay, tính mát, có tác dụng phát hãn, giải biểu, trừ phiền.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng làm thức ăn để bồi bổ cơ thể, nhất là đối với trẻ em, người bị bệnh đái đường, người làm việc quá sức, thiếu khoáng và làm việc trí óc, người mới ốm dậy, người bị thấp khớp, thống phong. Ta thường dùng chế thực phẩm như đậu phụ, cháo, bột đậu nành hoặc chế sữa Đậu nành, bột Đậu nành, trộn với bột ngũ cốc, ca cao, dùng làm bột dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh. Đạm đậu xị trừ bệnh phong hàn ngoại cảm, sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, đau mắt, thông tiểu, bụng đầy khó chịu, mỏi mệt không ngủ, nôn mửa. Ngày dùng 16 - 20g dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc.
Bài viết cùng chuyên mục
Lạc tiên Wilson, thuốc trị phong thấp đau xương
Ở Vân Nam Trung Quốc cây được dùng trị phong thấp đau xương, đòn ngã tổn thương, sốt rét, mụn nhọt, bệnh giun đũa. Dùng ngoài trị gãy xương
Lức dây, có tác dụng hạ nhiệt
Lức dây có vị hơi đắng và cay, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau, nước chiết cồn lá cây có tác dụng kháng khuẩn với Escherichia cola
Bạch hạc: cây thuốc chữa bệnh hô hấp
Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân, Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay. Quả nang dài, có lông.
Cỏ gấu: dùng chữa kinh nguyệt không đều
Được dùng chữa kinh nguyệt không đều, khi thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mạn tính, các bệnh phụ nữ mà trước và sau khi sinh đẻ, chữa đau dạ dày ợ hơi và nước chua
Chanh kiên: dùng chữa ho hen tức ngực
Lá, rễ, vỏ, quả Chanh dùng chữa ho hen tức ngực, khó thở, nhức đầu, mắt đau nhức, phụ nữ tắc tia sữa, đau sưng vú do huyết hư
Lựu: trị ỉa chảy và lỵ ra huyết
Vỏ quả có vị chua, chát, tính ấm, có tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng. Vỏ thân và vỏ rễ có vị đắng, chát, tính ấm, có độc; có tác dụng sát trùng trừ sán.
Đại bi lá lượn: cây thuốc giảm đau
Chữa phong thấp đau xương hay bị thương sưng đau, dùng Đại bi lá lượn, Ngũ gia bì chân chim, Cốt toái bổ, Huyết giác, mỗi vị 30g sắc uống.
Giáng hương, cây thuốc điều kinh
Ở Campuchia, rễ cây Giáng hương, phối hợp với những vị thuốc khác, dùng để điều kinh, Dịch đỏ chảy ra từ vỏ cây, nếu sấy khô sẽ cho một chất nhựa
Nấm chân chim, trị thần kinh suy nhược
Loài phân bố rộng trên toàn thế giới. Ở nước ta, nấm chân chim mọc quanh năm, khắp nơi sau khi mưa; thường gặp trên tre gỗ, gỗ mục và những giá thể khác
Hồng anh, cây thuốc trị mất ngủ
Hồng anh được dùng uống trong trị mất ngủ, ho có co cứng, ho gà, hen, viêm phế quản, viêm phổi; viêm màng phổi; sốt phát ban
Lan vẩy rắn: thuốc nhuận phế hoá đàm
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng nhuận phế hoá đàm, chỉ khái bình suyễn, tư âm bổ thận, ích vị sinh tân.
Cà vú dê: dùng trị bệnh tràng nhạc
Ở Hải Nam, cả cây dùng trị bệnh tràng nhạc. Ở Saint Dominica, người ta dùng dạng cao để trị bệnh đau vùng tâm vị
Mướp hỗ: cây thuốc chữa thổ huyết
Mướp hỗ, mướp tây và bí con rắn là những loại quả quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam . Chúng không chỉ là thực phẩm ngon mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng và dược liệu.
Huyết rồng: thuốc chữa huyết hư kinh bế
Dùng chữa huyết hư, kinh bế, di tinh, bạch đới, kinh nguyệt không đều và làm thuốc bổ huyết. Ngày dùng 20, 40g dạng thuốc sắc, rượu hoặc cao.
Đại hoa đỏ: cây thuốc trừ ho
Hoa có vị ngọt, mùi thơm nhẹ, tính bình, có tác dụng tiêu đờm, trừ ho, thanh nhiệt, trừ thấp, lương huyết, nhựa mủ có tác dụng tiêu viêm, sát trùng
Hàm ếch, cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, giải độc tiêu thũng
Bạch phụ tử, cây thuốc chữa cảm gió
Cụm hoa hình xim dạng tán, có cuống dài mang hoa đơn tính màu đỏ. Hoa có 5 lá đài, 5 cánh hoa; ở hoa đực có 8 nhị; ở hoa cái có bầu nhẵn
Hoa tiên, cây thuốc bổ
Người ta dùng rễ và lá làm thuốc bổ, tăng cường thể lực, Lá còn được dùng chữa ăn uống khó tiêu, đau bụng
Phong hà: chữa kinh nguyệt không đều
Vị ngọt, tính ấm, có tác dụng khư phong lợi thấp, hoạt huyết tán ứ, điều kinh, tiêu thũng giảm đau, thường được dùng chữa phong thấp tê đau, thiên đầu thống, kinh nguyệt không đều
Muồng lùn, dùng làm thuốc xổ
Loài phân bố trên toàn châu Á và châu Úc nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây dọc đường đi, trong ruộng, xavan, rừng thưa vùng đồng bằng tới độ cao 500m, từ Hoà Bình tới Thanh Hoá, từ Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc
Đậu ma, cây thuốc chữa sốt phát ban
Dân gian dùng Đậu ma chữa sốt rét kinh niên và sốt phát ban, cùng với các loài cây khác như cây Lưỡi dòng, cây Chân chó
Liễu bách, thuốc tán phong
Vị ngọt, cay, tính bình; có tác dụng tán phong, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giải độc, trừ phong thấp, trừ đậu sởi
Quế lá hẹp: dùng trị phong thấp
Ở Trung Quốc, lá và rễ dùng trị phong thấp, đòn ngã và gẫy xương, liều dùng uống 8 đến 12g ngâm rượu, dùng ngoài, lấy lá nấu nước rửa và giã nát thêm ít rượu đắp.
Lát hoa, thuốc trị ỉa chảy
Vỏ sắc nước uống dùng trị ỉa chảy, gỗ cũng dùng được như vậy. Gỗ có màu hồng nhạt, lõi nâu đỏ có cánh đồng, vân dẹp, thớ mịn, dùng đóng đồ gỗ quý
Đắng cay leo: cây thuốc điều kinh hạ nhiệt
Cây mọc tự nhiên ở rừng miền Bắc và miền Trung Việt Nam từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Ninh Bình, tới Lâm Đồng.