- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đậu tây: cây thuốc ổn định đường huyết
Đậu tây: cây thuốc ổn định đường huyết
Vỏ quả lợi tiểu, làm giảm lượng đường huyết, Đậu còn non do chứa inositol nên là chất hồi sức cho tim.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đậu tây - Phaseolus vulgaris L., thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả
Cây thảo thấp hoặc cây leo. Lá kép 3 lá chét hình trái xoan, có đầu nhọn, mặt trên thường có lông và ráp. Hoa rộng 1 - 2cm, màu trắng, xanh lơ hay hồng. Quả đậu dài 10 - 30cm, đầu hình mỏ. Hạt có nhiều màu sắc khác nhau.
Bộ phận dùng
Vỏ quả, quả non còn tươi - Pericarpium et Fructus Phaseoli Vulgaris.
Nơi sống và thu hái
Cây gốc ở Nam Mỹ châu được nhập trồng ở nhiều nước, và vào nước ta khoảng trên 80 năm. Nay được trồng rộng rãi ở nhiều nơi, tới độ cao 1500m. Hiện có nhiều chủng loại được phân làm hai nhóm, Đậu lùn và Đậu leo. 1. Đậu lùn: Cây cao 40 - 45cm, thời gian sinh trưởng 80- 100 ngày, có các chủng: a. Đậu ăn quả như Đậu vàng (Đậu cô bơ), Đậu đỏ; b. Đậu ăn hạt, như Đậu tây trắng, Đậu ấn nguyên, Đậu cô ve hạt đen và Đậu cô ve hạt đỏ. 2. Đậu leo, gồm: a. Đậu ăn quả, như Đậu chạnh, Đậu quả xanh dài; b. Đậu ăn hạt; Đậu bở, Đậu lơ, Đậu tây chịu nóng vừa phải, ưa mát, nhiệt độ thích hợp 12 - 230C, độ ẩm không khí trên 50%, với nhiệt độ ban ngày tối đa 320C, ban đêm 12 – 150C. Năng suất cao nhất ở đất pH 5 - 6, bón nhiều phân hữu cơ. Ở nơi thích hợp, năng suất đạt 2000 - 2500 kg hạt/ha.
Thành phần hoá học
Quả chưa chín chứa inositol (0,75%); nó chứa trung bình 1,16% đường saccharose, 88,75% nước, 0,14 lipid, 2,72 chất có nitơ, 0,61 tro, 1,18 chất xơ. Vỏ quả trước khi hạt chín chứa asparagin, arginin, tyrosin, leucin, lysin, cholin, trigonellin, tryptophan, allantoin, acid allantoic, men allantoinase và urinase; tới 48,6% hemicellulose khi thuỷ phân cho galactose, arabinose và một ít levulose. Quả c̣n non cứ 1 kg tươi, chứa 0,35 mg kền (Niken) và 0,005mg coban. Hạt Đậu tây chứa trung bình theo tỷ lệ % nước 13, protein 19,98, lipid 1,52, dẫn xuất không protein 59,15, tro 3,5, cellulose 2,8. Mầm hạt Đậu tây rất giàu protein, hàm lượng có thể tới 44,50%.
Tính vị, tác dụng
Vỏ quả lợi tiểu, làm giảm lượng đường huyết. Đậu còn non do chứa inositol nên là chất hồi sức cho tim.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Người ta dùng quả non làm rau xanh giàu chất dinh dưỡng cho người; có thể ăn luộc, thái lát xào. Hạt đậu già dùng hầm thịt, thổi xôi, nấu chè, làm nhân bánh, làm giá. Để làm thuốc, người ta dùng vỏ quả trị thuỷ thũng và đái đường. Người ta dùng 3 - 4 nắm vỏ quả đậu khô, ngâm vào 2 lít nước trong vài giờ cho mềm, rồi đun nhanh và để cho ngấm, lấy nước uống. Trong trường hợp đái đường, thuốc không có tác dụng điều trị lành hẳn bệnh nhưng lại có tác dụng chống đỡ tốt.
Ở Ân Độ, người ta sử dụng đậu tây như thuốc làm dịu.
Bài viết cùng chuyên mục
Khứu tiết thảo, thuốc hoạt huyết tán ứ
Ở Trung quốc, cây được dùng trị sốt rét, cảm mạo phát nhiệt, viêm nhánh khí quản, đòn ngã tổn thương; dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết
Găng trắng, cây thuốc trị đái dắt
Quả chứa saponin, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá dùng giải nhiệt, chữa đái vàng, đái dắt, sôi bụng
Bần, cây thuốc tiêu viêm
Cây Bần còn có những công dụng khác như rễ thở dùng làm nút chai; cành làm cần câu và làm củi đun
Lộc vừng hoa chùm: trị bệnh sởi
Nhân hạt giã ra thêm bột và dầu, dùng trị ỉa chảy. Hạt được dùng trị các cơn đau bụng, và bệnh về mắt, còn dùng để duốc cá.
Khảo quang: thuốc chữa tê thấp
Cây mọc rải rác ở rừng thứ sinh ẩm có nhiều cây leo vùng núi của miền Bắc nước ta, Vỏ đỏ dùng chữa tê thấp, hậu sản, ăn không tiêu, đái vàng và đái mủ trắng.
Hoàng cầm râu: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu sung, giảm đau, chống khối u tan sinh.
Cánh nỏ: cây thuốc
Chỉ mới biết qua kinh nghiệm dân gian dùng rút mảnh đạn
Đơn rau má, cây thuốc trừ phong thấp
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt và đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giải độc, hoạt huyết, tiêu sưng
Móc mèo, chữa bệnh sốt cơn
Hạt được dùng làm thuốc chữa bệnh sốt cơn và làm thuốc bổ. Người ta lấy 30g hạt Móc mèo tán lẫn với hạt Hồ tiêu hay hạt Ớt đều 30g, dùng hàng ngày 3 lần, mỗi lần 1 đến 2g
Bạch chỉ, cây thuốc giảm đau chống viêm
Chữa cảm sốt, sổ mũi, nhức đầu, đau răng phong thấp nhức xương, bạch đới, Thuốc cầm máu trong đại tiện ra máu, chảy máu cam, mụn nhọt, mưng mủ
Giá co: cây thuốc thanh nhiệt mát gan
Lá nấu canh ăn được, Dân gian dùng toàn cây chữa rắn cắn và chữa chân tay co quắp, Ở Trung Quốc có nơi dùng chữa bệnh về gan và phổi.
Quế thanh: chữa đau bụng ỉa chảy do lạnh
Cũng dùng như Quế nhục làm thuốc chữa đau bụng và dạ dày, ỉa chảy do lạnh, thận âm bất định, đau lưng, phong tê bại, chữa thũng, kinh bế do hàn và cấp cứu bệnh do hàn.
Mè đất rìa, khư phong tán hàn
Toàn cây dùng trị mụn nhọt sưng lở, ngứa ngoài da, trẻ em cam tích, mắt hoa, bệnh giang mai, vô danh thũng độc, ngửa lở ngoài da và gẫy xương
Cỏ bông: dùng sắc nước uống lợi tiểu
Cỏ sống hàng năm, thân cao 15 đến 45cm, thành bụi dày thường mảnh, lá hẹp, hình dải dài 2,5 đến 7,5cm, nhẵn, mép ráp bẹ lá nhẵn, họng có lông dài, lưỡi bẹ có dạng một vòng lông mi
Muối (cây): dưỡng huyết giải độc
Rễ, lá có vị mặn, tính mát; có tác dụng dưỡng huyết giải độc, hoạt huyết tán ứ. Vỏ rễ cũng có vị mặn, chát, tính mát, có tác dụng tán ứ, sinh tân, tiêu viêm giải độc, chỉ huyết, lợi niệu.
Bồng bồng: giải nhiệt giải độc
Cụm hoa non ăn được. Rễ nghiền ra lẫn với các chất thơm khác, dùng làm hương thơm. Nước sắc lá dùng chữa lỵ, chữa bệnh bạch đới và bệnh lậu.
Mức lông mềm, trị lao hạch cổ
Ở Trung Quốc, rễ, vỏ thân, lá dùng trị lao hạch cổ, phong thấp đau nhức khớp, đau ngang thắt lưng, lở ngứa, mụn nhọt lở loét, viêm phế quản mạn
Cói sa biển: cây thuốc làm toát mồ hôi và lợi tiểu
Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Philippin, Niu Ghinê, châu Úc, châu Mỹ, Ở nước ta, thường gặp trên đất có cát dọc bờ biển
Ớt tím: chữa đau bụng lạnh dạ tiêu hóa không bình thường
Quả chữa đau bụng lạnh dạ, tiêu hóa không bình thường, rễ dùng trị tử cung xuất huyết theo công năng, dùng ngoài trị nẻ da đông sang
Bạc biển, cây thuốc chữa nọc rắn
Cây gỗ nhỏ cao 3, 4m, gốc to 20cm. Lá mọc khít nhau ở ngọn các nhánh; phiến lá hình trái xoan thuôn, dài 10, 16cm, rộng cỡ 6cm, đầy lông như nhung màu trắng bạc
Lòng mang lá lệch, chữa phong thấp
Loài phân bố ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Mianma. Ở nước ta cây chỉ gặp ở miền Nam từ Kontum, Gia Lai đến Tây Ninh và An Giang ở độ cao dưới 500m
Hòe Bắc bộ, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc, có nơi, người ta dùng rễ cây này chữa ung thư, cho rằng nó có khả năng ức chế sự phân liệt của tế bào ung thư
Lục lạc: bổ can thận
Hạt Lục lạc có vị ngọt, hơi chát, tính mát; có tác dụng bổ can thận, sáng mắt, ích tinh. Thân và Lá lục lạc có vị đắng, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.
Cà dại hoa trắng: tác dụng hoạt huyết
Dùng ngoài trị đinh nhọt và viêm mủ da, giã lá tươi và đắp vào chỗ đau. Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.
Nấm đỏ, làm bả diệt ruồi
Nấm gây ngộ độc mạnh với ảo giác và rối loạn gan, nhưng cũng thường không chết người. Nhân dân dùng nấm này để làm bả diệt ruồi