- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đậu răng ngựa, cây thuốc cầm máu
Đậu răng ngựa, cây thuốc cầm máu
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đậu răng ngựa - Vicia faba L., thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả
Cây thảo hàng năm, thân rỗng mọc đứng, cao 0,6 - 1m hay hơn, có cạnh khá rõ, không phân nhánh, rất ít tua cuốn. Lá chét 2 - 6, xoan, dài 4 - 8 cm, rộng 2,5 - 4cm, màu lục mốc. Hoa trắng viền tím sẫm. Quả đậu nạc chứa những hạt dẹp to có vỏ hạt dày. Hạt non màu xanh nhạt, mềm, có vị ngọt. Hạt già rất cứng, màu xanh nâu.
Bộ phận dùng
Hạt, củ và chồi lá - Semen, Radix et Gemma Viciae.
Nơi sống và thu hái
Nguồn gốc ở miền nam biển Caspienne và Bắc Phi, được trồng ở châu Âu từ thời Tiền sử, sau đó di thực vào Trung Quốc khoảng 100 năm trước Công nguyên, rồi truyền sang Nhật Bản và một số vùng cao ở bán đảo Đông Dương. Ngày nay ta không biết mẫu cây hoang dại nữa. Cây ưa mọc ở đất thịt phì nhiêu, tương đối chịu chua, ít chịu hạn, thường trồng làm đầu vụ đông xuân ở vùng cao của nước ta. Gieo hạt vào đầu mùa xuân; tháng 4-5, hái đậu non, tháng 6 hái đậu già.
Thành phần hoá học
Hạt chứa arsenic với tỷ lệ 0,02mg%, tro cây chứa 0,304% PbO, quả chứa l-tyrosin, l-dioxyphenylalanine, convicine, vicine. Củ tươi chứa acid glyceric, vicin và acid pipecolic.
Tính vị, tác dụng
Hạt có vị ngọt nhạt, tính mát, có độc; có tác dụng cầm máu, lợi tiểu, tiêu thũng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Quả đậu khô cho một chất bột tốt được dùng để ướp hương một số món canh loại nước.
Hạt luộc chín, chiết bỏ nước hoặc rang để khử chất độc dùng để ăn, làm tương. Ở Ân Độ, chồi của cây được sử dụng có hiệu quả trong việc thức tỉnh người say rượu khỏi trạng thái sững sờ; củ tươi dùng chữa đái khó và chữa bệnh thuộc chức năng gan.
Bài viết cùng chuyên mục
Gai cua: cây thuốc nhuận tràng gây nôn
Hạt nhuận tràng, gây nôn, làm long đờm và là chất nhầy dịu; cũng có tác dụng chống độc, Rễ gây chuyển hoá, dầu hạt dùng xổ. Nhựa có tính gây tê.
Dừa nước: cây thuốc trị ỉa chảy
Quả có phôi nhũ trong ăn ngon, còn dùng nuôi lợn mau mập, quày quả non xào nấu với vọp có vị ngọt ngon, nõn non còn dùng làm thuốc lá.
Nấm chân chim, trị thần kinh suy nhược
Loài phân bố rộng trên toàn thế giới. Ở nước ta, nấm chân chim mọc quanh năm, khắp nơi sau khi mưa; thường gặp trên tre gỗ, gỗ mục và những giá thể khác
Hoa chuông đỏ, cây thuốc trị bệnh dạ dày và viêm tiết niệu
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Vỏ đắp hay sắc uống trị lở dạ dày và viêm đường tiết niệu
Ngõa vi: thanh nhiệt lợi niệu
Vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, hoạt huyết giải độc, tiêu thũng, chỉ huyết, chỉ khái
Ghi có đốt, cây thuốc khử phong trừ thấp
Người ta nấu cây lên và lấy nước uống ngày 2 lần sáng và chiều, Ở Trung Quốc, cây được dùng làm thuốc trị
Mè đất nhám, chữa cảm sốt
Mè đất nhám có vị đắng cay, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng giải cảm, làm ra mồ hôi, hoá đàm ngừng ho, lại có tác dụng tiêu viêm giảm đau sát trùng
Muồng ngủ: thanh can hoả
Hạt Muồng ngủ để tươi có vị nhạt, hơi đắng, có chất nhầy; sao qua thì có vị ngọt, đắng và mặn, tính hơi hàn, có tác dụng thanh can hoả, trừ phong nhiệt, ích thận, an thần, lợi tiểu, nhuận tràng.
Gáo viên, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Lá thu hái giữa mùa hè và mùa thu, Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ, giảm đau
Chút chít chua: làm toát mồ hôi, lợi tiểu
Ở Âu Châu, người ta dùng uống trong làm thuốc nhuận tràng, trị mụn nhọt, bệnh ngoài da, cũng dùng làm thuốc trị rối loạn đường tiết niệu và thận
Hậu phác nam, cây thuốc hạ khí, tiêu đờm
Thường dùng trị bụng đầy trướng và đau, ăn uống không tiêu, nôn mửa, tả lỵ. Nhân dân cũng dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá và bổ dạ dày
Cỏ chè vè: dùng nấu nước để rửa vết thương
Cây dùng làm giấy, làm củi đun nấu gạch và lấy lá làm tranh lợp nhà chòi, thân cây dùng nấu nước để rửa vết thương do hổ, báo gây ra cho người.
Móc: chữa đái ra máu
Bẹ non có vị đắng, sít, tính bình; có tác dụng thu liễm cầm máu và làm sít ruột, tan hòn cục. Quả Móc vị cay, tính mát; có tác dụng giải khát và mệt mỏi. Rượu có tác dụng nhuận tràng.
Chàm: chữa tưa lưỡi lở mồm
Ấn Độ người ta dùng dịch lá dự phòng chứng sợ nước, dùng ngoài bó gãy chân và ép lấy nước lấy dịch trộn với mật chữa tưa lưỡi, lở mồm, viêm lợi chảy máu
Mãng cầu xiêm: giải khát bổ mát
Thịt quả trắng, mùi dễ chịu, vị dịu, hơi ngọt, chua giống mùi na, mùi Dừa, mùi Dâu tây. Nó có tính giải khát, bổ và cũng kích dục, chống bệnh scorbut. Quả xanh làm săn da.
Cát đằng cánh: dùng đắp trị đau đầu
Loài của miền Đông Châu Phi, được gây trồng, nay trở thành cây mọc hoang trong các lùm bụi ở Huế, Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh
Khoai nước, thuốc diệt ký sinh trùng
Dùng ngoài giã nhỏ trộn với dầu dừa xoa đắp diệt ký sinh trùng và trị ghẻ, Lá giã đắp trị rắn cắn, ong đốt và mụn nhọt
Bách bộ: cây thuốc chữa bệnh hô hấp
Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, nhúng trong nước sôi, hoặc đồ vừa chín. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc dài, phơi nắng hoặc sấy khô.
Hoàng cầm: cây thuốc trị phế nhiệt ho
Chữa sốt cao kéo dài, phế nhiệt, ho, kiết lỵ, đái dắt, ung nhọt, nôn ra máu, chảy máu cam, ỉa ra máu, băng huyết, an thai.
Lá móng: thuốc chữa bệnh ngoài da
Lá được dùng làm thuốc trị bệnh ngoài da như hắc lào, ghẻ lở, mụn nhọt, cũng dùng trị ỉa chảy, trừ giun sán và bệnh bại liệt.
Chân danh hoa thưa: dùng trị lưng gối đau mỏi
Ở Trung Quốc, dùng trong trị lưng gối đau mỏi và dùng ngoài trị đòn ngã, dao chém
Đinh hương, cây thuốc sát trùng
Từ lâu, người ta đã biết dùng Đinh hương để làm thơm hơi thở. Trong y học Đông phương, Đinh hương đã được sử dụng từ lâu ở Trung Quốc làm chất kích thích thơm
Mua sẻ tẽ bông: trị ỉa chảy và lỵ
Quả hơi nạc, có thịt đỏ hơi thơm và có vị se, dùng ăn được. Lá dùng trị ỉa chảy và lỵ. Lá và chồi hoa được dùng như chất làm săn da trong bệnh khí hư và ỉa chảy mạn tính.
Muồng trinh nữ: trị đinh nhọt và viêm mủ da
Dùng 10 đến 20g, dạng thuốc sắc hoặc dùng lá sao làm trà uống. Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận. Không dùng trong trường hợp ỉa chảy.
Mua bò: cây làm thuốc trị lỵ
Mua bò, nhả thốt nưa, với tên khoa học Sonvrila rieularis Cogu., là một loài thực vật thuộc họ Mua (Melastomataceae). Cây thường mọc ở các vùng rừng núi, đặc biệt là ở các khu vực ẩm ướt.