- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đậu đen: cây thuốc trị phong nhiệt
Đậu đen: cây thuốc trị phong nhiệt
Đậu đen có vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng bổ huyết, bổ can thận, giải phong nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi tiểu.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đậu đen, Đậu trắng, Đậu tía - Vigna unguiculata (L., ) Walp subsp, cylindrica (L.) Verdc, thuộc họ Đậu -Fabaceae.
Mô tả
Cây thảo mọc hàng năm, thường đứng, có khi leo, toàn thân không có lông. Lá kép gồm 3 lá chét, mọc so le, có lá kèm nhỏ; lá chét giữa to và dài hơn các lá chét bên. Chùm hoa dài 20 - 30cm; hoa màu tím nhạt. Quả đậu mọc thẳng đứng hay nghiêng, dài 7 - 13cm, chứa 8 - 10 hạt xếp dọc trong quả, to hơn hạt Đậu xanh, thường dài 5 - 6mm.
Bộ phận dùng: Hạt của loại có vỏ đen, nhân trắng hoặc xanh (Đậu đen xanh lòng) - Semen Vignae Unguiculatae.
Nơi sống và thu hái
Phân loài này được xem như một nhóm giống trồng (cv. group biílora) chỉ được trồng nhiều ở châu Phi và châu Á. Đậu đen cùng với nhiều loại đậu khác được trồng, có màu sắc hoa, vỏ quả và hạt khác nhau nhưng đều cùng thuộc phân loài trên. Thuộc nhóm cây Đậu đen, có các loại Đậu khác có quả mọc đứng, chứ không thõng xuống như đậu dải. Có một số giống trồng sau đây:
Đậu cả, Đậu trắng có hạt xoan, màu trắng kem, có tễ đen, trồng nhiều ở miền Bắc Việt Nam, dùng làm miến "Song thân".
Đậu đen có hoa tím, quả hình dải, có hạt nhỏ hình trụ, màu đen, trồng ở Bắc Việt Nam, ở Campuchia, dùng nấu chè và nấu xôi Đậu đen.
Đậu đỏ, Đậu tía có cây thấp lùn, với hoa tím và hạt hình thận, màu đo đỏ, ít được trồng hơn.
Đậu đen được trồng phổ biến như Đậu xanh. Trồng vào mùa hè, thời gian sinh trưởng 80 -90 ngày.
Thành phần hoá học
Hạt chứa 24,2% protid, 1,7% lipid; 53,3% glucid; 2,8% tro; calcium 56mg%, phosphor 354mg%, sắt 6,1mg% caroten 0,06mg%, vitamin B1 0,51mg%, vitamin B2 0,21mg%, vitamin PP 3mg%. Hàm lượng các acid amin cần thiết trong đậu đen rất cao, tính theo g%: lysin 0,97% metionin 0,31%, tryptophan 0,31; phenylalanin 1,1%; alanin 1,09, valin 0,97, leucin 1,26, isoleucin 1,11, arginin 1,72; histidin 0,75. Hạt cũng chứa stigmasterol nên có thể dùng thay được đậu tương.
Tính vị, tác dụng
Đậu đen có vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng bổ huyết, bổ can thận; giải phong nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi tiểu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị phong nhiệt, (phát sốt, sợ gió, nhức đầu hoặc trong ngực nóng khó chịu), làm thuốc bổ khí, chữa can thận hư yếu, suy nhược, thiếu máu. Liều dùng hàng ngày 20 - 40g hay hơn, luộc ăn, nấu chè hay đồ. Là thuốc giải độc Ban miêu, Ba đậu. Dùng trong Đông y để chế thuốc như nấu với Hà thủ ô, làm giảm độc, lại có tác dụng bổ thận thuỷ. Còn dùng chế Hàm đậu xị (Đậu xị muối) và Đạm đậu xị (Đậu xị nhạt). Đậu đen có công năng chữa bệnh nhiệt đối với người ở xứ nóng trong mùa viêm nhiệt, nắng nóng, nên nhân dân ta thích dùng đậu này nấu chè ăn thường trong mùa nóng.
Tuệ Tĩnh, trong Nam dược thần hiệu đã nêu lên một số phương thuốc trị bệnh bằng đậu đen:
Chữa đau bụng dữ dội: Dùng đậu đen 50g sao cháy sắc với rượu uống hoặc sắc với nước rồi chế thêm rượu vào uống.
Chữa bỗng dưng lưng sườn đau nhức: Dùng Đậu đen 200g ngâm rượu uống.
Chữa liệt dương: Dùng Đậu đen sao già, đổ rượu vào ngâm uống.
Chữa sau khi đẻ bị trúng gió nguy cấp, hoặc tay chân tê cứng, chóng mặt sây sẩm: Dùng Đậu đen 300g sao cháy đến bốc khói, đổ vào 500ml rượu, ngâm qua 1 ngày, đem uống và đắp chăn cho ra mồ hôi.
Chữa can hư, mắt mờ, ra gió thì chảy nước mắt: Dùng Đậu đen đồ lên, chứa vào mật con bò đực, phơi gió cho khô, uống mỗi lần 27 hạt.
Chữa tiêu khát (đái đường) do thận hư: Dùng Đậu đen, Thiên hoa phấn, hai vị bằng nhau, tán nhỏ làm viên uống với nước sắc Đậu đen làm thang.
Bài viết cùng chuyên mục
Cầu qua nhám: trị đầy hơi và nhai trị sâu răng
Ở Ân Độ, rễ sắc uống trị đầy hơi và nhai trị sâu răng; dây và lá được dùng trị chóng mặt, thiếu mật và nhuận tràng dịu
Châm châu: đắp chữa chân sưng đau do viêm khớp
Thân cây được dùng ở Campuchia làm thuốc hãm uống trị đau bụng có hay không có ỉa chảy, Malaixia, người ta còn dùng rễ và cả lá nghiền ra làm thuốc đắp trị loét mũi
Cải giả: làm thuốc mát
Cây mọc trong rừng thưa, dọc bờ nước, nhiều nơi ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Lai Châu cho tới Gia Lai, Komtum, Đắc Lắc, Lâm Đồng.
Chân chim núi đá: dùng làm thuốc trị hậu sản
Dân gian dùng làm thuốc trị hậu sản. Ở Trung Quốc Vân Nam rễ được dùng trị cam tích trẻ em, gân cốt đau nhức
Mận: lợi tiêu hoá
Mận là loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng rộng rãi ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam . Quả mận có vị ngọt chua đặc trưng, giàu vitamin và khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Đậu cộ biên, cây thực phẩm
Loài phân bố rộng ở Đông Phi châu, ở á Châu và châu Đại Dương. Ở nước ta, thường gặp nhất là trong các rừng ở bờ biển và cạnh các rừng ngập mặn
Dung đất, cây thuốc chữa rong kinh
Vỏ cây chứa các alcaloid loturin, colloturin và loturidin; cón có một chất có màu đỏ sẫm và một chất lacton vô định hình, Trong lá có tanin, hợp chất flavonosit
Bạch cập, cây thuốc cầm máu
Rhizoma Bletilae, thường gọi là Bạch cập. Nơi sống và thu hái: Cây mọc trên đất rừng, đất đồi, rừng thứ sinh, vùng núi Tây Bắc, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phú, Lạng Sơn
Chòi mòi nam: dùng lá hãm uống
Loài đặc hữu của Trung Việt Nam, Nam Việt Nam và Campuchia, Ở Campuchia, nhân dân dùng lá hãm uống xem như là bổ
Gối hạc nhọn, cây thuốc chữa phong thấp
Cũng được dùng như Gối hạc chữa phong thấp đau sưng đầu gối, dùng rễ ngâm rượu uống và xoa bóp chỗ đau
Mướp hỗ: cây thuốc chữa thổ huyết
Mướp hỗ, mướp tây và bí con rắn là những loại quả quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam . Chúng không chỉ là thực phẩm ngon mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng và dược liệu.
Quế rành: trị ỉa chảy, cảm cúm và sốt rét
Vỏ và lá đều có mùi thơm, mùi thơm này cũng thay đổi tuỳ vùng phân bố của cây, vỏ rễ, vỏ thân, lá, cành đều có vị cay, hơi ngọt, tính ấm; có tác dụng khư phong tán hàn
Chân chim leo: thuốc chữa phong thấp đau xương
Thường dùng như vỏ thân các loài Chân chim khác làm thuốc giúp tiêu hoá và làm thuốc chữa phong thấp, đau xương, chân tay nhức mỏi và bị thương sưng đau
Nàng nàng: hành huyết trục ứ
Do mặt dưới lá cũng bạc tương tự như lá Bạc thau nên có nơi gọi là Bạc thau cây và cũng dùng nó chữa bệnh bạch đới, khí hư.
Cỏ cò ke: tinh dầu thơm
Cỏ cò ke, với tên khoa học Pycreus substramineus, là một loài cỏ thuộc họ Cói, nổi bật với thân rễ chứa tinh dầu thơm.
Đa tròn lá, cây thuốc chữa bệnh lậu
Nhựa cũng được dùng đắp ngoài vào các chỗ đau do tê thấp và đau lưng, Nước pha vỏ cây làm thuốc trị lỵ, ỉa chảy và đái đường
Linh: thuốc đắp trị bệnh ngoài da
Lá thường được nấu uống thay trà, người ta dùng làm thuốc đắp trị bệnh ngoài da, ở Nhật Bản, người ta dùng quả để nhuộm vải.
Cẩm cù khác lá: trị đau tê thấp
Hoa rộng 8mm trước khi nở, xếp thành tán nhiều hoa, với cuống tán có lông, dài 4cm, cuống hoa có lông mềm, dài 1,5cm
Mè đất mềm: nhuận phế làm ngừng ho
Ở Trung Quốc cây được dùng trị cảm mạo phát sốt, ho gà, lạc huyết, đau ngực, ho do viêm khí quản, trẻ em cam tích. Dùng ngoài trị mụn lở, viêm tuyến vú, đòn ngã sưng đau.
Cần hôi: trị cảm mạo phong hàn, ho gà
Có nơi ở Trung Quốc, người ta thử dùng chữa mụn nhọt ở mũi họng, bằng cách lấy rễ hoặc cả cây tươi vắt lấy nước đem nhỏ thì thấy bệnh trạng thuyên giảm
Cam thìa: trị cảm mạo nhức đầu
Được dùng trị cảm mạo, nhức đầu, ngạt mũi, sốt rét, viêm gan do siêu vi trùng, kiết lỵ cấp và mạn tính, viêm đại tràng và lại kích thích tiêu hoá
Khồm, thuốc trị trướng bụng
Lá dùng làm rau gia vị ăn sống hay luộc chín ăn, Cũng dùng pha nước uống thay chè, Ở Ân độ, hạt trị trướng bụng, nấc, buồn nôn và đau ở bàng quang
Hoa bươm bướm, cây thuốc chữa bệnh ngoài da
Cây được dùng trị các chứng bệnh ngoài da như eczema, trứng cá, vẩy nến, nấm tóc, chốc lở, bệnh nấm, loét, Cũng dùng trị viêm tĩnh mạch, trị ecpet
Mía lau, trị nhiệt bệnh thương tổn
Mía lau được dùng ở Trung Quốc, trị nhiệt bệnh thương tổn đến tân dịch, tâm phiền khẩu khát, phân vị ẩu thổ, ho do phổi khô ráo, đại tiện táo kết, hầu họng sưng đau, có thai bị phù
Nhum: lấy đọt non xào nấu làm rau ăn
Gỗ cây màu đen, rất cứng, được dùng làm cọc chống, làm ván, làm cọc căng dù. Nhân dân thường lấy đọt non xào nấu làm rau ăn, có vị ngọt