- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đậu dại, cây thuốc hóa đờm
Đậu dại, cây thuốc hóa đờm
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đậu dại - Eriosema chinense Vogel, thuộc họ Đậu - Fabaceae
Mô tả
Cây thảo cao 15 - 50cm. Rễ phình thành củ, dạng con thoi. Nhánh mọc đứng có lông màu hung đỏ. Lá có một lá chét thuôn dài, dài 2,5 - 6cm, rộng 1 - 2cm, tù ở gốc, hơi nhọn mũi ở đầu, có lông mềm ở mặt trên và có lông rậm màu trăng trắng ở mặt dưới; gân phụ 5 - 7 đôi, hướng lên; cuống lá có lông cứng, dài 2mm; lá kèm dạng sợi. Cụm hoa chùm ngắn, 6 -10mm ở nách lá, có 1 - 3 hoa hầu như không có cuống; đài hình chuông có lông, với 5 thuỳ rời; các cánh hoa màu vàng; nhị 2 bó; bầu 2 noãn, có lông màu trắng. Quả đậu có lông rậm, màu hung đỏ, hình trái xoan bầu dục, chứa hai hạt màu đen, hình thận, gần như hình móng ngựa.
Ra hoa vào tháng 5.
Bộ phận dùng
Rễ củ - Radix Eriosemae Chinensis.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở nhiều nước Đông Nam á và Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc hoang, thông thường ở các rừng thưa, rừng thông, các savan, và cả dọc đường đi, trên đất cát từ vùng thấp tới vùng cao 1500m. Thu lượm củ vào đầu mùa xuân, cuối mùa thu, rửa sạch, thái miếng, phơi khô.
Tính vị, tác dụng
Củ có vị ngọt, hơi se, tính bình, có tác dụng làm mát phổi, hoá đờm, sinh tân dịch, khỏi khát, mát máu, tiêu sưng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị 1. Ho gió có đờm hoặc ho khan, viêm đường hô hấp trên, phát sốt bồn chồn, khát nước; 2. áp xe phổi; 3. Lỵ. Liều dùng 15 -30g dạng thuốc sắc; dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài giã tươi đắp chữa vấp ngã bị thương, dao chém gây thương tích. Nhân dân cũng thường dùng rễ cây Đậu dại làm thuốc bồi bổ cho trẻ em sau khi lên sởi bị suy nhược.
Đơn thuốc
Cảm lạnh, ho, viêm đường hô hấp trên, sốt: Đậu dại, Thạch cao, mỗi vị 30g, sắc uống.
Lỵ: Đậu dại, Hoa cây Gạo mỗi vị 15g nấu với thịt lợn nạc mà ăn.
Bài viết cùng chuyên mục
Bí thơm: tác dụng khu trùng
Hạt bí thơm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng khu trùng, tiêu thũng. Quả bổ dưỡng, làm dịu, giải nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu.
Kim cang quả to: thuốc chữa tê thấp
Cây này cũng được sử dụng trong y học dân tộc của Lào làm thuốc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ và làm thuốc chống ho.
Ghi lá xoan, cây thuốc tắm khi bị sốt
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng cây này nấu nước tắm cho trẻ em 2, 3 tuổi bị sốt
Bơ: chống tăng độ acid của nước tiểu
Có thể dùng quả chín để ăn, hoặc chế biến thành những món thức ăn khác nhau, như trộn với nước Chanh, cho thêm đường sữa vào đánh đều thành kem để ăn.
Cói nước: củ làm thuốc chữa bí đái, đầy tức, thuỷ thũng
Cói nước dùng dệt chiếu, thảm, đệm, và nhiều mặt hàng thủ công khác, Củ được dùng chữa bí đái, đầy tức, thuỷ thũng, sản hậu lách to, nặng bụng, tiêu hoá kém
Đằng hoàng: cây thuốc nhuận tràng
Đằng hoàng là một loại cây gỗ lớn, thường xanh. Vỏ cây có màu nâu xám, thịt quả có màu vàng tươi. Nhựa cây có màu vàng đậm, là bộ phận quý giá nhất của cây.
Cầu qua nhám: trị đầy hơi và nhai trị sâu răng
Ở Ân Độ, rễ sắc uống trị đầy hơi và nhai trị sâu răng; dây và lá được dùng trị chóng mặt, thiếu mật và nhuận tràng dịu
Gai cua: cây thuốc nhuận tràng gây nôn
Hạt nhuận tràng, gây nôn, làm long đờm và là chất nhầy dịu; cũng có tác dụng chống độc, Rễ gây chuyển hoá, dầu hạt dùng xổ. Nhựa có tính gây tê.
Quế lá hẹp: dùng trị phong thấp
Ở Trung Quốc, lá và rễ dùng trị phong thấp, đòn ngã và gẫy xương, liều dùng uống 8 đến 12g ngâm rượu, dùng ngoài, lấy lá nấu nước rửa và giã nát thêm ít rượu đắp.
Muỗm: dùng chữa đau răng
Muỗm (Xoài hôi), tên khoa học Mangifera foetida Lour. là một loại cây thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Mặc dù có tên gọi "xoài hôi", nhưng quả muỗm lại có hương vị rất đặc trưng, được nhiều người yêu thích.
Dương xỉ thường: cây thuốc trị vết thương
Dương xỉ thường là một loại cây dễ trồng và chăm sóc, thường được trồng làm cảnh. Cây có khả năng hấp thụ các chất độc hại trong không khí, giúp làm sạch môi trường.
Muỗm leo, chữa bệnh eczema
Loài của Trung Quốc, Inđônêxia và Việt Nam. Cây mọc ở rừng Bắc Thái, Hoà B́nh, Hà Tây, Hà Bắc, Ninh Bình
Cò ke quả có lông: cây thuốc trị đau dạ dày
Loài của Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Ở nước ta cây mọc trong rừng thứ sinh vùng trung du miền Bắc qua Quảng Nam Đà Nẵng tới Đồng Nai
Găng tu hú: cây thuốc điều kinh
Rễ nghiền ra dùng duốc cá, Vỏ rễ và thân hãm uống để điều kinh, Quả dùng nhuộm vàng, lại dùng ngâm lấy nước trừ giun đất và đỉa.
Lan một lá: thuốc giải độc
Ở nước ta đồng bào sử dụng lá làm thuốc giải độc, nhất là ngộ độc nấm. Người ta dùng 2, 3 lá phơi khô thái nhỏ, hãm với nước sôi trong ít phút.
Cỏ đuôi lươn: dùng chữa sản hậu
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị ghẻ, nấm, ở Việt Nam, người ta sắc nước cho phụ nữ có mang uống; có nơi còn dùng chữa sản hậu.
Móng bò Lakhon: phụ nữ sau sinh uống
Loài cây này phân bố chủ yếu ở Lào và các vùng phụ cận của Bắc Thái Lan và Bắc Việt Nam. Việc xác định chính xác phạm vi phân bố sẽ giúp bảo tồn và phát triển loài cây này một cách hiệu quả.
Đuôi chồn lá tim: cây thuốc diệt giòi
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Lào, người ta dùng lá, hãm lấy nước diệt giòi trong các vại muối mắm cá.
Lấu, thuốc thanh nhiệt giải độc
Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp, tiếp cốt sinh cơ
Lọ nồi ô rô: thuốc trị bệnh phong
Cây cho dầu như dầu Chùm bao lớn, dùng làm thuốc trị bệnh phong cùi, ghẻ và dùng làm xà phòng. Cũng có người dùng cành gỗ chữa huyết hư.
Lan len rách: thuốc chữa gẫy xương
Ở Trung Quốc, người ta dùng chữa đòn ngã tổn thương, gẫy xương, mụn nhọt lở ngứa, thuốc có độc. Ở Ân Độ, nước nấu cây dùng xoa tắm khi lên cơn sốt rét.
Lăn tăn: thuốc chữa đau dạ dày và ruột
Ở Inđônêxia cây được dùng chữa đau dạ dày và ruột. Ở Malaixia, người ta giã cây với một ít tỏi và muối và đặt vào bụng trẻ sơ sinh để trục giun ở ruột.
Cỏ mần trầu: cây thuốc dùng trị cao huyết áp
Thường được dùng trị cao huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu tiện vàng và ít một, Còn dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón, buồn phiền, động thai
Cò ke: dùng làm thuốc sắc uống chữa ho
Cò ke là một loài cây gỗ lớn, thường xanh, thuộc họ Đay (Tiliaceae). Cây có thể cao đến 20-30m, đường kính thân 40-50cm. Lá đơn, mọc cách, hình bầu dục, có gân lá nổi rõ.
Mùi chó quả mọng, cây thuốc
Thuốc đắp thường không có kết quả tốt, nhưng lá khô ngâm trong cồn chiết ether lại làm phồng da nhanh và không gây đau đớn. Nếu cho nước cồn chiết ether bay hơi thì phần còn lại là một chất nhựa