Đậu rồng, cây thuốc bổ xung vitamin

2017-11-07 06:52 PM
Đậu rồng là một loài cây có nhiều công dụng, Nhân dân thường trồng Đậu rồng lấy quả non ăn như một loại rau xanh; trong quả có chứa nhiều protein và vitamin

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đậu rồng, Đậu khế, Đậu vuông - Psophocarpus tetragonolobus (L.) DC., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Cây thảo leo, sống nhiều năm, có nhiều củ. Lá có 3 lá chét hình tam giác nhọn. Chùm hoa nách lá, mang 3-6 hoa màu trắng hoặc tím. Quả đậu màu vàng lục, hình 4 cạnh, có 4 cánh, mép khía răng cưa; hạt gần hình cầu, có màu sắc thay đổi tuỳ theo giống trồng (vàng, trắng, nâu hoặc đen).

Bộ phận dùng

Hạt, quả non, củ - Semen, Fructus et Radix Psophocarpi.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở Niu Ghi nê, được trồng ở nhiều nước Đông Nam á. Ở nước ta, Đậu rồng được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam; còn ở các tỉnh phía Bắc chỉ mới trồng ở Vĩnh Phú, Hải Phòng, Hà Tây, Hà Nội, Hải Hưng. Hiện nay đã thu thập được loại giống Bình minh ở tỉnh Hải Hưng phát triển tốt và cho sản lượng hạt cao hơn cả. Đậu rồng có thể gieo quanh năm ở các tỉnh phía Nam, còn ở phía Bắc nên gieo trong tháng 6. Sản lượng hạt đạt trên 1 tấn/ha.

Thành phần hoá học

Hạt Đậu rồng có hàm lượng protein rất cao và cũng chứa dầu béo tương tự dầu đậu tương. Nó chứa 32 - 36% protid, 13 - 17% lipid, 26 - 33% glucid, và nhiều acid amin như lysin, metionin, cystin. Lượng calcium cao hơn hẳn so với Đậu nành và Lạc, Củ Đậu rồng chứa nhiều chất bột và đường, cho nên có vị hơi ngọt, đặc biệt là protid, tới 20% trọng lượng khô, cao hơn hẳn so với các loại củ khác như Sắn. Khoai lang, Khoai tây, Khoai sọ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Đậu rồng là một loài cây có nhiều công dụng. Nhân dân thường trồng Đậu rồng lấy quả non ăn như một loại rau xanh; trong quả có chứa nhiều protein và vitamin. Người ta dùng quả Đậu rồng non luộc chín ăn trong các bữa ăn chay hoặc xào ăn ngon như quả Đậu cô ve, hoặc để sống ăn với mắm, cá kho. Lá non và nụ hoa cũng giàu protein và vitamin, cũng được dùng ăn sống, hoặc luộc hay nấu canh, và thường trộn lẫn với các loại rau sống khác. Củ Đậu rồng có thể ăn sống nhưng thường dùng nấu chín ăn, có giá trị góp phần giải quyết tình trạng thiếu protein. Hạt Đậu rồng là thức ăn giàu dinh dưỡng cho các cháu bé từ 5 tháng tuổi trở lên. Điều có ý nghĩa nhất là loại bột chế từ hạt Ðậu rồng có thể thay thế sữa ðể chữa bệnh suy dinh dýỡng, bệnh bụng ỏng của trẻ em do ðói protein. Ðậu rồng còn được dùng làm thuốc chữa đau mắt, đau tai, mụn có mủ, bướu.

Bài viết cùng chuyên mục

É dùi trống, cây thuốc trị đau đầu

Lá được sử dụng làm thuốc đắp trị đau đầu ở Philippin, Còn ở Java, chúng được dùng đặt lên bụng của trẻ em để chống giun

Ná nang, chữa ngứa và nấm da

Cây mọc phổ biến một số nơi tại các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Tây đến Thừa Thiên Huế và Quảng Nam Đà Nẵng

Ba kích lông, cây thuốc ngừng ho

Cây mọc ở các tỉnh phía Nam, gặp nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Thu hái rễ quanh năm, Rễ gầy và ít thịt hơn Ba kích

Lộc mại nhỏ: trị táo bón

Dân gian dùng lá cây trị táo bón, đau bụng, lỵ cấp tính, da vàng. Ngày dùng 10 đến 20g lá khô hoặc 20 đến 40g lá tươi sắc uống.

Mần mây: làm chắc chân răng

Vỏ dùng làm thuốc uống làm chắc chân răng và dùng chữa viêm lợi. Người ta còn dùng làm thuốc tẩy xổ trong các bệnh về gan. Ở Thái Lan, vỏ được dùng uống trong làm thuốc trị giun.

Kim ngân lông, thuốc dùng trị mụn nhọt

Cây leo bằng thân quấn, nhiều khi cao tới 9m, Cành có nhiều lông xù xì gồm lông đơn, cứng, hơi xám và lông tuyến có cuống, sau nhẵn, hơi đỏ

Bún (cây), làm dịu viêm

Lá có vị hơi đắng, Vỏ cây làm dịu viêm, dễ tiêu hoá, nhuận tràng, lợi tiểu, giải nhiệt, gây chuyển hoá. Lá và vỏ rễ gây sung huyết da

Cải bắp: bồi dưỡng tiêu viêm

Cải bắp có vị ngọt, tính mát, có nhiều tác dụng như bồi dưỡng, trị giun, tẩy uế, trừ sâu bọ, làm dịu đau, chống hoại huyết, lọc máu, chống kích thích thần kinh.

Lan san hô, thuốc chống độc

Rễ sắc uống chữa các vết thương, vết loét, còn được dùng để gây nôn khi bị ngộ độc và chữa ỉa chảy, ở Trung Quốc, còn dùng như chất chống độc trong trường hợp nhiễm độc

Cà độc dược cảnh: ngăn suyễn giảm ho

Cây của Mêhicô và Pêru được trồng làm cảnh, có nhiều ở Đà Lạt vì hoa đẹp quanh năm và thơm, nhất là vào buổi tối. Có thể nhân giống bằng cành giâm.

Đơn vàng: cây thuốc trị đau bụng

Ở Campuchia, người ta hãm mỗi lần hai nắm cành lá cho vào nửa lít nước làm thuốc uống trị các cơn đau bụng.

Đỗ trọng: cây thuốc bổ gan thận

Đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ấm, có tác dụng bổ gan thận, mạnh gân xương, dưỡng huyết, ấm tử cung, an thai.

Nấm xốp hồng, dùng làm gia vị

Nấm mọc đơn độc trên đất rừng, đặc biệt rừng có lẫn cây sồi, dẻ, ở môi trường chua. Thường xuất hiện vào mùa hè và mùa thu, với nhiều dạng

Quảng phòng kỷ: tác dụng lợi niệu khư phong

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị phong thũng, thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, phong thấp tê đau, cước khí thấp thũng, hạ bộ ung thũng và thấp sang

Hàn the cây: cây thuốc chữa bệnh về phổi

Ở nước ta, thường gặp trên các đồi cát dựa biển Bà Rịa và cũng gặp ở trong đất liền, Thu hái cây quanh năm, thường dùng tươi.

Dứa gỗ: cây thuốc giải nhiệt tiêu viêm

Dứa dại có vị ngọt và nhạt, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, Ở Ân Độ, người ta còn dùng lá và tinh dầu từ lá bắc.

Khế rừng lá trinh nữ: thuốc kích thích

Ở Campuchia, dây dùng làm dây buộc rất bền và chắc, người ta thường lấy dây đem ngâm trong rượu dùng làm thuốc kích thích và tráng dương.

Chi tử bì: rễ cây được dùng trị phong thấp

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Vân Nam Trung Quốc, rễ cây được dùng trị phong thấp, đòn ngã và bệnh bạch huyết

Hành ta: cây thuốc gây ra mồ hôi thông khí hoạt huyết

Vị cay, tính bình, không độc, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, Ta thường dùng Hành ta thay Hành hoa làm thuốc kích thích tiêu hoá.

Ba soi, cây thuốc rửa mụn nhọt

Gỗ làm đồ dùng thông thường, làm củi, vỏ cho sợi, Ở Malaixia, người ta dùng lá sắc nước cho phụ nữ sinh đẻ uống và dùng nấu nước rửa mụn nhọt

Bán biên liên, cây thuốc lợi tiểu

Tràng hoa màu tím, màu xanh lơ hay trắng, chẻ tới gốc, 5 thuỳ hình trái xoan, 2 cánh tròn nhỏ hơn, Nhị 5, hình cong, dính ở đỉnh thành một cái vòng quanh nuốm

Ngút nhớt: làm thuốc đắp trị bệnh nấm

Quả ăn được, có nhớt dịu và tăng trương lực. Vỏ được xem như là bổ. Hạt được dùng tán thành bột làm thuốc đắp trị bệnh nấm

Quế lá hẹp: dùng trị phong thấp

Ở Trung Quốc, lá và rễ dùng trị phong thấp, đòn ngã và gẫy xương, liều dùng uống 8 đến 12g ngâm rượu, dùng ngoài, lấy lá nấu nước rửa và giã nát thêm ít rượu đắp.

Khồm, thuốc trị trướng bụng

Lá dùng làm rau gia vị ăn sống hay luộc chín ăn, Cũng dùng pha nước uống thay chè, Ở Ân độ, hạt trị trướng bụng, nấc, buồn nôn và đau ở bàng quang

Năng ngọt, thuốc tiêu đờm

Thân gốc phơi khô dùng làm đệm hoặc làm giấy quyển. Cũng được sử dụng làm thuốc tiêu đờm, giải nhiệt, mạnh dạ dày, sáng mắt, dùng chữa trẻ em bị tích, phát nóng