- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đậu mỏ leo, cây thuốc trị phù
Đậu mỏ leo, cây thuốc trị phù
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đậu mỏ leo - Rhynchosia volubilis Lour, thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả
Cây thảo leo; thân và lá có lông mịn và tuyến như đốm nhỏ vàng. Lá chét dày, có lông dày vàng; lá chét giữa xoan bánh bò, dài 4 - 5cm; gân bên 4 cặp; lá kèm cao 7mm. Cụm hoa dài đến 5cm ở nách lá, gồm 2 chùm. Hoa vàng, đài cao 6mm; cánh hoa dài 8-10mm; cuối cánh hoa có móng; cánh cờ bầu dục có tai; cánh bên thuôn, có tai; cánh thìa có mũi nhọn dài, có tai; bầu có lông dài dài. Quả đậu có cuống, dài 12mm, rộng 5mm, dẹp. Hạt 2, đen, bóng loáng, 7 x 5mm.
Hoa tháng 6 - 9, quả tháng 9 - 11.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Rhynchosiae Volubilis.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Đông á châu, tại Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, thường thấy chủ yếu trong các bờ bụi, lùm cây, rừng thưa, ở chân núi, trên đất đá vôi ở các tỉnh Vĩnh Phú, Quảng Bình, Hoà Bình, Hà Tây, Ninh Bình tới Thanh Hoá, Thừa Thiên - Huế. Thu hái cây vào mùa hè và thu. Rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Tính vị, tác dụng
Vị đắng và cay, tính bình; có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, khư phong hoà huyết, giải độc sát trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở Trung Quốc dùng chữa 1. Viêm thận, thuỷ thũng; 2. Trẻ em ăn uống kém và suy dinh dưỡng; 3. Lao cổ, viêm hạch bạch huyết; 4. Thấp khớp viêm khớp, đau lưng. Liều dùng 15 - 30g, dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài trị mụn nhọt và viêm mủ da, đòn ngã tổn thương, bỏng nước, bỏng lửa và rắn cắn. Giã cây tươi đắp ngoài.
Đơn thuốc
Viêm hạch bạch huyết, lao cổ: Dùng Đậu mỏ leo 15g, nấu với ít đậu và ăn.
Thấp khớp viêm khớp, đau lưng. Rễ Đậu mỏ leo 30-45g, sắc nước. Có thể nấu với giò lợn để ăn.
Bài viết cùng chuyên mục
Nhót: cây thuốc ngừng hen suyễn và cầm ỉa chảy
Ở Ấn Độ, người ta dùng hoa xem như bổ tim và làm săn da, còn quả dùng làm thuốc săn da
Cải rừng tía, làm mát máu
Các phần non của cây dùng làm rau ăn luộc, xào, hay nấu canh. Cây còn được dùng chữa viêm họng, đau mắt viêm tuyến vú và sưng lở
Giẻ nam bộ, cây thuốc tăng sữa
Quả có thể dùng ăn được, Lá hãm nước sôi dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống để tăng lượng sữa
Bách bệnh, cây thuốc chữa huyết kém
Quả hình trứng, hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ, chứa một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Mùa hoa quả tháng 3 đến tháng 11
Lạc tiên: thuốc trị ho
Lạc tiên có vị ngọt và đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Quả có tác dụng an thần, giảm đau.
Dung mốc, cây thuốc trị cảm mạo
Gỗ xấu, chỉ làm được vật dụng không tiếp xúc với đất, Ở Trung Quốc, vỏ cây dùng trị cảm mạo, Dầu hạt cũng được sử dụng trong công nghiệp
Bạch thược nam, cây thuốc chữa đau xương
Cây nhỏ, nhánh non có lông mịn, Lá đa dạng có lông mịn ở mặt dưới. Ngù hoa có lông mịn, rộng 8cm, Đài có lông mịn, hai môi, 5 răng
Móc diều: trị phong hàn cảm mạo
Ở Trung Quốc, rễ được dùng trị phong hàn cảm mạo, sởi không mọc, sán khí, viêm nhánh khí quản. Hạt dùng trị sốt rét, lỵ. Lõi thân dùng trị trẻ em cam tích.
Đơn lá nhọn: cây thuốc trị nhọt
Ở Campuchia, rễ được dùng trị bệnh nhọt và dịch hạch, Giã ra ngâm cho ngấm nước dùng đắp lên các apxe, Hoa được dùng hãm uống trị sốt.
Hổ vĩ xám: thuốc chữa sốt nóng khát nước
Alcaloid trong rễ có tác dụng trên hệ tim mạch tương tự như Digitalin, nhưng không mạnh bằng, lại có tác dụng nhanh và thải trừ nhanh hơn.
Bướm bạc Campuchia, làm thuốc trị ho
Người ta dùng hoa làm thuốc trị ho, hen, sốt rét có chu kỳ, đau thắt lưng. Dùng ngoài để chữa các bệnh về da. Lá cũng dùng làm trà uống giải nhiệt
Đậu tương dại: cây thuốc hạ sốt
Cây thảo leo hoặc trườn, nhánh dạng sợi, có lông mịn màu vàng hoe. Lá kép với 3 lá chét hình bầu dục hẹp, dày, dài 2-3,5cm, rộng 1-1,5cm.
Chỉ thiên giả: dùng làm thuốc chữa cảm gió
Thường dùng làm thuốc chữa cảm gió, cam tẩu mã, hen suyễn, Lá dùng làm thuốc trị giun; còn dùng phối hợp với Trang đỏ, tán bột cuốn như điếu thuốc lá để hút trị mũi có mủ.
Lộc mại lá dài: thuốc nhuận tràng
Loài phân bố ở Ân Độ, Lào, Việt Nam, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc trong rừng thứ sinh, trảng cây bụi hoặc dọc theo khe trũng ở Bắc Thái.
Mà: chữa bệnh chóng mặt nhức đầu
Ở Campuchia người ta khai thác vỏ để ăn trầu, còn dùng để chữa bệnh chóng mặt, nhức đầu. Ở Ân Độ, người ta dùng vỏ và rễ làm thuốc thu liễm.
Hải thông: cây thuốc trị đau nửa đầu
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Tứ Xuyên Trung Quốc, dân gian dùng cành lá sắc nước làm thuốc uống trị đau nửa đầu.
Chay: đắp vết thương để rút mủ
Cây chay là một loại cây gỗ lớn, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây có lá to, hình bầu dục, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông. Quả chay hình cầu hoặc hình bầu dục, khi chín có màu vàng hoặc vàng cam.
Kim sương, thuốc trị cảm mạo
Lá dùng trị cảm mạo, rắn độc cắn, các vết thương nhiễm trùng hay sâu bọ đốt. Lá sao vàng ngâm rượu xoa bóp chữa tê thấp, teo cơ
Chà là: thuốc chữa ỉa chảy và say rượu
Quả có hương vị của quả chà là, dùng ăn được. Chồi của cây tạo thành một loại cổ hũ như dừa, có hương vị thơm ngon
Bèo ong, lợi tiểu tiêu độc
Nhân dân thường dùng cây làm rau nuôi lợn. Cũng là cây thuốc dân gian có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc. Thường dùng cây sắc nước uống
Bồng bồng: giải nhiệt giải độc
Cụm hoa non ăn được. Rễ nghiền ra lẫn với các chất thơm khác, dùng làm hương thơm. Nước sắc lá dùng chữa lỵ, chữa bệnh bạch đới và bệnh lậu.
Lòng mang lá lệch, chữa phong thấp
Loài phân bố ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Mianma. Ở nước ta cây chỉ gặp ở miền Nam từ Kontum, Gia Lai đến Tây Ninh và An Giang ở độ cao dưới 500m
Cậm cò: điều kinh dịch
Đồng bào Dao ở Bắc Thái dùng làm thuốc chữa vô sinh do viêm tắc buồng trứng. Họ cũng thường dùng cho phụ nữ tắm sau khi đẻ cho mau lại sức
Lá ngón, cây thuốc độc
Vị đắng, cay tính nóng rất độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, bạt độc, giảm đau, sát trùng, chống ngứa
Mắt trâu, làm dịu đau
Hoa trăng trắng hay vàng xanh, thành cụm hoa phủ lông len, ngắn hơn lá; cánh hoa có lông cứng. Quả dạng bầu dục nạc, màu đo đỏ, cam hay hung rất thơm