Đậu chiều, cây thuốc trợ tỳ tiêu thực

2017-11-06 06:08 PM
Đậu săng có vị đắng, tính mát; có tác dụng ấm phế, trợ tỳ, tiêu thực, làm thông huyết mạch

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đậu chiều, Đậu săng, Đậu cọc rào - Cajanus cajan (L., ) Millsp. (C. indicus Spreng.), thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Cây nhỏ, cao 1 - 2m. Lá kép mọc so le, có 3 lá chét, nguyên, có lông, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới trắng nhạt. Hoa màu vàng hay điểm những đường sọc tía, mọc thành chùm ở nách lá. Quả đậu dẹt, với 2 - 3 vết lõm chạy chéo trên quả. Hạt hình cầu, màu vàng nâu, nâu hay đỏ nhạt, tuỳ thứ.

Mùa hoa quả tháng 1 - 3.

Bộ phận dùng

Rễ, hạt và lá - Radix, Semen et Folium Cajani.

Nơi sống và thu hái

Loài của vùng cổ nhiệt đới, phổ biến khắp Đông Dương và Ân Độ. Ở nước ta, Đậu chiều mọc hoang và cũng được trồng. Trồng bằng hạt vào đầu mùa mưa. Thu hái rễ và lá quanh năm. Đào rễ về, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Lá thường dùng tươi. Hạt lấy ở những quả già.

Thành phần hoá học

Hạt chứa 2 globulin là cajanin và nona-cajanin. Còn có men urease hoạt động.

Tính vị, tác dụng

Đậu săng có vị đắng, tính mát; có tác dụng ấm phế, trợ tỳ, tiêu thực, làm thông huyết mạch.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở nước ta, Đậu chiều được trồng ở nhiều nơi để làm cây chủ thả cánh kiến đỏ và lấy hạt làm thực phẩm (nấu chè, làm tương), chăn nuôi gia súc, hoặc trồng làm hàng rào, làm cây tạo bóng, cây phân xanh và cây cải tạo đất. Rễ dùng làm thuốc chữa sốt, giải độc, tiêu thũng và chứng hay đái đêm. Hạt cũng dùng như rễ; còn dùng chữa ho, cảm, nhức mỏi gân cốt. Lá dùng để gây nôn khi bị ngộ độc thuốc trừ sâu; lại dùng nấu tắm trị bệnh ngoài da và cũng dùng uống trị lỵ. Dịch lá tươi cũng dùng uống trị lỵ; còn dùng phối hợp với dầu thầu dầu uống trị bệnh đau bụng. Dùng ngoài trị mụn nhọt, vết thương.

ở Ân Độ, hạt và lá giã ra, hơ hay xào nóng đắp vào vú gây tiết sữa; hạt được dùng trị rắn cắn. Thường dùng rễ với liều 15g sắc uống; có thể thái mỏng để ngậm hoặc tán bột uống. Hạt cũng dùng sắc uống. Lá tươi giã đắp không kể liều lượng.

Đơn thuốc

Ho, cảm, cổ họng sưng đau: Dùng bột rễ Đậu chiều, bột rễ Xạ can, thêm phèn chua, hoà nước sôi để nguội ngậm không nuốt nước; hoặc dùng hạt Đậu chiều sao vàng sắc uống.

Cảm sốt, mụn nhọt và trẻ em lên sởi ho: Dùng rễ Đậu chiều 15g, Sài đất và Kim ngân hoa, mỗi vị 10g, sắc nước uống.

Trị các loại ban trái có kèm theo các chứng no hơi, sình bụng, tiêu chảy, gốc ban dây dưa;

Dùng lá Bạc hà 100g, củ Bồ bồ 100g, hoa Kinh giới 100g, Trần bì lâu năm 100g, lá Đậu chiều 100g, Lức cây 100g. Hương phụ sao 100g, Hậu phác sao 100g, củ Sả 100g. Các vị hoà chung, tán bột nhuyễn. Mỗi lần uống 1 muỗng cà phê, trẻ em nửa liều; ngày uống 2 - 3 lần (kinh nghiệm dân gian ở An Giang).

Bài viết cùng chuyên mục

Nam xích thược, dùng trị cảm gió

Dân gian dùng trị cảm gió, chân tay lạnh: Nam xích thược, rễ Cam thảo cây, Hoắc hương, Tía tô, Ngải cứu, Dây gân, Rau Dền gai, mỗi thứ một nắm, sắc uống

Mạ sưa, chữa viêm ruột

Ở Vân Nam Trung Quốc người ta dùng chữa viêm ruột, ỉa chảy, ăn trúng độc, trúng độc thuốc trừ sâu. Quả dùng trị suy nhược thần kinh

Chanh rừng: dùng để chế loại nước uống tăng lực

Cây của Việt Nam và Campuchia, thường gặp trong rừng rậm ở Campuchia và trên đất cát nghèo ở Việt Nam tại tỉnh Đồng Nai và ra tới Côn Đảo.

Đậu rồng, cây thuốc bổ xung vitamin

Đậu rồng là một loài cây có nhiều công dụng, Nhân dân thường trồng Đậu rồng lấy quả non ăn như một loại rau xanh; trong quả có chứa nhiều protein và vitamin

Lẻ bạn: thanh nhiệt nhuận phế

Lẻ bạn có vị ngọt và nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế, hoá đờm chống ho, lương huyết giải độc.

Đa, cây thuốc thanh nhiệt hoạt huyết

Loài này được A Pételot nêu lên vì giá trị của nhựa có thể dùng như nhựa của những loài khác, Ở Trung Quốc, rễ phụ được dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc

Hếp, cây thuốc chữa phù thũng

Ở Philippin, nước sắc rễ dùng chữa phù thũng, một số tai biến giang mai và bệnh lỵ, Lá dùng để hút như thuốc lá

Lấu tuyến, thuốc chữa bệnh đường hô hấp

Cây mọc ở rừng thường xanh bình nguyên từ Đắc Lắc đến Kiên Giang (Phú Quốc). Cũng phân bố ở Campuchia, Lá được dùng chữa các bệnh về đường hô hấp

Hoa chông: cây thuốc trị ho ra máu

Ở Trung Quốc dùng trị phổi nóng, ho ra máu, ho gà, sốt rét, Ở Ân Độ, rễ và lá dùng tiêu sưng, nước sắc rễ, lá dùng trị ho; cây được dùng trị rắn cắn

Cần trôi: đắp trị các bệnh ngoài da

Rau cần trôi được làm thức ăn cho gia súc và được coi là một loại rau dại, khi cần thiết có thể lấy ăn

Đắng cay leo: cây thuốc điều kinh hạ nhiệt

Cây mọc tự nhiên ở rừng miền Bắc và miền Trung Việt Nam từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Ninh Bình, tới Lâm Đồng.

Lan đất bông ngắn, thuốc chữa liệt dương

Ở nước ta, cây mọc ở tầng thấp trong rừng núi đất từ Nghĩa Lộ, Ninh Bình, tới Quảng Ninh, Hải Phòng cho đến Đồng Nai, Côn Đảo

Keo cao, thuốc cầm máu, giảm đau

Vị đắng chát, tinh hơi hàn, có tác dụng thu liễm cầm máu, giảm đau, sinh cơ, thanh nhiệt, làm ra mồ hôi và long đờm

Đu đủ rừng: cây thuốc chữa phù thũng

Lõi thân dùng chữa phù thũng, đái dắt, tê thấp và làm thuốc hạ nhệt, làm phổi bớt nóng, Cũng được xem như là có tác dụng bổ; thường dùng nhầm với vị Thông thảo.

Đậu gió, cây thuốc trị đau bụng

Vỏ và hạt được dùng làm thuốc trị đau bụng, nhất là đau bụng bão, Ở Philippin, Đậu gió được dùng để chữa bệnh tả, sốt, đau dạ dày

Dương đào Trung Quốc: cây thuốc giải nhiệt

Loài cây của Trung Quốc, được trồng ở nhiều nước, đang khuyến thị trồng ở nước ta, ở vùng núi cao như Đà Lạt, Sapa.

Cà ba thuỳ: dùng trị bệnh lao

Ở Ấn Độ, rễ và chồi lá dùng trị bệnh lao dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc dẻo ngọt; quả và hoa trị ho, nước sắc cây trị viêm phế quản mạn tính.

Nhót Loureiro: cây thuốc có tác dụng trừ ho chống hen

Dùng ngoài trị bệnh nấm ecpet mọc vòng, trĩ nhức nhối, đòn ngã bầm giập, nghiền quả thành bột và đắp vào chỗ đau hoặc nấu nước để xông và rửa

Ổ sao dãy: dùng chữa bệnh đường tiết niệu

Vị ngọt và hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, lương huyết, chỉ huyết, ở Thiểm Tây, cây được xem như có vị nhạt, tính hàn

Chòi mòi bụi: dùng chữa bệnh hoa liễu

Cây mọc ở đồi núi các tỉnh Ninh Bình, Hà Tây cho tới các tỉnh ở miền Trung, Dân gian dùng chữa bệnh hoa liễu, làm ra mồ hôi và chữa khí hư

Bạch đàn lá liễu, cây thuốc chữa ho

Cây gỗ trung bình, vỏ màu tro nâu, nhánh có cạnh, lá ở nhánh trưởng thành hình lưỡi liềm cong, dài đến 15cm có đốm. Cụm hoa tán ở nách lá

Lâm phát: thuốc điều kinh hoạt huyết

Ở Ân Độ, các hoa đỏ, dẹp dùng để nhuộm bông, lụa và da cho có màu đỏ, hoa khô được dùng như thuốc săn da để chữa lỵ, rong kinh.

Cà trời: hạt để trị đau răng

Dùng ngoài, người ta lấy rễ nấu tắm trị sốt về đêm và dùng đắp trị ghẻ, các vết đứt, vết thương, dao chém và đau bìu dái

Dũ sang: cây thuốc nhuận tràng

Gốc ở các đảo vùng biển Caribê và bờ biển Bắc của Bắc Mỹ, thường ở nơi khô hạn, Ta có nhập trồng làm cảnh ở Thảo cẩm viên thành phố Hồ Chí Minh vì tán lá đẹp.

Nho đất: làm thuốc trừ thấp

Quả ăn được, hơi chua. Ở Trung Quốc, người ta dùng cành, lá thuốc làm thuốc trừ thấp, tiêu thũng, lợi tiểu