- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Đậu bắp: cây thuốc lợi tiểu
Đậu bắp: cây thuốc lợi tiểu
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đậu bắp, Bụp bắp hay Mướp tây - Abelmoschus esculentus (L.,) Moench, thuộc họ Bông - Malvaceae.
Mô tả
Cây thảo lớn, mọc đứng, cao 1,8 - 2,5m. Thân dày, khoẻ, có lông ở các phần trên. Lá rộng, chia thuỳ chân vịt; thường có 7 thuỳ có răng không đều và có kích thước thay đổi; cuống lá dài. Cuống hoa ở nách lá, dài 1 - 3cm. Lá bắc con 8 - 12 cái hình dải, có lông rậm và sớm rụng. Đài hình sao, có 5 thuỳ xẻ đến phân nửa. Cánh hoa vàng hay hơi vàng, có chấm tía ở gốc. Quả nang có góc, dài 8 - 15cm, nhọn, hình trứng ngọn giáo đến trụ - nón và nhọn dài ở đầu.
Cây ra hoa vào khoảng tháng 5 đến tháng 9.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Abelmoschi Esculenti.
Nơi sống và thu hái
Gốc ở Ân Độ, được trồng để lấy quả non làm rau ăn. Thường được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam, hiện nay đang phát triển trồng ở một số tỉnh phía Bắc. Có thể thu hái toàn cây quanh năm, thường dùng tươi.
Thành phần hoá học
Quả giàu pectin và chất nhầy, cũng rất giàu về sắt và calcium. Quả tươi chứa vitamin A 740 đơn vị, thiamin, riboílavin, acid ascorbic và niacin. Lá và thân chứa iodin. Hạt chứa một chất dầu ăn được (16 - 22%) màu vàng xanh và mùi dễ chịu, chứa palmitin và stearin. Hoa chứa 2 sắc tố ílavonol; gossypetin và quercetin.
Tính vị, tác dụng
Toàn cây có mùi thơm của Đinh hưong Quả hạt, lá đều có tác dụng làm dịu, làm nhầy, lợi tiểu. Hạt có tác dụng kích thích, trợ tim và chống co thắt; nước hãm hạt rang lên có tác dụng làm ra mồ hôi.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Quả xanh cắt ra từng miếng, đun nóng trong canh hay nước chấm có chất nhầy thoát ra làm thức ăn đặc và có vị chua. Hạt dùng để ăn. Khô dầu dùng làm thức ăn cho gia súc, hạt khô và rang thật kỹ được dùng thay cà phê. Dịch lá tươi giã nát dùng điều trị bệnh tăng tiết bã nhờn của da đầu và dùng đắp nhọt.
ở Malaixia, người ta dùng các bộ phận của cây làm thuốc giảm đau trong bệnh lậu và bệnh khó đái. Ở Ân Độ, quả chưa chín dùng làm thuốc sắc uống trị đau do xuất huyết, đái nóng, đái khó vì lậu; chất nhầy từ quả và hạt dùng đắp trị bệnh lậu. Lá dùng làm thuốc đắp dịu. Ở Thái Lan, quả khô dùng làm thuốc điều trị loét trong cơ quan tiêu hoá.
Bài viết cùng chuyên mục
Lài trâu lá nhỏ, thuốc dạ dày
Cụm hoa xim hay chùm ở nách lá. Hoa màu trắng, có cuống dài, thõng. Quả gồm hai quả đại rẽ ra, dạng túi, hơi dài, nhọn mũi, nhẵn
Khúng khéng, thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu
Cuống quả ngọt và mát được dùng ăn ở Trung quốc và Nhật bản, cuống quả khô và hạt được dùng ở Trung quốc làm thuốc trị ngộ độc rượu
Mức chàm: tác dụng cầm máu
Lá ngâm trong nước có thể làm thuốc nhuộm màu lam, có thể dùng để nhuộm vải chàm. Rễ, lá dùng làm thuốc cầm máu bên trong; dùng ngoài trị đao chém, đòn ngã.
Mây lộ, dùng ngoài trị phong, ghẻ ngứa
Dùng ngoài trị phong, ghẻ ngứa, giang mai. Dầu hạt nấu lên cũng dùng trị bệnh phong và các bệnh ngoài da như dầu Đại phong tử
Bách nhật: cây thuốc chữa bệnh hô hấp
Bầu hình trứng với hai đầu nhuỵ hình chỉ, Quả là một túi có vỏ mỏng như màng, Hạt hình trứng màu nâu đỏ, bóng loáng.
Đậu tương dại: cây thuốc hạ sốt
Cây thảo leo hoặc trườn, nhánh dạng sợi, có lông mịn màu vàng hoe. Lá kép với 3 lá chét hình bầu dục hẹp, dày, dài 2-3,5cm, rộng 1-1,5cm.
Cẩm thị: gây ngứa da
Cẩm thị (Diospyros maritima) còn được gọi là Vàng nghệ, thuộc họ Thị (Ebenaceae). Là một cây gỗ mọc ở vùng rừng phía Nam Việt Nam . Quả của cây được dùng để duốc cá, còn vỏ cây gây ngứa da.
Ngấy lông gỉ, trừ phong thấp
Cây mọc dọc đường đi, ven các làng, các bụi cây ở Lạng Sơn. Thu hái rễ, lá vào mùa hè và mùa thu, rửa sạch, thái phiến, phơi khô
Đại bi lá lượn: cây thuốc giảm đau
Chữa phong thấp đau xương hay bị thương sưng đau, dùng Đại bi lá lượn, Ngũ gia bì chân chim, Cốt toái bổ, Huyết giác, mỗi vị 30g sắc uống.
Hôi: cây thuốc chữa lở, ghẻ
Cây chỉ mới được dùng theo kinh nghiệm dân gian, Lá và thân giã ra rưới với nước gạo cho ngấm, rồi nướng nóng đắp bên ngoài da chữa sâu quảng, sâu cối.
Lá lụa, thuốc chữa bệnh ngoài da
Ở Ân Độ, người ta dùng lá nấu sôi trong sữa bò và thêm mật ong vào dùng đắp ngoài chữa phong hủi, ghẻ và bệnh ngoài da
Bưởi chùm: đề kháng chống cảm sốt
Người xứ lạnh ưa ăn loại Bưởi đắng cùng với đường; ở nước ta ít dùng ăn. Ở Ân Độ, người ta dùng dịch quả như chất đề kháng chống cảm sốt và vết thương.
Ba chạc: cây thuốc chữa chốc lở
Lá thường được dùng chữa ghẻ, mọn nhọt, lở ngứa, chốc đầu, Chữa các chứng nhiệt sinh khát nước, ho đau cổ họng, mắt mờ, trẻ em sốt cao sinh kinh giật.
Hà thủ ô trắng, cây thuốc bổ máu; bổ gan và thận
Thường dùng chữa thiếu máu, thận gan yếu, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét kinh niên, phong thấp tê bại, đau nhức gân xương
Lôi, chữa bệnh lậu
Loài của Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam. Cây mọc ở rừng thường xanh vùng núi từ 500m tới 2000m ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai tới Kontum, Khánh Hoà
Mò răng cưa, thanh nhiệt giải độc
Vị đắng cay, tính mát, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ sốt rét, làm liền xương, khư phong trừ thấp, tránh thai. Đây là một trong số ít cây thuốc có tác dụng kháng histamin
Gấc, cây thuốc tiêu tích lợi trường
Hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu tích lợi trường, tiêu thũng, sinh cơ, dùng ngoài có tác dụng tiêu sưng
Cà hai hoa: tác dụng tiêu viêm
Cây mọc phổ biến khắp cả nước, ở những môi trường khác nhau từ Hoà Bình, Hà Nội qua các tỉnh miền Trung, đến tận Kiên Giang.
Hắc xà: cây thuốc giải độc
Cây có vẻ đẹp độc đáo với những chiếc lá xẻ lông chim, thân rễ phủ đầy vảy màu nâu đen bóng loáng, tạo nên hình ảnh giống như những chiếc vảy của con rắn.
Pison: sử dụng cho các chứng sưng viêm và thấp khớp
Ở Ấn Độ, vỏ cây và lá được dùng như chất để chống kích thích, sử dụng cho các chứng sưng viêm và thấp khớp, dịch cây lẫn với Hồ tiêu và những vị thuốc khác dùng trị bệnh về phổi của trẻ em
Cau Lào: dùng ăn với trầu
Cây mọc hoang trong rừng thường xanh các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, cho tới Khánh Hoà, Lâm Đồng... Còn phân bố ở Lào.
Long màng: trị đau dạ dày
Cây mọc nhiều ở miền Nam nước ta, trong rừng thường xanh, dựa suối đến 400m, tại các tỉnh Đồng Nai, Sông Bé, Kiên Giang.
Móng bò lông phún: trị bệnh ghẻ
Loài phân bố ở Java, bán đảo Malaixia, ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và Nam Trung Quốc, Thường gặp trong các rừng rụng lá ở vĩ độ thấp, từ Hà Bắc qua Thừa Thiên-Huế, Bình Thuận tới Kontum.
Phi yến: đắp ngoài da điều trị chấy ở tóc
Hạt chứa dầu cố định 39 phần trăm và alcaloid toàn phần là 1 phần trăm, các alcaloid đã biết là ajacine, ajaconine, ajacinine, ajacinoidine và một base tương tự lycoctonine
Lấu núi, thuốc đắp vết loét và sưng
Lá nấu lên dùng rửa các vết thương lở loét và chữa đau bụng. Ở Ân Độ, rễ được dùng làm thuốc đắp vết loét và sưng; cũng dùng nấu nước tắm toàn thân khi bị sốt và bị chứng lách to