Đậu ngự, cây thuốc chữa đau dạ dày

2017-11-07 04:20 PM
Lá dùng làm thức ăn chăn nuôi; giá trị dinh dưỡng cao hơn lá lạc, lá đậu tương, Hạt già bóc vỏ dùng hấp cơm hoặc nấu chè đường ăn có giá trị dinh dưỡng cao

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đậu ngự, Đậu kẻ bạc, Đậu tiềm - Phaseolus lunatus L., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Cây hai năm, có thể sống lâu hơn do có rễ củ, có thân quấn dài tới 7 - 8m. Lá có 3 lá chét hình trái xoan, gốc tù, đầu nhọn, lá già nhẵn. Hoa màu trắng lục, nhỏ, cách quãng, xếp thành chùm thưa ở nách lá, mang hoa về phía nửa trên. Quả ngắn, dai, nhẵn, hơi cong hình cung. Hạt 3 - 4, trắng, dạng trứng, thường là vàng, đốm nâu, rất thay đổi cả về kích thước và màu sắc.

Ra hoa vào mùa xuân, hè.

Bộ phận dùng

Hạt - Semen Phuseoli Lunati

Nơi sống và thu hái

Gốc ở Châu Mỹ (Pêru, Nam Mỹ và vùng Caribê), nay được trồng ở các vùng nhiệt đới và thuần hoá. Cũng được trồng khắp cả nước ta, có nơi trồng rất rộng rãi khắp thôn xóm. Có khả năng sống trên đất nghèo màu bị rửa trôi.

Thành phần hoá học

Trong hạt khô có 25% protein, 1,6% lipid, 70,30% dẫn xuất không protein, 4,9% xơ, 3,9% tro. Trong hạt tươi có 20% protein, 1,0% lipid, 66,60% dẫn xuất không protein, 3,2%, xơ 5,10% tro. Trong 1kg lá tươi có 23g protein dễ tiêu. 1kg hạt có 215g, 1kg quả non có 36g. Trong rễ còn chứa 1 glucosid cyanogenetic là phascolenitin dưới tác dụng của một men sẽ tạo ra acid cyanhydric ở một nhiệt độ không đủ làm men phân huỷ. Nhưng do trồng trọt mà hợp chất độc trong cây giảm thiểu nhiều, đặc biệt ở thứ hạt có kích thước lớn, đẹp, màu hoàn toàn trắng, hay hơi pha lẫn màu đỏ hay hồng. Còn ở những cây hoang dại, hạt màu tím sẫm, có nhiều cạnh và rất độc, vì tỷ lệ acid cyanhydric vượt quá 20mg trên 100g.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả hạt non có thể ăn xào, nấu chè.

Lá dùng làm thức ăn chăn nuôi; giá trị dinh dưỡng cao hơn lá lạc, lá đậu tương. Hạt già bóc vỏ dùng hấp cơm hoặc nấu chè đường ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Hạt còn được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày và đau ruột.

Bài viết cùng chuyên mục

Mán đỉa: tắm trị ghẻ

Ở Lào, lá phơi khô và tán bột dùng để điều trị vết thương. Ở Ân Độ, lá dùng làm bột trị ho, đau chân, phù, thuỷ đậu và đậu mùa. Lá có độc đối với gia súc.

Hồng mai, cây thuốc hạ nhiệt

Nước sắc lá dùng uống hạ nhiệt và chống tăng huyết áp; thêm nước vào dùng tắm để điều trị hăm kẽ, ban bạch và ghẻ, Dịch ép từ cành lá giã ra

Mát, dùng làm thuốc trừ sâu

Trong hạt có một số các chất dầu, gôm, chất nhựa có độc đối với cá, một ít rotenon, một chất có tinh thể hình lăng trụ, một chất có tinh thể hình kim, một saponin trung tính và một saponin acid

Mạc ca răng, uống cầm ỉa chảy

Quả thường được dùng ăn ở Campuchia, nhưng ít được ưa chuộng. Ở Ân Độ, rễ dùng nấu hay sắc uống để cầm ỉa chảy, ở Campuchia dùng hãm làm thức uống khai vị

Hoa giấy, cây thuốc điều hoà khí huyết

Cành lá dùng trị bệnh tiêu huyết. Hoa có thể dùng trị xích bạch đới hạ của phụ nữ và kinh nguyệt không đều

Bạch đàn chanh, cây thuốc tẩy uế

Cây gỗ to, nhánh non có cạnh. Lá có mùi thơm của Sả, Chanh. Lá ở nhánh non, có phiến, có lông, thon, từ từ hẹp cong thành hình lưỡi liềm ở nhánh trưởng thành

Bún một buồng: thanh nhiệt giải độc

Ở nước ta, cây thường mọc trong các rừng hỗn giao trên đất khô vùng thấp chờ đến độ cao 1.500m từ Hà Tây cho tới Nghệ An và Lâm Đồng.

Huyết hoa, thuốc trị phong, mụn loét

Ở Phi châu, hành được dùng làm thuốc duốc cá; cũng có độc đối với lợn, Ở Ân Độ, dịch ép của hành được dùng ngoài trị phong, mụn loét, cảm sốt, hen, ho và vết thương

Đom đóm, cây thuốc chữa phù

Lá cũng dùng cầm máu như lá cây Vông đỏ, Cây dùng làm thuốc chữa phù, dùng cho phụ nữ uống trong thời gian có mang

Ngải hoa vàng, thanh nhiệt giải thử

Vị đắng, cay, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải thử, trừ chưng, triệt ngược, còn có tác dụng lợi tiêu hóa, lợi tiểu

Mít: làm săn da

Mít là một loại cây ăn quả nhiệt đới nổi tiếng với quả to, thịt ngọt và thơm. Ngoài giá trị kinh tế, mít còn được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh.

Đại quản hoa Robinson: cây thuốc lợi tiểu

Ở Quảng Trị, lá cây được dùng nấu nước uống thay trà, có tác dụng lợi tiểu và làm xọp bụng trướng.

Kiệu: thuốc tán khí kết

Kiệu cũng dùng chữa đái dắt và bạch trọc như hành củ, Lại dùng chữa phụ nữ có thai bị lạnh đau bụng, trị lỵ, ngã ngất hôn mê, bỏng.

Hợp hoan thơm, cây thuốc đắp vết thương

Ở Lào, người ta dùng vỏ khô làm bột đắp lên vết thương, Ở Ân Độ, vỏ dùng đắp ngoài có hiệu quả trong bệnh phong hủi và loét ngoan cố

Nấm thông, trị chứng phụ nữ bạch đới

Thịt dày, cứng, trắng, có mùi vị dễ chịu, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt giải phiền, đường huyết hoà trung, thư cân hoạt huyết, bổ hư đề thần

Chạ bục: thuốc trị ho gà

Cây chỉ gặp ở rừng một số địa phương của nước ta; ở miền Nam, nó phân bố từ Lâm Đồng tới Bà Rịa.

Quán chúng: dùng trị cảm mạo phát sốt

Được dùng trị cảm mạo phát sốt, huyết áp cao, chóng mặt đau đầu, kiết lỵ, mụn nhọt, xuất huyết, kinh nguyệt quá nhiều, dao chém chảy máu, trục giun, nạo thai băng huyết, sản hậu xuất huyết

Âm địa quyết

Dùng trị sang độc, sưng nóng do phong nhiệt. Liều dùng 12, 15g, dạng thuốc sắc, Ở Ấn Độ người ta dùng cây chữa thương tích và dùng rễ chữa lỵ

Mã đề nước, tiêu viêm lợi tiểu

Cây của nhiều miền Malaixia, được truyền vào nước ta, mọc trong các ao hồ, ở chỗ có bùn, thông thường ở ruộng nước, suối. Phân nhiều ở vùng đồng bằng. Thu hái toàn cây quanh năm

Nấm cỏ tranh, tăng cường sức co thắt

Nấm cỏ tranh được dùng trị bệnh cước khí, mệt nhọc rã rời, ăn không biết ngon, ăn uống không tiêu, vỡ mạch máu nhỏ; còn dùng để kháng khuẩn tiêu viêm, hạ đường máu

Giang núi, cây thuốc dùng trị lỵ

Ở Nhật Bản người ta thường dùng trị lỵ, Lá được dùng trước đây, ở Trung Quốc làm thuốc nhuộm móng tay như Lá móng

Mã tiền hoa tán, cây thuốc

Nơi sống và thu hái, Loài của Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam. Cây của rừng còi, dựa rạch, đầm ở nhiều nơi như Hoà Bình, Ninh Bình

Đơn lộc ớt, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Ở nhiều vùng của nước ta, cũng như ở Ân Độ, người ta lấy lá làm gia vị, hoặc có thể lấy ngọn và lá non thái nhỏ xào hay nấu canh

Lan vẩy rắn: thuốc nhuận phế hoá đàm

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng nhuận phế hoá đàm, chỉ khái bình suyễn, tư âm bổ thận, ích vị sinh tân.

Đậu xanh, cây thuốc chữa ôn nhiệt

Vỏ Đậu xanh sắc uống chữa bệnh ôn nhiệt, sốt cao, hôn mê, co giật, Thường phối hợp với các vị thuốc khác