- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đậu Hà Lan, cây thuốc chữa kiết lỵ
Đậu Hà Lan, cây thuốc chữa kiết lỵ
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đậu Hà Lan - Pisum sativum L., thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả
Cây thảo thấp hoặc mọc leo. Lá kép gồm 1 - 3 đôi lá chét, các lá chét đầu cuống thường biến thành tua cuốn; lá kèm rất lớn. Chùm hoa ở nách lá, hoa to màu trắng hoặc màu tím. Quả đậu dẹt, màu xanh, có mỏ nhọn, chứa 5 - 6 hạt gần hình cầu.
Bộ phận dùng
Hạt - Semen Pisi Sativi.
Nơi sống và thu hái
Đậu Hà Lan có nguồn gốc ở vùng Tây á hay Âu châu, là một loại đậu cao cấp đã có một lịch sử trồng trọt từ mấy ngàn năm nay và được trồng ở hầu khắp châu Âu, châu Mỹ và nhiều nước châu á, châu Phi. Ở nước ta, nhiều địa phương ở các tỉnh phía Bắc đều có trồng trong mùa Đông nhất là ở các tỉnh thượng du Bắc Bộ. Người ta đã tạo ra nhiều giống đậu Hà Lan khác nhau; có giống thân lùn; có giống leo cao 2-3m; có giống trồng lấy quả non ăn; có giống trồng để ăn hạt và cũng có giống trồng chủ yếu để lấy dây lá làm thức ăn cho gia súc. Ta thường trồng giống đậu leo.
Thành phần hoá học
Hạt đậu Hà Lan khô chứa 22,8% protid, 0,7 - 1,5% lipid, 55,2% glucid, 5,2 - 7,7% cellulose, 2,5 - 3,5% tro; còn có phosphor, sắt, kalium, iod (1730mg%) và các vitamin A, B, C. Các acid amin trong hạt đậu Hà Lan gồm tyrosin 2,87%, tryptophan 1,17%, lysin 4,60%, arginin 11,42% histidin 2,49%, cystin 0,89%. Hạt đậu chứa alcaloid trigonellin; tro của hạt chứa As 0,026mg% và có alcaloid piplartine. Dầu hạt chứa galactolipit.
Tính vị, tác dụng
Đậu Hà Lan làm tăng năng lượng, giúp sự vận chuyển đường ruột. Người ta nhận thấy dầu hạt có hiệu quả chống hormon sinh dục, đối lập với hormon sinh dục nam, tạo ra sự vô sinh.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Đậu Hà Lan là loại đậu có giá trị kinh tế cao.
Quả non làm rau xanh giàu chất dinh dưỡng cho người; hạt có hàm lượng bột và protein cao nên làm thức ăn tốt cho người và gia súc. Ta thường lấy quả non xào, luộc ăn và hạt dùng hầm thịt. Đậu Hà Lan xào hay nấu ăn tươi rất dễ tiêu hoá và làm cho sự vận chuyển đường ruột được dễ dàng. Khi dùng khô thì bột đều chứa các hoạt chất đậm đặc lại, nên người ta thường phơi khô tán bột, dùng chủ yếu trong việc làm mứt. Ở Ân Độ, hạt nếu ăn sống có thể gây ra kiết lỵ, còn ở Tây Ban Nha, người ta dùng đậu Hà Lan làm thuốc dịu và thuốc đắp.
Bài viết cùng chuyên mục
Chìa vôi mũi giáo: cây thuốc trị phong thấp
Dây và thân được dùng ở Vân Nam Trung Quốc trị phong thấp, đòn ngã, cơ bắp co quắp, khó co duỗi và dùng ngoài đắp trị mụn nhọt.
Đạt phước, cây thuốc hạ sốt
Ở Inđônêxia, vỏ được dùng làm thuốc hạ sốt, Hoa có mùi thơm rất dễ chịu, dùng trộn với thuốc lào để ướp hương cho có mùi thuốc phiện
Nam xích thược, dùng trị cảm gió
Dân gian dùng trị cảm gió, chân tay lạnh: Nam xích thược, rễ Cam thảo cây, Hoắc hương, Tía tô, Ngải cứu, Dây gân, Rau Dền gai, mỗi thứ một nắm, sắc uống
Bạc thau: cây thuốc chữa bí tiểu
Thân có nhiều lông màu trắng bạc, Lá nguyên, mọc so le, hình bầu dục hay trái xoan, mặt trên nhẵn, xanh sẫm, mặt dưới có nhiều lông mịn màu trắng bạc.
Kim cang lá mỏng, thuốc chữa viêm khớp xương
Thường được dùng chữa viêm khớp xương do phong thấp, gân cốt đau nhức, huyết áp cao; viêm tuỷ xương, lao xương
Biến hóa: dùng chữa tê thấp đau nhức
Chữa hen suyễn gặp lạnh lên cơn nghẹt thở, hoặc cảm phong hàn, ngực căng khó thở, ho suyễn kéo đờm, đầu mặt xây xẩm, thân thể nặng nề đau nhức.
Nhài dây: làm nước uống hạ sốt
Cây mọc ở rừng đồng bằng, từ Khánh Hoà tới Côn Đảo. Ở Campuchia, thân cây được dùng làm thứ nước uống hạ sốt.
Keo ta, thuốc đắp mụn nhọt
Lá rất dịu, đem luộc chín dùng đắp mụn nhọt, còn nước thì dùng rửa, Quả dùng nấu nước gội đầu, Hạt dùng để tẩy giun đũa
Hoa phấn, cây thuốc tiêu viêm
Rễ củ Hoa phấn có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, hoạt huyết tán ứ, Ở Ân Độ người ta cho rằng rễ kích dục, lọc máu
Nấm mực, trị vô danh thũng độc
Nấm còn non ăn được. Nhưng khi ăn nấm và uống với rượu thì lại gây độc 48 giờ sau bữa ăn, biểu hiện với da mặt bị sung huyết và tay chân bi giá lạnh
Nhãn chày: chữa tê mỏi nhức xương
Dân gian dùng rễ, lá làm thuốc thông huyết, chữa tê mỏi nhức xương, phù thũng, cũng dùng làm thuốc chữa đái dắt, đái són
Câu đằng bóng: dùng chữa trẻ em sốt cao
Ở Trung Quốc, được dùng chữa trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, đòn ngã tổn thương
Cau cảnh vàng: dùng lá nấu nước trị ghẻ
Người ta dùng lá nấu nước trị ghẻ, Ở Trung Quốc, người ta dùng làm thuốc cầm máu
Ba gạc châu Phi: cây thuốc hạ huyết áp
Chỉ mới gặp ở huyện Phù Ninh tỉnh Vĩnh Phú, Nơi đây thời trước có trạm thí nghiệm trồng cây nhiệt đới do người Pháp lập ra, có thể là cây nhập từ châu Phi.
Chân danh Trung Quốc: dùng thay vị đỗ trọng
Loài phân bố ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng, Khánh Hoà. Thu hái vỏ quanh năm.
Cói gạo: cây thuốc dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau
Thân dùng để lấy sợi; làm giấy, dệt thảm, làm thức ăn gia súc, Toàn cây dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau, đòn ngã tổn thương, kinh nguyệt không đều, bế kinh, sỏi niệu
Lạc thạch, thuốc trị đau lưng
Cành và lá dùng làm thuốc cuờng tráng có khả năng trị đau lưng mạnh chân gối, tiêu mụn nhọt, trị sưng đau bụng. Còn dùng làm thuốc trị đòn ngã tổn thương
Quyết ấp đá: cây thuốc trị viêm hầu họng
Dùng ngoài giã cây tươi đắp ngoài hoặc nấu nước rửa, Giã cây tươi lấy dịch nhỏ tai, trị viêm tai giữa.
Lạc: thuốc trị suy nhược
Lạc có vị ngọt, bùi, béo có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, nhuận phế, lợi tràng. Trong hạt lạc có một chất cầm máu, có tác dụng trên trương lực cơ.
Khoai dái, thuốc tiêu viêm
Trong y học cổ truyền, thường dùng Dái củ, Nó có vị đắng, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, long đờm, cầm máu
Ngũ gia gai: có tác dụng ích khí kiện tỳ
Vị cay, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng ích khí kiện tỳ, bổ thận an thần, thư cân hoạt huyết, khư phong thấp.
Cang ấn: thuốc chữa sốt
Người Campuchia dùng thân cây tươi, thường bán ở chợ, để ăn với lẩu. Ở vùng đồng bằng, nhân dân cũng dùng làm rau ăn
Bạc thau đá, cây thuốc trị ho
Hoa có 5 lá đài có lông, tràng hình chuông, nghiêng, màu trắng hay màu hoa cà; nhị sinh sản 2, có chỉ nhị ngắn, đính ở góc ống tràng; bầu nhẵn hoặc hơi có lông
Móng bò Lakhon: phụ nữ sau sinh uống
Loài cây này phân bố chủ yếu ở Lào và các vùng phụ cận của Bắc Thái Lan và Bắc Việt Nam. Việc xác định chính xác phạm vi phân bố sẽ giúp bảo tồn và phát triển loài cây này một cách hiệu quả.
Hoàng đàn, cây thuốc trị phong hàn
Tinh dầu dùng làm thuốc xoa bóp chỗ sưng tấy và chữa bệnh ngoài da, sai khớp xương, bôi vết thương chóng lành