Đậu đỏ: cây thuốc tiêu thũng giải độc

2017-11-06 06:14 PM

Thường dùng trị thuỷ thũng đầy trướng, sưng phù chân tay, vàng da đái đỏ, phong thấp tê đau, mụn nhọt lở ngứa, đau dạ dày ruột, tả, lỵ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đậu đỏ - Vigna angularis (Willd.) Ohwi et Ohashi (Dolichos angularis Willd., Phaseolus - angudaris (Willd.) W.F. Wight), thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Cây thảo mọc hằng năm, đứng hay leo, cao 25 - 90cm; nhánh có cạnh, có lông dài. Lá kép 3 lá chét, cuống 10 - 12cm, có lông, lá chét xoan, đầu tròn, có thuỳ, dài 5 - 10cm, rộng 2 - 5cm, có lông, gân phụ 4 - 5 cặp, lá kèm thon, hình lọng, cao 8mm. Chùm ở nách lá, dài 3 - 10cm, có 6 - 12 hoa; đài 5 răng ngắn; tràng vàng sáng cao 15mm, lườn xoắn 360 độ. Quả hình trụ dài 6 - 12,5cm, rộng 0,5 - 0,7cm, chót nhọn; hạt 6 - 14, to 5 -7 x 4,5mm, hình trụ tới dạng tim, tròn 4 cạnh, màu nâu đỏ, rốn nổi rõ.

Hoa tháng 6 - 7, quả tháng 7 - 8.

Bộ phận dùng

Hạt - Semen Phuseoli (Adzuki bean), thường gọi là Xích tiểu đậu.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở Nhật Bản, được trồng từ lâu tại Triều Tiên, Mông Cổ, Trung Quốc, Ân Độ và vùng Đông Nam á cho tới tận Hawai, Nam Hoa Kỳ, Angola, Zaia, Kenya, Thái Lan, Niu Zeland và Nam Mỹ châu. Ở nước ta, cây cũng có trồng để lấy hạt (Khánh Hoà, thành phố Hồ Chí Minh).

Thành phần hoá học

Hạt khô chứa nước 10,8%, protid 19,9%, lipid 0,5%, glucid 64,4% xơ 7,8%, tro 4,3%. Hạt còn chứa globulin, vitamin A1, B1, B2, calcium, phosphor, sắt.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, giải độc bài nung.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng trị thuỷ thũng đầy trướng, sưng phù chân tay, vàng da đái đỏ, phong thấp tê đau, mụn nhọt lở ngứa, đau dạ dày - ruột, tả, lỵ. Liều dùng 20-40g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã nát đắp hoặc tán bột trộn giấm đắp, không kể liều lượng.

Đơn thuốc

Chữa bệnh lậu đái buốt ra máu: Đậu đỏ 30g, sao qua tán nhỏ, chia uống mỗi lần 7-8g, với 1 củ hành nướng qua, nghiền với rượu.

Chữa trẻ chậm biết nói 5 tuổi mà chưa nói được: Đậu đỏ, tán nhỏ hoà với rượu bôi vào dưới lưỡi hàng ngày.

Chữa thấp nhiệt sinh lở và sưng chân: Đậu đỏ 20, Núc nắc, Ngưu tất, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Đơn đỏ, đều 12g, sắc uống.

Chữa đơn độc, mụn nhọt mới phát, sưng nóng đỏ đau: Bột Đậu đỏ sú với nước đắp, thay hàng ngày.

Chữ phù thũng, da căng, táo bón, khát nước: Đậu đỏ 30g, Cỏ may (cả rễ) 30g, Cà gai (cả quả chín đỏ to bằng hạt ngô) 30g, dây Bòng bong 30g; các vị cắt nhỏ sao qua; đổ nước ngập thuốc, sắc lấy 250ml, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

Bài viết cùng chuyên mục

Hoa tí ngọ: cây thuốc chữa cảm mạo

Thường dùng chữa cảm mạo, Mỗi khi thay đổi thời tiết, sức khoẻ không bình thường, người ta dùng lá và thân cây phơi khô nấu nước uống thay trà

Ô rô lửa hoa cong: dùng trị chứng bệnh đau đầu chóng mặt

Ở Trung Quốc rễ cũng được dùng trị chứng bệnh lâu dài khó chữa, chứng phát lạnh phát nóng, đau đầu chóng mặt, ngực bụng có báng.

Nho lông: dùng chữa viêm phế

Nho Lông, Nho Tía hay Nho Năm Góc là một loại cây nho đặc biệt, được biết đến với những quả nho có hình dáng độc đáo và nhiều công dụng trong y học và ẩm thực.

Mạc tâm, chữa kiết lỵ

Cây mọc ở đất ẩm, dựa nước ở các tỉnh phía nam và Đồng Nai, Sông Bé đến Đồng Tháp, An Giang, Dân gian dùng vỏ thân sắc uống chữa kiết lỵ, quả nấu nước rửa vết thương

Mỵ ê, thuốc trợ tim

Có tác dụng trợ tim, làm dịu kích thích tim và lợi tiểu. Hạt dùng chiết ouabaine làm thuốc trợ tim. Người ta chế thành thuốc tiêm ống 0,25mg, tiêm mạch máu

Mít: làm săn da

Mít là một loại cây ăn quả nhiệt đới nổi tiếng với quả to, thịt ngọt và thơm. Ngoài giá trị kinh tế, mít còn được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh.

Cầu qua nhám: trị đầy hơi và nhai trị sâu răng

Ở Ân Độ, rễ sắc uống trị đầy hơi và nhai trị sâu răng; dây và lá được dùng trị chóng mặt, thiếu mật và nhuận tràng dịu

Ấu, cây thuốc chữa loét dạ dày

Để làm thuốc, ta thu quả tươi hoặc quả già luộc, lấy nhân ra, bóc lấy vỏ để dành, hoặc dùng cây tươi hay phơi hoặc sấy khô để dùng dần

Lục lạc tù: trị bệnh đường hô hấp

Hạt rang lên, bỏ vỏ, dùng ăn được. Cây được sử dụng làm thuốc trị một số bệnh đường hô hấp. Cây được dùng ở Ân Độ trị ghẻ và ngứa lở.

Keo trắng, thuốc làm săn da

Loài của Ân độ, Mianma, Thái lan, Việt Nam và quần đảo Malaixia, Thường gặp trong các rừng rụng lá và các savan, ở cao độ thấp vùng Ninh thuận

Chìa vôi lông: dùng chữa mụn nhọt, ghẻ và dùng giải độc

Ta thường dùng chữa mụn nhọt, ghẻ và dùng giải độc, lọc huyết, Ở Trung Quốc Hải Nam người ta dùng trị bắp thịt bầm sưng mưng mủ.

Nấm hương: tăng khí lực

Nấm hương có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng làm tăng khí lực, không đói, cầm máu; còn có tác dụng lý khí hoá đàm, ích vị, trợ thực, kháng nham.

Nhãn dê: làm dịu các cơn mất ngủ

Các chồi lá non được dùng ăn ở Java, được xem như có an thần, làm dịu các cơn mất ngủ. Quả có áo hạt có thể ăn được, hơi chát lúc còn xanh, khi chín ăn ngọt

Cau chuột núi: quả dùng ăn trầu

Ở Campuchia, phần ruột của thân được dùng ăn. Quả dùng ăn trầu

Khế: thuốc trị ho đau họng

Quả trị ho, đau họng, lách to sinh sốt. Rễ trị đau khớp, đau đầu mạn tính, Thân và lá trị sổ mũi, viêm dạ dày ruột, giảm niệu, chấn thương bầm giập.

Hoắc hương hoa nhỏ: cây thuốc cầm máu giải độc

Người ta dùng lá giã ra và rịt như thuộc đắp để hàn vết thương và cho chóng lành da, Rễ được dùng làm thuốc chữa xuất huyết.

Nàng hai: dùng trị sốt kéo dài

Nàng hai, với tên khoa học Dendrocnide sinuata, là một loài thực vật thuộc họ Gai (Urticaceae). Cây này nổi tiếng với những chiếc lá chứa nhiều lông gai độc, gây cảm giác ngứa rát khi tiếp xúc.

Ô môi: chữa đau lưng nhức mỏi

Người ta cũng dùng cơm quả ngâm rượu hoặc nấu cao mềm uống làm thuốc bổ, chữa đau lưng, nhức mỏi, kích thích tiêu hoá, nhuận tràng, chữa kiết lị và ỉa chảy.

Năng củ: làm thuốc cầm máu

Khi nghiền củ thành một chất dịch như sữa, dịch này có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của Staphylococcus và Bacillus coli.

Bạc hà cay: cây thuốc lợi tiêu hóa

Cũng được dùng như Bạc hà. Bạc hà cay dùng làm thuốc lợi tiêu hoá, chống co thắt ruột, trướng bụng, vàng da, sỏi mật. Dùng xông chữa cảm cúm và đau họng.

Bùm bụp nâu, đắp chữa các vết thương

Hạt có chất mỡ đặc có thể dùng để thắp. Rễ và quả dùng đắp chữa các vết thương đụng giập, sưng tấy. Cần chú ý là vỏ cây có nhiều sợi, có thể dùng để bện thừng

Lục lạc đỏ: phòng bệnh xơ vữa động mạch

Ở nước ta, cây mọc ở đồng cỏ, dựa rạch, lùm bụi vùng đồng bằng cho tới độ cao 500m từ Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hoá tới Bà Rịa.

Ngấy đảo Môluyc: chữa bệnh đái dầm

Ở nước ta, cây mọc trong các chỗ trống và trảng nắng, trong vùng cao ở Ba Vì tỉnh Hà Tây và Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.

Địa liền, cây thuốc trị ăn không tiêu

Địa liền có vị cay, tính ấm, có tác dụng âm trung tiện, tán hàn, trừ thấp, trừ nề khí. Nước chiết ở củ có tính hạ đờm, lợi trung tiện

Bả dột, cây thuốc cầm máu

Lá có vị đắng, mùi thơm nhẹ, Cây có tác dụng cầm máu tại chỗ, làm ra mồ hôi, tiêu sưng, giảm đau, Với liều nhỏ cây có tác dụng kích thích và bổ đắng